0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản lý việc kiểm tra đánh giá DNPT của giáo viên

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤNG THƯỜNG XUYÊN TIÊN DU, BẮC NINH (Trang 47 -50 )

Việc kiểm tra, đánh giá DNPT là một trong bốn chức năng cơ bản có vai trò rất quan trọng của công tác quản lý. Như trên đã nêu: Quản lý mà không có kiểm tra coi như không có quản lý.

Trong kiểm tra người quản lý thường đi vào các nội dung sau: * Trong quá trình giảng dạy.

- Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn: thực hiện giảng dạy, phân phối chương trình, yêu cầu bài soạn, các hồ sơ chuyên môn, việc chấm trả bài cho điểm, việc sử dụng đồ dùng dạy học thực hiện các tiết học thực hành theo qui định.

- Kiểm tra trình độ tay nghề, nghiệp vụ của giáo viên: thông qua dự giờ, trắc nghiệm bài làm của học sinh, thông qua hội giảng, hội thi chuyên môn.

- Kiểm tra kết quả giảng dạy: dựa vào việc xếp loại học lực của học sinh, kết quả thi của học sinh, kết quả thi tốt nghiệp.

- Kiểm tra việc thực hiện qui định chuyên môn: Ra vào lớp, tham gia sinh hoạt tổ, nhóm, sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng học sinh, làm đồ dùng dạy học, giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh.

* Trong tổ chức thi nghề phổ thông:

- Kiểm tra điều kiện dự thi của học sinh về thời gian học và số lượng, điểm lý thuyết, thực hành.

- Kiểm tra việc tổ chức thi DNPT với mức độ điều chuyển giám thị từ các nơi khác đến.

- Kiểm tra tình hình phục vụ thiết bị thực hành cho thi DNPT. - Kiểm tra việc làm bài nghiêm túc của học sinh.

* Hình thức kiểm tra, đánh giá DNPT

- Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn do ban chuyên môn thực hiện gồm Phó Giám đốc trung tâm (trưởng tiểu ban) các tổ trưởng và nhóm trưởng, đại diện đoàn thể.

- Việc kiểm tra hồ sơ sẽ thực hiện hình thức kiểm tra chéo để phân loại hồ sơ, đánh giá những hồ sơ thực hiện nghiêm túc và chưa thực hiện một cách khách quan.

- Việc kiểm tra tay nghề của giáo viên thông qua dự giờ do trưởng ban chuyên môn và tổ trưởng, nhóm trưởng. Đánh gía giáo viên thực hiện nghiệp vụ có tốt không, có sử dụng tốt thiết bị đồ dùng không. Có đổi mới trong phương pháp giảng dạy không. Việc kiểm tra, đánh giá DNTP là khâu cuối cùng dưới hình thức thi tốt nghiệp nghề phổ thông do Sở GD-ĐT chủ trì. Mọi trình tự thi DNPT được thực thi nghiêm túc, có quyết định quản lý của cấp trên, có sự phối hợp của các lực lượng xã hội tham gia hội đồng thi.

Để hiểu được thực trạng của việc quản lý giáo viên trong kiểm tra, đánh giá DNPT tôi đi sâu tìm hiểu những nội dung sau ở Trung tâm GDTX Tiên Du.

Bảng 2.6: Điều tra việc quản lý giáo viên trong kiểm tra, đánh giá DNPT. Các yêu cầu của trung tâm GDTX kiểm

tra

Không

kiểm tra kiểm tra Tỉ lệ 1. Trong quá trình giảng dạy

- Qui định thống nhất sổ điểm, giáo án trong một nhóm chuyên môn

5 0 100%

- Đánh giá chuyên cần học sinh của giáo viên 5 0 100%

- Thực hiện ký giáo án hàng tuần 5 0 100%

- Thực hiện chế độ cho điểm thường xuyên của giáo viên 3 2 60%

- Thực hiện chế độ cho điểm học sinh đột xuất 3 2 60%

-Tình hình tổ chức và coi kiểm tra tại lớp của giáo viên 3 2 60%

2. Trong quá trình tổ chức thi nghề phổ thông

- Tổ chức thi nghề nghiêm túc trong các phòng thi 5 0 100%

- Giám thị điều từ các nơi khác đến làm thi 100% 0 5 0%

- Giám thị điều từ các nơi khác đến làm thi 50% 5 0 100%

- Dụng cụ thực hành đủ cho học sinh làm theo qui định 3 2 60%

- Học sinh làm bài tự giác nghiêm túc 3 2 60%

- Kì thi coi nghiêm túc như thi tốt nghiệp văn hoá. 5 0 100% Qua bảng khảo sát trên ta thấy việc kiểm tra, đánh giá DNPT ở Trung tâm GDTX Tiên Du còn nhiều điều lưu ý.

* Chế độ kiểm tra, cho điểm thường xuyên của giáo viên đạt ở mức độ thấp 60%. Kiểm tra là một chức năng lên lớp quan trọng của giáo viên. Nhờ có kiểm tra mới đánh giá kiến thức học sinh, mới phát hiện điểm hạn chế trong học tập. Nếu kiểm tra thường xuyên, giúp học sinh chăm hơn, giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập và trình độ nghề nghiệp, đánh giá được học sinh đúng mức. Học nghề mới được coi trọng thật sự ở trường THPT. Tồn tại trên là vấn đề lưu lý của người quản lý.

* Việc tổ chức và coi kiểm tra ở trên lớp, lãnh đạo trung tâm chỉ giám sát được 60%, một phần tương đối lớn còn để giáo viên tự thực hiện. Việc tổ chức kiểm tra không được giám sát chặt chẽ, quá trình coi kiểm tra của giáo viên thường xuyên

không được nghiêm túc, đặc biệt là kiểm tra kỹ năng thực hành nghề của học sinh trên lớp theo nhóm. Kiểm tra không có giám sát. Kết quả không phản ánh đúng thực tế của học sinh. Muốn nâng cao chất lượng DNPT, nhà quản lý nhất thiết phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức và coi kiểm tra trên lớp của giáo viên.

* Việc tổ chức thi tốt nghiệp DNPT ( đánh giá cuối cùng) cũng chưa đảm bảo khách quan, như thi tốt nghiệp văn hoá. Số giám thị được điều chuyển từ các nơi khác đến chỉ là 50%. Có nghĩa còn 50% là giáo viên của trung tâm GDTX vừa dạy lại vừa được coi. Với các kỳ thi văn hoá khác, giám thị chuyển đến là 100%. Mức độ điều chuyển trên đã phản ánh mức độ thấp của việc đánh giá tốt nghiệp DNPT, giảm đi tính nghiêm túc của kì thi. Chúng ta thật sự không vui khi được thông báo 100% các học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp DNPT thi đều đỗ 100%. Nguyên nhân trên là 1 yếu tố quan trọng làm giảm chất lượng DNPT và quan niệm học nghề sẽ kém tích cực, học nghề sẽ kém nghiêm túc.

* Việc sử dụng thực hành phục vụ thi nghề phổ thông còn thấp chỉ đạt 60%. Việc tiến hành kiểm tra kĩ năng thực hành nghề, chỉ thực hiện được trên các máy móc, thiết bị, giáo cụ trực quan, ngoài ra không thể kiểm tra bằng vấn đáp được. Thông qua kĩ năng vận hành máy móc, thiết bị, các thao tác kĩ thuật của học sinh được đánh giá khách quan và chính xác. Bởi vậy sử dụng còn thiếu (khoảng 40%) dụng cụ thiết bị thực hành vào công tác thi DNPT sẽ làm cho mức độ đánh giá kết quả DNPT giảm nhiều.

Muốn vực dậy hoạt động DNPT trong giai đoạn tới nhất thiết các trung tâm GDTX (nhà quản lý) phải nâng mức sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ thi thực hành nghề phổ thông. Phấn đấu đạt 100%. Có nghĩa là học sinh có đủ thiết bị, máy móc để học và để hành ở trung tâm, ở trường, cũng như thi tốt nghiệp DNPT.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤNG THƯỜNG XUYÊN TIÊN DU, BẮC NINH (Trang 47 -50 )

×