Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 78 - 103)

Trong thời gian qua cùng với việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý DNPT ở Sở Giáo dục - Đào tạo, ở một số trường THPT và trung tâm GDTX huyện Tiên Du tôi toạ đàm, phỏng vấn và trình bày những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động DNPT huyện Tiên Du ở bậc THPT lên một bước mới. Tôi được sự ủng hộ rất cao của các đồng chí lãnh đạo Sở GD-ĐT phụ trách DNPT, các đ/c trong Ban giám đốc của trung tâm huyện và Ban giám hiệu các trường THPT trong huyện.

Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến phát ra là 10. Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến thu vào là 10. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.2: Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

TT Trƣờng hoặc TT. GDTX Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Ghi chú Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi

Khả thi Không khả thi

1 THPT Tiên Du 1 (3 phiếu) 1 1 2 1 2 2 1 2 3 3 3 3 4 3 3 5 1 2 1 2 6 2 1 3 7 3 1 2 2 THPT Nguyễn Đăng Đạo

( 3 phiếu) 1 1 2 1 2 2 1 1 1 2 1 3 1 2 3 4 3 3 5 3 1 2 6 2 1 2 1 7 1 2 1 2 3 THPT Lê Quý Đôn

( 1 phiếu) 1 1 1 2 1 1 3 1 1 4 1 1 5 1 1 6 1 1 7 1 1 4 THPT Trần Nhân Tông ( 1 phiếu) 1 1 1 2 1 1 3 1 1 4 1 1 5 1 1 6 1 1 7 1 1 5 TT.GDTX Tiên Du (2 phiếu) 1 1 1 2 2 2 2 3 2 2 4 2 2 5 2 1 1 6 2 1 1 7 1 1 1 1

Kết quả thống kê như sau:

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp điều tra tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả

thi Khả thi Không khả thi Biện pháp 1 3/10 = 30% 70% 0% 20% 70% 10% Biện pháp 2 5/10 = 50% 40% 10% 20% 70% 10% Biện pháp 3 4/10 = 40% 60% 0% 20% 80% 0% Biện pháp 4 2/10 = 20% 80% 0% 20% 80% 0% Biện pháp 5 1/10 = 23% 90% 0% 30% 70% 0% Biện pháp 6 7/10 = 70% 30% 0% 30% 70% 0% Biện pháp 7 2/10 = 20% 80% 0% 30% 70% 0%

Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy.

- Biện pháp 2 và 3,6 có tính rất cấp thiết so với yêu cầu thực tế và có tính khả thi lớn, cần ưu tiên thực hiện ngay trong thời gian tới.

- Biện 1, 4 và 5,7 cũng có tính cấp thiết cao và có tính khả thi lớn. Tuy nhiên có thể vận dụng chậm hơn một chút so với biện pháp 2 và 3,6.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Căn cứ vào cơ sở lí luận ở chương 1, từ sự phân tích cơ sở thực tiễn ở chương 2, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp:

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Dạy nghề và Hướng nghiệp.

- Đổi mới về quan điểm chỉ đạo và tổ chức hoạt động DNPT ở huyện Tiên Du.

- Đổi mới việc điều hành hoạt động DNPT đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay. - Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá hoạt động DNPT hiện nay.

- Áp dụng một số chính sách để nâng cao hoạt động DNPT. - Bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

- Khai thác và sử dụng thiết bị dạy học trong dạy nghề.

Các biện pháp trên do tác giả đề xuất đều đáp ứng yêu cầu thực tiễn và có tính khả thi lớn trong hoạt động DNPT ở huyện Tiên Du cho khối THPT. Tuy nhiên, để biến thành hiện thực các nhà quản lý DNPT ở huyện Tiên Du cần năng động, sáng tạo và vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Khi đó hoạt động DNPT sẽ phát triển vững chắc và công tác quản lý dạy nghề phổ thông sẽ ngày càng tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua phần trình bày trên ta thấy DNPT có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục quốc gia, nhất là giai đoạn 2010 - 2020. DNPT góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Muốn công cuộc CNH - HĐH đất nước thắng lợi, nhất thiết phải có nguồn nhân lực được đào tạo đủ mạnh và khi đó DNPT phát triển như một điều tất yếu. Ở Tiên Du, những năm gần đây tốc độ phát triển công nghiệp rất mạnh mẽ, các trung tâm công nghiệp được hình thành và xây dựng rất nhanh. Môi trường đầu tư phát triển công nghiệp rất thuận lợi, nguồn nhân lực được đòi hỏi phải đào tạo có kĩ thuật, có trình độ khoa học rất lớn. Lẽ đương nhiên theo đúng qui luật thì DNPT ở Tiên Du phải phát triển mạnh, rất nhanh cả về số lượng và chất lượng (theo qui luật cung - cầu). Nhưng, qua tìm hiểu thực tế thì hoạt động DNPT khối THPT huyện Tiên Du lại không phát triển như vậy, nhiều nơi rất trì trệ, yếu kém. Hoạt động dạy nghề trong tỉnh chứa nhiều điều bất cập, thực trạng đó được phản ánh rất đầy đủ trong luận văn. Tiêu biểu là.

+ Số lượng giáo viên DNPT chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế.

+ Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho DNPT quá thiếu thốn, tài liệu, chương trình DNPT còn thiều nhiều, chất lượng chưa cao.

+ Nhiều trường THPT ở huyện Tiên Du đến nay vẫn chưa tổ chức được DNPT ở đơn vị mình.

Thực trạng quản lý DNPT bộc lộ rất nhiều hạn chế, những hạn chế này được biểu hiện ở các nội dung sau:

+ Quản lý giáo viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp. + Quản lý giáo viên thực hiện qui chế chuyên môn. + Quản lý việc kiểm tra, đánh giá DNPT của giáo viên . + Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ DNPT.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn hoạt động DNPT chúng tôi đã nêu ra 7 biện pháp để khắc phục tình hình thực tế DNPT hiện nay đó là:

Biện pháp 1: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Dạy nghề và Hướng nghiệp. Biện pháp 2: Đổi mới quan điểm chỉ đạo và tổ chức hoạt động DNPT cho học sinh THPT ở huyện Tiên Du.

Biện pháp 3: Đổi mới tổ chức hoạt động DNPT đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động DNPT cho học sinh các trường THPT.

Biện pháp 5: Áp dụng một số chế độ, chính sách khuyến khích hoạt động cho học sinh THPT.

Biện pháp 6: Biện pháp bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Biện pháp 7: Biện pháp khai thác sử dụng thiết bị dạy học trong dạy nghề. Những biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các biện pháp trên khi đề xuất, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhà quản lý ở các trường THPT và các trung tâm GDTX. Với sự đánh giá khách quan, nghiêm túc và thận trọng nhất, các biện pháp trên được công nhận khi áp dụng thực tiễn đều có tính cấp thiết và có tính khả thi cao.

Rất mong những đề xuất trên được các nhà quản lý giáo dục ở huyện Tiên Du chấp nhận và được vận dụng ngay vào DNPT trong năm học mới.

2. Khuyến nghị

Nâng cao việc quản lý DNPT khối THPT huyện Tiên Du là một công việc liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành. Để tiến hành tốt và có hiệu quả công việc trên tác giả xin đề xuất một số vấn đề sau:

- Với Bộ GD và ĐT cần bổ sung ngay các chương trình nội dung DNPT cho phù hợp thực tiễn hiện nay. Bởi vì các chương trình cũ rất nghèo nàn và không dáp ứng được thực tiễn, thậm chí có chương trình rất lỗi thời không thể áp dụng được.

Bên cạnh chương trình bổ sung, Bộ GD và ĐT cũng cần tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo để giáo viên DNPT vận dụng thích hợp với thực tiễn địa phương.

- Bộ GD và ĐT nên xây dựng chính sách ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề tốt và những cá nhân tích cực tham gia DNPT, nâng chế độ bồi dưỡng hoặc tính toán 1 tiết dạy nghề hơn 1 tiết dạy văn hoá thông thường.

- Với Sở GD và ĐT Bắc Ninh quản lý trực tiếp DNPT ở các trường trung học và trung tâm GDTX trong toàn tỉnh, phải nghiên cứu thực trạng thiếu rất nhiều trung tâm so với yêu cầu mà có kế hoạch lập tờ trình để xuất với UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh xin thành lập một số trung tâm mới phân bố theo địa bàn dân cư hợp lý.

- Sở GD và ĐT Bắc Ninh cần xây dựng phương án bổ sung nhân lực ( giáo viên dạy nghề) cho các trung tâm, giảm thiểu số biên chế thiết hụt cần thiết, khẩn trương đề nghị Sở Nội vụ trình UBND tỉnh thông qua.

- Sở GD và ĐT Bắc Ninh làm tờ trình xin kinh phí của Bộ GD và ĐT, UBND tỉnh để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm GDTX, góp sức cho các cơ sở này làm tốt công tác DNPT trong thời gian tới.

- Sở GD và ĐT Bắc Ninh cần xây dựng tiêu chí thi đua cho các trường THPT gắn liền với công tác DNPT ở các cơ sở. Qui định bắt buộc DNPT là nhiệm vụ của mọi trường trong năm học. Nếu không thực hiện hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng GD và ĐT.

Đối với các trung tâm GDTX:

- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhân dân địa phương hiểu rõ và thấy được vai trò quan trọng của trung tâm GDTX trong việc xây dựng xã hội, học tập; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH hiện nay.

- Tăng cường đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho hoạt động dạy học bổ túc THPT để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở các trung tâm.

- Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để Trung tâm không chỉ là cơ sở giáo dục nghề cho học sinh phổ thông mà còn là một trung tâm văn hóa của địa phương.

- Với các trường THPT huyện Tiên Du cần tổ chức thăm quan các cơ sở sản xuất, giao lưu học hỏi kinh nghiệm các đơn vị làm tốt công tác DNPT trong những

năm trước. Hàng năm, DNPT cần được các trường coi trọng và được đưa vào tiêu chí thi đua trong năm học và trong kì đại hội công nhân viên chức.

Những đề xuất trên của tác giả nếu được các cấp, các ngành của huyện Tiên Du chấp nhận và vận dụng thì công tác DNPT của tỉnh sẽ được đẩy mạnh và hiệu quả của quản lý DNPT sẽ được nâng cao hơn trước.

Đối với giáo viên dạy nghề phổ thông:

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD và ĐT và của Sở GD và ĐT Bắc Ninh, đồng thời nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, xây dựng khối đoàn kết, mạnh về chính trị, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ; mỗi người theo nhiệm vụ đã được phân công đều nỗ lực, tự giác phấn đấu để hoàn thành; từng bước tạo ra Hội đồng sư phạm có năng lực ngang tầm với đòi hỏi và yêu cầu của nhiệm vụ.

- Phải thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nghiêm cấm việc cắt xén chương trình, bỏ tiết dạy, dạy không đúng tiến độ. Thực hiện nghiêm túc quy trình trên lớp; quy định về bài soạn, thực hành, quy định về kiểm tra, chấm, trả bài cho học sinh.

- Giáo viên phải có đầy đủ hồ sơ, kế hoạch giảng dạy, các loại sổ sách theo quy định.

- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình và mục tiêu đã đề ra. Không ngừng nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các tác giả trong nƣớc:

VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG, QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ

1. Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9. Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Hà Nội năm 2001.

2. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành TW khoá 9.

3. Luật Giáo dục - Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 1998.

4. Chiến lược phát triển Giáo dục giai 2001 - 2010 số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng chính phủ.

5. Bộ Giáo dục - Đào tạo. Hướng dẫn thực hiện chương trình dạy nghề PT cho học sinh PTTH tháng 9/1998.

6. Bộ GD-ĐT: Điều lệ trường THPT ra ngày 11/7/2000.

7. Bộ GD-ĐT. Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tháng 8/2001.

8. Bộ GD-ĐT. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDLĐ - Hướng nghiệp năm học 2002 - 2003. Số 6676/LĐHN ngày 5/8/2002.

9. Bộ Giáo dục - Đào tạo. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giáo dục HN cho học sinh phổ thông, số 33/2003. BGD-ĐT ngày 23/7/2003.

10. Bộ Giáo dục - Đào tạo. Định hướng hoạt động LĐ-HN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước từ 1996 - 2000 Hà Nội 8/1996.

11. UBND tỉnh Bắc Ninh:

Chương trình phát triển GD - ĐT Bắc Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

12. Sở GD-ĐT Bắc Ninh: Báo cáo tổng kết các năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015.

13. Nguyễn Kì - Bùi Trọng Tuấn (1984), Một số vấn đề lí luận của quản lý

Giáo dục, trường CBQLGD, Hà Nội.

15. Đặng Bá Lãm(1998), Phương hướng và chính sách phát triển nguồn

nhân lực Việt Nam,Nhà xuất bản lao động.

16. Nguyễn Ngọc Quang(1998), Góp phần đổi mới lí luận dạy học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề về khoa học quản lý NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Văn Sơn (2009), Hướng nghiệp – Chọn nghề, NXB Bộ giáo dục. 19. Phạm Văn Sơn: Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nghề phổ thông. Tạp chí TBGD Số Th3/2013.

20. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo Dục – Hà Nội. 21. Trần Khánh Đức ( 2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong

thế kỷ 21, NXB Giáo Dục Việt Nam.

22. Trần Khánh Đức (2002), Phát triển giáo dục Nghề nghiệp, NXB Giáo Dục

Hà Nội.

23. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học đại cương tập 1, NXB giáo dục, 1987.

24. Đoàn Chi, Vấn đề dạy nghề cho học sinh phổ thông, tạp chí giáo dục số 3, 1994.

25. Phạm Tất Dong, Đổi mới công tác hướng nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trường. Quá triệt chủ trương đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các trung tâm KTTH – HN – DN. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm lao động – hướng nghiệp, Hà Nội, 1992.

26. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lí học cho người lãnh đạo, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

27. GS Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lí luận quản

lý giáo dục. Trường CB quản lý giáo dục đào tạo TƯ 1, Hà Nội.

28. Trần Quốc Thành (2004), Khoa học quản lý đại cương, đề cương bài giảng cho học viên cao học,chuyên ngành Quản lý, khoa tâm lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội.

29. GS.TS Hồ Văn Vĩnh (chủ biên) (2004), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Harold Kootz, Cyri O’ donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 78 - 103)