0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤNG THƯỜNG XUYÊN TIÊN DU, BẮC NINH (Trang 41 -44 )

Phân công giảng dạy cho giáo viên là một hoạt động mang tính khoa học, và là nội dung quan trọng hàng đầu vì thế nếu làm tốt sẽ nâng cao chất lượng dạy học, nếu làm không tốt thì không những hiệu quả không cao mà còn ảnh hưởng đến uy tín, đến sự phối hợp kém đồng bộ trong tổ chức.

Phân công giảng dạy đòi hỏi người quản lý phải hiểu biết sau sắc năng lực chuyên môn của từng cán bộ, giáo viên kết hợp với các yếu tố quan trọng khác nhau như quyền lợi của học sinh, thâm niên công tác của giáo viên…yếu tố chủ chốt, quyết định chất lượng dạy học.

Sau đây là tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ và giáo viên về việc phân công giảng dạy.

Bảng 2.3. Thực trạng biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên TT Nội dung Mức độ Điểm trung bình Thứ bậc Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Phân công theo năng lực

của giáo viên 5 35 10 0

2,9 1

2 Phân công theo nguyện

vọng của giáo viên 8 10 31 1

2.5 5

3 Phân công theo đề nghị

của tổ chức chuyên môn 10 15 25 0

2.7 3

4 Phân công theo điều kiện

của các TTGDTX 11 7 30 2

2.54 4

5 Phân công chuyên sâu 15 10 24 1 2.78 2

Phân công theo năng lực của giáo viên và phân công chuyên sâu được đánh giá cao hơn. Qua trao đổi với Giám đốc các trung tâm GDTX thì phần lớn số giáo viên có

trình độ chruyên môn vững, phương pháp dạy tốt và có nhiều kinh nghiệm được phân công giảng dạy cho học sinh các trường THPT có nhiều học sinh yếu kém.

Phân công theo đề nghị của tổ chức chuyên môn chưa được chú trọng và hiệu quả chưa cao. Có thể nói tổ chuyên môn là nơi mà mọi người có thể sát nhất và trực tiếp nhất khả năng giảng dạy của từng giáo viên, tôn trọng ý kiến của tổ chuyên môn và khẳng định năng lực của giáo viên là việc làm cần thiết để động viên giáo viên tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phân công theo điều kiện của trung tâm GDTX cũng còn nhiều hạn chế, bất cập bởi số lượng giáo viên cơ hữu ít, số lượng giáo viên hợp đồng nhiều, biến động nên việc phân công có lúc bị xáo trộn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy.

Biện pháp phân công theo nguyện vọng của giáo viên được đánh giá thấp nhất. Xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh của giáo viên và môi trường giảng dạy dẫn đến một số trung tâm trong công tác phân công còn cả nể, thông cảm do đó hiệu quả thấp. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể cũng không nên cứng nhắc trong phân công mà còn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng cá nhân và của từng trung tâm.

Nhìn chung, trung tâm đều có một số ít giáo viên năng lực yếu, quản lý giờ học hạn chế, phương pháp dạy đơn điệu, dẫn đến kết quả học tập của học sinh học nghề ở mức độ trung bình.

2.3.2. Quản lý giáo viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Như phần lý luận đã trình bày giờ lên lớp của giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng DNPT. Việc soạn bài và chuẩn bị những thiết bị cần thiết cho giờ lên lớp của giáo viên sẽ mang lại hiệu quả cao khi được giáo viên thực hiện thành công trên lớp. Ngoài việc thực hiện những ý đồ đã chuẩn bị, giáo viên còn phải biết linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra sao cho hoàn tất các công việc đã được chuẩn bị.

Lãnh đạo trung tâm qua chức năng quản lý, qua kinh nghiệm thực tiễn dạy trên lớp phải thấu hiểu, chuẩn bị giờ lên lớp có vai trò quyết định như thế nào đến

chất lượng của bộ môn, của trung tâm, từ đó mà tìm ra những biện pháp quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớn của giáo viên một cách tốt nhất.

Để định lượng nội dung quản lý giáo viên chuẩn bị bài lên lớp. Trung tâm cử Phó giám đốc Đinh Quang Toàn phụ trách chuyên môn chỉ đạo trực tiếp việc kiểm tra và đánh giá giáo viên. Trên cơ sở phối hợp giữa nhà trường và Trung tâm GDTX mà Phó giám đốc phụ trách chuyên môn xây dựng các tiêu chí soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, phổ biến cho các giáo viên thực hiện .

Bảng 2.4: Điều tra công tác quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.

Nội dung quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

thực hiện Không thực hiện Tỉ lệ thực hiện

1. Trung tâm có thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung bài dạy. 5 0 100% 2. Yêu cầu kiểm tra bài soạn, kí giáo án của giáo viên 5 0 100% 3. Yêu cầu kiểm tra các phiếu yêu cầu, sử dụng đồ dùng phục vụ

bài dạy của giáo viên. 5 0 100%

4. Trung tâm có đáp ứng yêu cầu phụ tá giúp giáo viên DNPT ở

trên lớp. 2 3 40%

5. Trung tâm có đáp ứng đầy đủ các máy móc theo yêu cầu của

giáo viên. 3 2 60%

6. Trung tâm có biện pháp hỗ trợ chuyển máy móc, thiết bị cho

giáo viên khi dạy xa trung tâm. 3 2 60%

7. Trung tâm có kiểm tra thường xuyên việc phân công theo nhóm

học sinh khi học nghề trên lớp. 2 3 40%

8. Trung tâm có thường xuyên kiểm tra các nghiệp vụ khác của giáo

viên trước khi lên lớp như sắp xếp đồ dùng hợp lý, khoa học. 4 5 80%

Qua số liệu điều tra trên ta thấy một số biện pháp quản lý chuẩn bị bài lên lớp của các trung tâm GDTX chưa được thực hiện nghiêm túc. Phần lớn ở mức độ

quán triệt chỉ thị chung của ngành, mới yêu cầu giáo viên thực hiện qui định chuyên môn trong hoạt động DNPT.

- Việc đáp ứng yêu cầu máy móc, đồ dùng phục vụ DNPT mới thực hiện được 60%. Tỉ lệ trên phản ánh sự chuẩn bị cho cho giáo viên những điều kiện tối thiểu lên lớp để DNPT rất hạn chế.

- Biện pháp hỗ trợ chuyển máy móc, thiết bị từ trung tâm GDTX đến các trường mới đáp ứng 60%, có nghĩa phần còn lại giáo viên DNPT phải kiêm nhiệm thêm công tác phục vụ hành chính, công tác phụ tá thực hành. Rõ ràng giáo viên DNPT đã phải đi dạy xa, lại phải thêm một phần việc nữa là vận chuyển máy móc, thiết bị dạy nghề là một khó khăn.

- Việc quản lý kế hoạch biên chế theo nhóm do giáo viên lập trước khi thực hiện trên lớp chỉ đạt 40%. Phần lớn việc quản lý sự chuẩn bị của giáo viên còn buông trôi ở các trung tâm GDTX. Như ta biết: Học nghề cần phát huy cao độ tính tích cực tự giác của học sinh thông qua nhóm. Mỗi một lớp chia thành nhiều tổ, mỗi tổ chia thành nhiều nhóm. Nhờ có nhóm: các học sinh mới hình thành tri thức nghề nghiệp, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Nhóm đóng vai trò quan trọng trong thực hiện và sử dụng máy móc. Bởi vậy mức độ quản lý khâu trên hiện nay mới đạt 40% là thực trạng hết sức lo ngại.

- Cuối cùng việc bố trí phụ tá giáo viên DNPT trên lớp chỉ đáp ứng 40%, làm cho điều kiện lên lớp của giáo viên gặp nhiều khó khăn. Họ phải bớt thời gian trên lớp để chi phối công tác phục vụ kia. Đương nhiên chất lượng DNPT sẽ hạn chế.

Những thực trạng trên cần phải giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤNG THƯỜNG XUYÊN TIÊN DU, BẮC NINH (Trang 41 -44 )

×