Cơ sở lí luận của việc đề xuất những biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 57 - 59)

Như trên đã phân tích DNPT cho học sinh ở các nhà trường THPT là rất quan trọng, rất cấp thiết. DNPT phát triển sẽ là nhân tố quan trọng góp phần đào tạo nguồn nhân lực lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng cho đất nước.

* Luận cứ thứ nhất: Trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX trang 108 có nêu:

“Phát triển Giáo dục và Đào tạo là một trong những đông lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững...”

Về quan điểm ưu tiên và tăng cường đẩy mạnh công tác Dạy nghề, Đảng ta đã xác định:

“ Mở rộng qui mô đào tạo và phát triển đa dạng các loại hình trường phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề...

Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỉ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển hệ thống trường lớp dạy nghề dân lập và tư thục, trang bị cho thanh niên những kiến thức sản xuất, kĩ năng lao động và năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp ....” ( Văn kiện trên - trang 110) .

* Luận cứ thứ 2: Thực hiện chỉ đạo của Đảng về ưu tiên phát triển Giáo dục - Đào tạo, luật Giáo dục ban hành năm 1998 đã nêu rõ :

“Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và cuả nhân dân. Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu quả quản lý nhà

nước về giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

Mục tiêu giáo dục đã được luật Giáo dục xác định ở Điều 2 là: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp...”

Rõ ràng việc giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, là yêu cầu của xã hội với sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Nhà trường phải đặt mục tiêu giáo dục con người toàn diện và phải đặt giáo dục nghề nghiệp ngang tầm với các mục tiêu giáo dục khác. Luật Giáo dục đã nêu trên qui định cơ sở pháp lí cho các nhà trường, các trung tâm GDTX thực hiện sứ mệnh dạy nghề trong nhà trường. * Luận cứ thứ 3: Thực hiện nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục của Quốc hội đã ban hành. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa ra nhiều chỉ thị để tăng cường hoạt động DNPT là cơ sở pháp lý đẩy mạnh công tác dạy nghề trong thời gian tới. Trong chỉ thị số 6676/LĐ-HN của Bộ Giáo dục - Đào tạo kí ngày 5/8/2002 có nêu:

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên hơn nữa về ý nghĩa, mục đích, nội dung và những biện pháp thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông..., các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông và các trung tâm GDTX cần tổ chức cho cán bộ, giáo viên nghiên cứu học tập các văn bản trên, cũng như chỉ thị của Bộ trưởng để triển khai thực hiện nghiêm túc và có kết quả các qui định của Bộ về công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông trong địa bàn và trường học của mình...

+ Nâng cao chất lượng DNPT.

Sở Giáo dục - Đào tạo giao chỉ tiêu kế hoạch học nghề phổ thông cho các trường phổ thông, đồng thời căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất giao chỉ tiêu kế hoạch DNPT cho các trung tâm GDTX, những trường THCS và THPT tổ chức học 2 buổi /ngày phải dành thời gian theo qui định cho học sinh cuối cấp để học nghề phổ thông ...

+ Củng cố và phát triển trung tâm GDTX, trung tâm GDTX có biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy nghề phổ thông.

Những luận cứ trên là cơ sở lí luận cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động DNPT trong các trường học và các trung tâm GDTX, hiểu về lí luận sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục có đường lối lãnh đạo đúng đắn, có cơ sở pháp lí đảm bảo để đề ra các chính sách, các biện pháp thoả mãn nhu cầu củng cố, phát triển công tác dạy nghề phổ thông ở các trường học.

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 57 - 59)