* Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách trong thời gian qua liên tục được bổ sung, sửa đổi. Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý ngân sách, đặc biệt là quản lý trong lĩnh vực đầu tư XDCB ở cấp xã.
- Hệ thống tiêu chuẩn tỷ lệ phân bổ nguồn thu và định mức phân bổ chi thường xuyên đã được Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND và UBND tỉnh Hà Tĩnh quan tâm sửa đổi, bổ sung theo từng giai đoạn áp dụng từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên, khi áp dụng vẫn còn một số định mức chưa phù hợp với thực tế chi ở địa phương như: chi an nhinh, quốc phòng, mức chi tiền ăn hội nghị, công tác phí, chi tiếp khách,…
- Hiện nay, cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN hiện hành quy định: KBNN có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính, thủ trưởng cơ quan KBNN chịu trách nhiệm về các quyết định thanh toán, chi ngân sách hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách.
* Nguyên nhân chủ quan
- Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách xã còn yếu, thụ động, thậm chí buông lỏng, gây thất thoát, lãng phí. Mặc dù luật ngân sách Nhà nước đã quy định cụ thể việc lập dự toán và chấp hành dự toán ngân sách, nhưng đối với ngân sách cấp xã, hiện tượng phổ biến là không chấp hành đúng thời hạn quy định. Độ tin cậy về báo cáo quyết toán chi ngân sách còn thấp.
- Cơ chế “xin - cho” trong quản lý, điều hành chi ngân sách xã trong thời gian qua vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, dẫn tới vẫn còn tình trạng xã xin bổ sung ngân sách, nhất là vào thời điểm cuối năm.
- Cán bộ lãnh đạo chủ chốt và cán bộ tài chính, kế toán thường xuyên có những biến động thay đổi. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý tài chính, ngân sách tại các xã còn hạn chế. Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, không kịp đáp ứng yêu cầu quản lý tại địa phương.
- Trình độ quản lý của cán bộ Kho bạc Nhà nước không đồng đều, một số cán bộ chưa nắm bắt kịp thời các văn bản hướng dẫn, các định mức chế độ mới, do đó xử lý công việc đôi khi còn lúng túng. Một số khoản chi kiểm soát còn mang tính chủ quan, nguyên tắc cá nhân khi thanh tra, kiểm tra vẫn bị xuất toán như: Chi công tác phí khoán khi UBND xã chưa áp dụng chế độ tự chủ tài chính (không có quy chế chi tiêu nội bộ)…
- Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với cấp xã đã được điều chỉnh thường xuyên, nhưng nhiều mặt vẫn còn chưa phù hợp. Các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm tra, kiểm soát ,thẩm định chủ yếu dựa trên hồ sơ chứng từ sau khi nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. Không kịp thời phát hiện để chấn chỉnh, ngăn chặn sai phạm và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể như các dự án do các phòng chuyên ngành của huyện thẩm định thiết kế, dự toán các khoản chi thanh toán, tạm ứng công trình XDCB thuộc UBND xã làm Chủ đầu tư do KBNN huyện Thạch Hà kiểm soát chi vẫn còn những sai phạm làm thất thoát ngân sách nhà nước.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ
TỈNH HÀ TĨNH