Quản lý giáo viên thực hiện qui chế chuyên môn

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 31 - 32)

Quản lý chuyên môn trong nhà trường là quản lý toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của từng thầy, việc học tập, rèn luyện của trò theo nội dung giáo dục toàn diện, nhằm thực hiện mục tiêu và đường lối giáo dục của Đảng. Trong đó quản lý việc giảng dạy, giáo dục của thầy là tối quan trọng. Hoạt động dạy học của thầy được tuân thủ chặt chẽ theo qui định thống nhất của ngành Giáo dục - Đào tạo. Nhà quản lý kiểm soát hoạt động dạy của giáo viên thông qua qui chế chuyên môn.

Công tác quản lý qui chế chuyên môn của giáo viên thường đi sâu vào các yêu cầu đối với giáo viên.

- Yêu cầu thứ nhất: Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động: giảng dạy lí thuyết, tổ chức thực hành thí nghiệm, tổ chức tham quan thực tế, bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh kém, giáo dục đạo đức, tinh thần học tập bộ môn, chỉ tiêu phấn đấu về tỉ lệ lên lớp thẳng, tốt nghiệp, học sinh giỏi bộ môn ....

- Yêu cầu thứ hai: Thực hiện chương trình dạy học khoa học đúng, đủ tuân thủ chặt chẽ qui định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học các môn, thời gian dạy học từng môn.

- Yêu cầu thứ ba: Thực hiện soạn bài, chế độ chấm, trả bài cho học sinh: Kết quả học tập trong từng tiết học phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị chu đáo, cẩn thận và đề ra nhiều tình huống sư phạm xảy ra. Người giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt tuỳ theo đặc điểm từng lớp, từng đối tượng học sinh. Nhà quản lý chuyên môn thường yêu cầu giáo viên phải soạn xong giáo án giảng dạy trước buổi dạy khoảng 1 tuần, đưa qui định ký giáo án và phân cấp cho các tổ trưởng quản lí giáo viên qui định trên.

Chế độ kiểm tra học sinh được duy trì thường xuyên, kết quả được phản ánh thông qua sổ đầu bài, sổ ghi điểm trên lớp. Nhà quản lý kiểm tra hoạt động trên thông qua một số đợt kiểm tra định kì, có báo cáo trước. Nhờ kế hoạch định kì trên, giúp giáo viên chủ động thực hiện tiến độ kiểm tra học sinh, tự giác hoàn thành yêu cầu của nhà quản lý chuyên môn.

- Yêu cầu thứ tư: Tăng cường kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên.

Đó là hoạt động quan trọng, rất cần thiết của nhà quản lý. Trong từng yêu cầu trên, nhà quản lý phải đề ra các biện pháp kiểm tra phù hợp. Thông qua kiểm tra mới nắm được tinh thần, thái độ, ý thức của giáo viên thực hiện qui chế chuyên môn, đánh giá chất lượng giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Tăng cường công tác kiểm tra mới đưa hoạt động chuyên môn vào nề nếp, chất lượng kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ để có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lí.

Quản lý giáo viên thực hiện tốt qui chế chuyên môn sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy và học, đặc biệt trong hoạt động DNPT giáo viên thường dạy xa trường, xa trung tâm, nên công tác quản lí của trung tâm cần phải linh hoạt và được điều chỉnh thường xuyên, phù hợp với kế hoạch hoạt động ở các trường THPT.

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)