Nghề phổ thông, dạy nghề phổ thông, quản lý dạy nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 26 - 30)

1.2.3.1. Nghề phổ thông

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo con người có được những tri thức những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Nghề phổ thông là những nghề phổ biến, thông dụng đang cần phát triển ở địa phương, nắm được nghề này học sinh có thể tự tạo việc làm, dễ sử dụng trong các thành phần kinh tế tại chỗ của cộng đồng dân cư.

Là những nghề có kỹ thuật tương đối đơn giản, mọi người đều có thể học được phục và phục vụ ngay cho cuộc sống của họ, quá trình dạy nghề không đòi hỏi phải có trang thiết bị phức tạp.

Thời gian đào tạo nghề ngắn, tối thiểu là 70 tiết tối đa là 105 tiết.

Nguyên liệu dùng cho việc dạy nghề dễ kiếm, phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư của địa phương.

1.2.3.2. Dạy nghề phổ thông

Nghề phổ thông là nghề phổ biến, thông dụng (đang cần phát triển ở địa phương). Những nghề ấy có kỹ thuật tương đối đơn giản, quá trình dạy nghề không đòi hỏi thiết bị phức tạp, thời gian đào tạo ngắn, phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư của địa phương, thời gian học nghề ngắn. Nghề phổ thông được tiến

hành dạy trong các trung tâm dạy nghề, trung tâm GDTX, trung tâm KTTH – HN, tại các trường trung học phổ thông và các lớp dạy nghề tư nhân, nhằm trang bị một số kỹ năng nghề cơ bản để học sinh tiếp tục học lên hoặc vào đời lao động.

Tác giả Phạm Tất Dong quan niệm: “ Ở THCS, học sinh cần được giới thiệu nghề và những công nghệ mới nhất đang được sử dụng trong nghề. Mặt khác, các em vẫn được học nghề bởi vì trong số các em này không ít sẽ đi vào trường dạy nghề sau khi tốt nghiệp bậc học này”.

Theo tác giả Trần Hồng Quân: “ Dạy nghề cho học sinh phổ thông với tư cách là dạy tri thức, kĩ năng lao động, hướng nghiệp là chính”. [37,44].

Theo tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê đã đề cập đến nhiệm vụ dạy nghề của giáo dục phổ thông là: “ Giúp học sinh có được năng lực tìm được việc làm, tự tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường, đó là những con người có tri thức văn hóa, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [27,105,106].

Vấn đề dạy nghề cho học sinh phổ thông, tác giả Phạm Huy Thụ và Đoàn Chi đã thể hiện quan điểm của mình: “ là một hoạt động dạy học, dạy nghề phổ thông trong nhà trường phổ thông thực hiện một cách có hiệu quả nguyên lý giáo dục”.

Xuất phát từ những phân tích trên, tôi quan niệm rằng nghề phổ thông là một môn học nằm trong kế hoạch dạy học, có chương trình dạy nghề và danh mục dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông. Thông qua tổ chức hoạt động dạy nghề phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng lao động nghề nghiệp cần thiết và tư duy kỹ thuật mà còn giáo dục học sinh thái độ tác phong lao động nghề nghiệp thích ứng những yêu cầu của nền kinh tế - xã hội, đồng thời để dịch chuyển lao động nghề nghiệp phù hợp với những thay đổi nhanh chóng về việc làm.

1.2.3.3. Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông

Quản lý mục tiêu, nội dung dạy nghề phổ thông là quản lý xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đến mục tiêu nhiệm vụ giáo dục, thái độ, phát triển trí tuệ cho học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.

Quản lý giáo viên, học sinh và quản lý nề nếp dạy học và quản lý thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục của giáo viên và các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh, việc chấp hành các quy định về Giáo dục - Đào tạo như các điều lệ, nội quy…một cách nề nếp ổn định.

Quản lý chất lượng dạy nghề phổ thông là phát hiện kịp thời các nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

Quản lý tài chính và cơ sở vật chất: hiểu biết về luật ngân sách, thực hiện có hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp. Đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề phổ thông.

Quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá, quản lý các hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường. Tất cả các nội dung quản lý nói trên đều phải thực hiện theo chu trình gồm 5 giai đoạn như sau:

+ Quản lý mục tiêu, nội dung dạy nghề phổ thông: mục tiêu dạy nghề phổ thông được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình đào tạo. Mục tiêu hay sản phẩm của quá trình dạy nghề phổ thông chính là những học sinh tốt nghiệp với nhân cách, hiểu biết về nghề, trình độ nghề đã được thay đổi trong quá trình đào tạo. Dạy cho học sinh những tri thức chuyên môn nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hình thành tay nghề và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của nghề. Quản lý mục tiêu nội dung nghề phổ phông gồm hai bộ phận.

- Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung: là quản lý việc lập kế hoạch và nội dung chương trình giảng dạy. Quản lý việc thực hiện mục tiêu và tổ chức làm sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện một cách đầy đủ, đúng nội dung và thời gian, quán triệt các yêu cầu của mục tiêu đào tạo.

- Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung: ở bước chuẩn bị cần quán triệt kế hoạch đào tạo, chương trình, tài liệu, giáo trình, giáo khoa, sách tham khảo, cơ sở vật chất, giáo viên…. Lập kế hoạch cần xác định lịch trình, tiến độ, kế hoạch của việc quản lý như dự giờ, hoạt động ngoại khóa và các hoạt động có liên quan đến bồi dưỡng giáo viên, tài chính, vật tư, vật liệu.

+ Quản lý giáo viên và học sinh, quản lý nề nếp dạy và học: quản lý giáo viên thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của từng giáo viên bao gồm.

- Quản lý năng lực của sư phạm của đội ngũ giáo viên giao nhiệm vụ giảng dạy rõ ràng ngay từ đầu năm học, kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính, tổ chức để quản lý theo dõi đôn đốc đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt. Tổ chức kiểm điểm, nhận xét, đánh giá, bình bầu thi đua cuối năm, thi giáo viê giỏi.

- Quản lý khả năng tổ chức học sinh của mỗi giáo viên: học tập là một quá trình tự giác, tích cực của học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của bản thân, biển đổi nội dung tri thức thành phẩm chất năng lực của cá nhân để kích thích tính tự giác của học sinh dựa trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về mục đích và nhiệm vụ học tập.

- Quản lý nề nếp học tập: giờ giấc chuyên cần, ghi chép bài vở, công việc thực hành, sách và tài liệu học tổ chức cho học tập, nghiên cứu, rèn luyện để nắm được biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập phát huy yếu tố tích cực vươn lên đạt hiệu quả cao trong học tập.

- Quản lý hồ sơ: có sự kết hợp giữa các trường THPT, THCS vì đối tượng học sinh tại các Trung tâm là các học sinh phổ thông.

- Quản lý kết quả học tập của học sinh:tổng hợp, phân loại thông báo đến học sinh và các đơn vị trường kịp thời uốn nắn học sinh.

- Quản lý nề nếp dạy và học: chấp hành quy chế, quy định (điều lệ, chế độ, nội quy…) của cơ quan quản lý cấp trên và Trung tâm. Về hoạt động dạy và hoạt động học, đảm bảo cho các hoạt động đó tiến hành nề nếp ổn định, chất lượng và hiệu quả. Cần xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, mối quan hệ học hỏi giúp đỡ lẫn nhau giữa thầy và trò. Tổ chức thi đua phòng trào dạy tốt - học tốt thực hiện nề nếp dạy học thông qua xây dựng kế hoạch học tập.

+ Quản lý chất lượng trong hoạt động dạy nghề phổ thông: trên cơ sở các văn bản quy định của nhà nước của ngành Giáo dục - Đào tạo tổ chức để cán bộ - giáo viên - học sinh hiểu và thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả việc quản lý chất lượng

cần phải: kiểm tra, giám sát, nắm được kết quả, tồn tại những việc chưa làm được tìm ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục yếu kém.

+ Quản lý tài chính và cơ sở vật chất

- Quản lý tài chính: cân đối thu chi, kiểm tra sổ sách kế toán, thực hiện có hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp.

- Quản lý cơ sở vật chất: luôn đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị phù hợp với nội dung, chương trình, phương pháp và đối tượng đào tạo.

+ Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề phổ thông: đánh giá là một khâu cơ bản, là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, là yếu tố thúc đẩy sự rèn luyện và học tập của học sinh và nhiều khi nó giữ vai trò quyết định đối với chất lượng Giáo dục - Đào tạo.

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)