Đặc điểm tự nhiên của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 70)

Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh; Phía Tây Bắc giáp huyện Can Lộc, phía Bắc giáp huyện Lộc Hà, phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên và Thành Phố Hà Tĩnh, phía Tây giáp với huyện Hương Khê, phía Đông giáp biển Đông.

Với diện tích tự nhiên là 35.503,78 ha; Dân số 139.005 người; Địa hình chia cắt thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng biển. Thạch Hà là huyện có khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa. Với địa hình như vậy nên Thạch Hà có thể phát triển cả nghề lâm nghiệp, nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Thạch Hà là huyện có bờ biển dài 24km tương đối bằng phẳng và khá đẹp, đây là điều kiện tốt cho việc phát triển nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản và du lịch biển.

Trên địa bàn Thạch Hà có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á là tiềm năng và cũng là cơ hội để Thạch Hà phát triển kinh tế xã hội nếu mỏ sắt được khai thác. Những năm gần đây huyện Thạch Hà đã tập trung giải phóng mặt bằng khoảng 2.000 ha thuộc diện tích đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của các xã: Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Khê, Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Lạc. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững của các xã vùng dự án, biến động lớn đến nguồn thu ngân sách, do đó sẽ ảnh hưởng đến các nhiệm vụ chi ngân sách hàng năm. Ngoài ra, còn có quặng Emanhit, cát Thạch anh, quặng Magan, nguồn đá, cát làm vật liệu xây dựng...

Thạch Hà nằm trên dải đất miền Trung là điểm nối Bắc Nam có đường Quốc lộ chạy qua là điều kiện để phát triển thương mại, dịch vụ vận tải...

Người Thạch Hà cần cù chịu khó thông minh với một lượng lao động trẻ, khỏe là nguồn lao động để phát triển các ngành nghề.

Tuy vậy, Thạch Hà có điểm xuất phát thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nội lực còn hạn chế, cũng như những vùng đất miền Trung là khí hậu khắc nghiệt nắng lắm mưu nhiều, bão lụt thường xuyên đất đai khô cằn đây là một bất lợi cho Thạch Hà trong việc phát triển kinh tế xã hội những khó khăn này đã tác động không nhỏ đến việc quản lý ngân sách đặc biệt là nguồn thu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 70)