Bảng 2.2:Tình hình giáo viên của trung tâm so với yêu cầu thực tế đến năm 2015. Số giáo viên cần có Số giáo viên hiện có Số giáo viên đạt chuẩn Số giáo viên trên chuẩn Số giáo viên còn thiếu Tỉ lệ đạt 18 6 100% 0 12 33.33%
Qua bảng điều tra tình hình giáo viên của trang tâm ta nhận thấy số giáo viên dạy nghề phổ thông chưa đáp ứng với hoạt động DNPT của huyện mới đạt 33.33%
có nghĩa thiếu khoảng gần 2/3 so với yêu cầu thực tiễn. Lực lượng giáo viên giảng dạy thiếu rất nhiều, buộc trung tâm GDTX phải tự cân đối bằng cách giảm yêu cầu đào tạo nghề, giảm tỉ lệ học sinh tham gia học nghề, giảm cả chương trình đào tạo, giảm thời lượng thực hành rèn kĩ năng. Khi điều tra ở trung tâm GDTX Tiên Du thì việc huy động giáo viên tham gia dạy phải linh hoạt khá nhiều.
- Với giáo viên của trung tâm: quay vòng tối đa các ngày trong đợt học nghề, phải “chạy” đảo qua đảo lại giữa các trường THPT trong cụm hết sức vất vả.
- Với giáo viên cơ hữu: Trung tâm liên hệ với các trường THPT hợp đồng với một số giáo viên đang dạy các môn tin học ở các trường THPT để đảm nhiệm dạy môn tin học thêm cho trung tâm. Thực trạng sử dụng giáo viên cơ hữu này chỉ mang tính tạm thời, giải quyết tình thế, lấp chỗ trống, nên việc kiểm tra qui chế chuyên môn, nâng cao hiệu quả rất khó khăn. Việc quản lí chuyên môn đối với giáo viên cơ hữu của trung tâm gần như bỏ ngỏ, không giám sát được hoạt động của họ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được những thuận lợi của họ, bởi vì họ là giáo viên ở trường THPT sở tại, nên có nhiều uy tín, tình cảm thuyết phục học sinh, cách tổ chức lên lớp của họ sẽ rất yên tâm.
Do giáo viên dạy nghề chính còn thiếu nên trung tâm lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch trong quản lý chuyên môn không thể chủ động được phải thay đổi theo thời điểm của từng trường. Đây là yếu tố khó khăn trong công tác quản lý DNPT. Khi chức năng lập kế hoạch không thuận lợi thì các chức năng khác tiếp theo của quản lý sẽ bị ảnh hưởng và gây nhiều trở ngại lớn.