Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 34)

Do sự phát triển của nền kinh tế quá nhanh, nóng gây áp lực cho hệ thống cơ sở đặc biệt là hệ thống giáo dục đào tạo.

Do làn sóng dân cư cơ học tác động đến huyện Tiên Du nên kéo theo hệ thống Giáo dục phải đáp ứng đồng bộ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Dựa vào những cơ sở lí luận của việc quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, có thể kết luận như sau:

Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông, trước hết người cán bộ quản lý trung tâm GDTX cần phải nắm bắt được các quy luật khách quan hiện đang chi phối hoạt động này, các Chủ trương, các Chỉ thị, các Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn của cấp trên, sự quan tâm của xã hội và của phụ huynh học sinh, cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực cho trung tâm, đó là những vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông, nghề phổ thông và dạy nghề phổ thông đã được trình bày ở trên. Ngoài ra người cán bộ quản lý cần biết vận dụng khoa học lí luận giáo dục vào quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông, cũng như định hướng công tác tổ chức hoạt động dạy nghề phổ thông phục vụ sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trung tâm GDTX ra đời chưa lâu mà vấn đề thì phức tạp, nên chúng ta cần từng bước khắc phục khó khăn, từng bước rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông và hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp các em trong việc chọn nghề tương lai có cơ sở, phù hợp với hứng thú, nguyện vọng, phù hợp với năng lực và nhu cầu của xã hội. Thực hiện tốt những công việc đó đồng nghĩa với việc cùng ngành Giáo dục và Đào tạo, toàn xã hội giải quyết bài toán phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Như vậy, trước hết cần tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông của huyện nói chung và của trung tâm GDTX – Tiên Du nói riêng, đây cũng chính là nội dung được đề cập trong chương hai.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO

DỤC THƢỜNG XUYÊN - TIÊN DU 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu, tổ chức khảo sát.

Từ khi tái thành lập huyện đến nay, Tiên Du có sự phát triển rõ rệt về kinh tế và giáo dục. Bậc THPT giữ vài trò quan trọng trong phát triển giáo dục nói chung và trong hoạt động DNPT nói riêng. Cấp THPT huyện Tiên Du phát triển rất nhanh cả về qui mô và mạng lưới, đáp ứng được ở mức cao nhu cầu học tập của nhân dân. Trong đó trung tâm GDTX đóng vai trò trong hoạt động DNPT phát triển cả về số lượng và chất lượng của trung tâm.

* Mạng lƣới trƣờng THPT

Đến nay toàn huyện Tiên Du có 4 trường THPT. Trong đó có 2 trường công lập, 2 trường THPT dân lập, ngoài 4 trường THPT huyện còn có 1 trung tâm GDTX.

Tính theo dân số, bình quân cứ 3,1 vạn dân có 1 trường THPT. Diện tích huyện Tiên Du có 95,687 km2

, bình quân 24km2 ứng với một khu vực tuyển sinh cho 1 trường THPT.

Tính theo loại hình: Trường công lập có 2 trường nằm ở xã Việt Đoàn và thị trấn Lim, trường dân lập có 2 nằm ở xã Việt Đoàn và Liên Bão và một trung tâm giáo dục thường xuyên.

* Qui mô các trƣờng THPT:

- Năm học 2015- 2016: 4 trường THPT có 30 lớp và một trung tâm GDTX có 3 lớp , với 1420 học sinh.

Bảng 2.1: Số lƣợng học sinh của các trƣờng THPT năm 2015 - 2016

Tên trƣờng Số lớp Số học sinh TB số học sinh / lớp

Trường THPT Tiên Du 1 15 675 45

Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo 11 490 44

Trường THPT Lê Quý Đôn 1 45 45

Trường THPT Trần Nhân Tông 3 100 33

Trung tâm GDTX Tiên Du 3 110 37

2.2. Thực trạng hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của Trung tâm GDTX Tiên Du. Tiên Du.

Hoạt động dạy nghề phổ thông của trung tâm GDTX và các trường THPT huyện Tiên Du có sự chuyển biến rõ rệt,đặc biệt là các trường THPT công lập và dân lập tăng nhanh, đã đáp ứng được nhu cầu học nghề của học sinh trên địa bàn. Song điều bất cập về công tác DNPT cho khối THPT huyện Tiên Du xảy ra rất trầm trọng. Việc bất cập này xảy ra không chỉ ở các cơ sở thực hiện, mà còn xảy ra ở phạm vi lớn đó là sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh và trung tâm GDTX Tiên Du chưa quán triệt hết mức độ quan trọng trong việc giáo dục toàn diện, chưa phát triển trung tâm tương xứng với sự phát triển của quy mô trường học, số lượng cán bộ giáo viên đảm trách của trung tâm cũng thiếu rất nhiều so với thực tế. Những nguyên nhân trên chủ yếu làm giảm công tác DNPT ở trường THPT. Ngoài ra thực trạng quản lý DNPT ở các cơ sở cũng có nhiều điều cần xem xét.

2.2.1. Số lượng giáo viên DNPT

Bảng 2.2:Tình hình giáo viên của trung tâm so với yêu cầu thực tế đến năm 2015. Số giáo viên cần có Số giáo viên hiện có Số giáo viên đạt chuẩn Số giáo viên trên chuẩn Số giáo viên còn thiếu Tỉ lệ đạt 18 6 100% 0 12 33.33%

Qua bảng điều tra tình hình giáo viên của trang tâm ta nhận thấy số giáo viên dạy nghề phổ thông chưa đáp ứng với hoạt động DNPT của huyện mới đạt 33.33%

có nghĩa thiếu khoảng gần 2/3 so với yêu cầu thực tiễn. Lực lượng giáo viên giảng dạy thiếu rất nhiều, buộc trung tâm GDTX phải tự cân đối bằng cách giảm yêu cầu đào tạo nghề, giảm tỉ lệ học sinh tham gia học nghề, giảm cả chương trình đào tạo, giảm thời lượng thực hành rèn kĩ năng. Khi điều tra ở trung tâm GDTX Tiên Du thì việc huy động giáo viên tham gia dạy phải linh hoạt khá nhiều.

- Với giáo viên của trung tâm: quay vòng tối đa các ngày trong đợt học nghề, phải “chạy” đảo qua đảo lại giữa các trường THPT trong cụm hết sức vất vả.

- Với giáo viên cơ hữu: Trung tâm liên hệ với các trường THPT hợp đồng với một số giáo viên đang dạy các môn tin học ở các trường THPT để đảm nhiệm dạy môn tin học thêm cho trung tâm. Thực trạng sử dụng giáo viên cơ hữu này chỉ mang tính tạm thời, giải quyết tình thế, lấp chỗ trống, nên việc kiểm tra qui chế chuyên môn, nâng cao hiệu quả rất khó khăn. Việc quản lí chuyên môn đối với giáo viên cơ hữu của trung tâm gần như bỏ ngỏ, không giám sát được hoạt động của họ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được những thuận lợi của họ, bởi vì họ là giáo viên ở trường THPT sở tại, nên có nhiều uy tín, tình cảm thuyết phục học sinh, cách tổ chức lên lớp của họ sẽ rất yên tâm.

Do giáo viên dạy nghề chính còn thiếu nên trung tâm lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch trong quản lý chuyên môn không thể chủ động được phải thay đổi theo thời điểm của từng trường. Đây là yếu tố khó khăn trong công tác quản lý DNPT. Khi chức năng lập kế hoạch không thuận lợi thì các chức năng khác tiếp theo của quản lý sẽ bị ảnh hưởng và gây nhiều trở ngại lớn.

2.2.2. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ DNPT

Cơ sở vật chất là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học sinh. Đây là một hệ thống gồm các trường sở, thiết bị chung, thiết bị dạy học theo từng môn học, từng ngành học.

Thực trạng cơ sở vật chất của trung tâm vẫn còn nhiều bất cập + Cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thiếu, hạn hẹp.

+ Tài liệu tham khảo còn ít.

+ Trung tâm chưa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại.

* Cơ sở vật chất, thiết bi, máy móc phục vụ DNPT của trung tâm.

+ 1 dãy nhà 3 tầng dùng để làm việc. + 8 phòng học kiên cố.

+ 2 phòng xưởng thực hành. + 1 phòng máy có 24 máy tính.

+ 1 phòng thiết bị để đồ dạy ngành điện và làm vườn

Qua thực trạng trên ta thấy cơ sở vật chất phục vụ DNPT ở trung tâm GDTX Tiên Du còn nghèo nàn, thiếu thốn, tỉ lệ đạt chuẩn quá thấp.

2.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động DNPT

Còn nhiều trường THPT chưa tổ chức được DNPT. Việc thực hiện nhiệm vụ DNPT ở các trường chưa đồng đều. Mặc dù hoạt động DNPT triển khai đã lâu mặc dù nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế xã hội, mặc dù có nhiều chủ trương, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục quán triệt các trường THPT phải dành thời gian cho dạy học nghề phổ thông của học sinh.

Với thực trạng này có thể hiểu việc chỉ đạo của ngành giáo dục về DNPT chưa cương quyết, lãnh đạo ngành chưa sâu sát với thực tế, buông lỏng vai trò quản lý với các cơ sở dạy nghề phổ thông (trung tâm và trường THPT). Nếu quán triệt chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT thì dù trường đủ điều kiện, hay không đủ điều kiện đều phải tổ chức được cho học sinh học nghề phổ thông, mặc dù số lượng học sinh có thể tham gia không nhiều. Có thực hiện thì mới rút được kinh nghiệm, mới đáp ứng được nguyện vọng thực tế hàng năm của học sinh THPT, đồng thời mới xây dựng được phong trào học nghề kĩ thuật phát triển trong nhà trường.

Muốn thực hiện tốt việc DNPT các trường THPT cần đáp ứng các yêu cầu: - Các trường phải xây dựng kế hoạch, yêu cầu giáo viên và lãnh đạo phụ trách, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện từng nội dung hoạt động GD - LĐ - HN .

- Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT.

nghề cho HSPT. Những trường học 2 buổi/ngày cần dành thời gian thích hợp để tổ chức dạy nghề cho học sinh.

Các trường THPT thí điểm phân ban phối hợp với các trung tâm GDTX để triển khai thực hiện tốt nội dung chương trình và SGK giáo dục nghề phổ thông lớp 11.

Một lần nữa chúng ta lại hiểu sự lo lắng, sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo và có đề ra những biện pháp cụ thể, biện pháp hành chính bắt buộc mọi trường kể cả trường chuyên, từng phân ban, cả những trường học 2 buổi / ngày cũng phải tham gia.

Song việc kiểm tra, phê bình các trường không thực hiện nhiệm vụ DNPT chưa thật quyết liệt. Các trường không DNPT mà vẫn đạt thành tích xuất sắc thì làm sao hoạt động DNPT được quan tâm. Đó chính là tồn tại lớn cản trở đến việc chấp hành chỉ thị của Giám đốc Sở GD và ĐT Bắc Ninh ban hành.

2.2.4. Kết quả dạy nghề phổ thông

Số lượng và chất lượng học tập của học sinh học chương trình nghề phổ thông có vai trò hết sức quan trọng trong các trung GDTX, bởi nó tác động trực tiếp tới quy mô phát triển cũng như chất lượng các loại hình đào tạo ở Trung tâm.

Số lượng học sinh học học nghề phổ thông tăng góp phần thuận lợi cho việc mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo chứng chỉ Tin học, ngoại ngữ, TCCN, các lớp dạy lái xe ô tô, mô tô,…

Chất lượng học nghề phổ thông của học sinh THPT là nền tảng cơ sở giúp cho học sinh có được nhận thức tốt hơn khi định hướng nghề nghiệp tương lai sau này cho bản thân, cập nhật kiến thức kỹ năng cho bản thân; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội, tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về mặt ý thức: học sinh đã có ý thức, nề nếp trong quá trình học; bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh cá biệt có những biểu hiện vi phạm pháp luật như đánh nhau, trộm cắp, gây rối trật tự…

Về mặt học lực: tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi đã được nâng lên so với những năm trước đây, số học sinh xếp loại yếu, kém còn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ.

Kết quả này phần nào cũng phản ánh được kết quả của hoạt động dạy nghề phổ thông của trung tâm tại các trường THPT đã có những hiệu quả nhất định.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của Trung tâm GDTX Tiên Du. GDTX Tiên Du.

2.3.1. Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên

Phân công giảng dạy cho giáo viên là một hoạt động mang tính khoa học, và là nội dung quan trọng hàng đầu vì thế nếu làm tốt sẽ nâng cao chất lượng dạy học, nếu làm không tốt thì không những hiệu quả không cao mà còn ảnh hưởng đến uy tín, đến sự phối hợp kém đồng bộ trong tổ chức.

Phân công giảng dạy đòi hỏi người quản lý phải hiểu biết sau sắc năng lực chuyên môn của từng cán bộ, giáo viên kết hợp với các yếu tố quan trọng khác nhau như quyền lợi của học sinh, thâm niên công tác của giáo viên…yếu tố chủ chốt, quyết định chất lượng dạy học.

Sau đây là tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ và giáo viên về việc phân công giảng dạy.

Bảng 2.3. Thực trạng biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên TT Nội dung Mức độ Điểm trung bình Thứ bậc Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Phân công theo năng lực

của giáo viên 5 35 10 0

2,9 1

2 Phân công theo nguyện

vọng của giáo viên 8 10 31 1

2.5 5

3 Phân công theo đề nghị

của tổ chức chuyên môn 10 15 25 0

2.7 3

4 Phân công theo điều kiện

của các TTGDTX 11 7 30 2

2.54 4

5 Phân công chuyên sâu 15 10 24 1 2.78 2

Phân công theo năng lực của giáo viên và phân công chuyên sâu được đánh giá cao hơn. Qua trao đổi với Giám đốc các trung tâm GDTX thì phần lớn số giáo viên có

trình độ chruyên môn vững, phương pháp dạy tốt và có nhiều kinh nghiệm được phân công giảng dạy cho học sinh các trường THPT có nhiều học sinh yếu kém.

Phân công theo đề nghị của tổ chức chuyên môn chưa được chú trọng và hiệu quả chưa cao. Có thể nói tổ chuyên môn là nơi mà mọi người có thể sát nhất và trực tiếp nhất khả năng giảng dạy của từng giáo viên, tôn trọng ý kiến của tổ chuyên môn và khẳng định năng lực của giáo viên là việc làm cần thiết để động viên giáo viên tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phân công theo điều kiện của trung tâm GDTX cũng còn nhiều hạn chế, bất cập bởi số lượng giáo viên cơ hữu ít, số lượng giáo viên hợp đồng nhiều, biến động nên việc phân công có lúc bị xáo trộn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy.

Biện pháp phân công theo nguyện vọng của giáo viên được đánh giá thấp nhất. Xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh của giáo viên và môi trường giảng dạy dẫn đến một số trung tâm trong công tác phân công còn cả nể, thông cảm do đó hiệu quả thấp. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể cũng không nên cứng nhắc trong phân công mà còn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng cá nhân và của từng trung tâm.

Nhìn chung, trung tâm đều có một số ít giáo viên năng lực yếu, quản lý giờ học hạn chế, phương pháp dạy đơn điệu, dẫn đến kết quả học tập của học sinh học nghề ở mức độ trung bình.

2.3.2. Quản lý giáo viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Như phần lý luận đã trình bày giờ lên lớp của giáo viên giữ vai trò quyết

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)