Biện pháp 1: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Dạy nghề và Hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 61 - 66)

nghiệp.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa dạy nghề và hướng nghiệp.Dạy nghề và hướng nghiệp với học sinh THPT có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hướng nghiệp

trong nhà trường có tác dụng xác định nghề nghiệp phù hợp của từng con người cụ thể trong tương lai. Nhờ có hướng nghiệp mới giải quyết được vấn đề bức xúc của nền giáo dục phổ thông nước ta là vấn đề phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Phân luồng học sinh sau cấp học giúp học sinh có thể chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập, hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp nào đó phù hợp với hoàn cảnh, năng lực, hứng thú của các em và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Phân luồng học sinh được tốt hay không chính là nhờ phần lớn vào công tác hướng nghiệp cho các em khi đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực và kĩ năng nghề nghiệp tiên tiến. Hướng nghiệp có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược giáo dục quốc gia, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong trường THPT, thực chất của công tác hướng nghiệp cho học sinh là quá trình giáo dục nhằm điều chỉnh động cơ hứng thú nghề nghiệp của các em nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức nhằm đảm bảo cho con người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và đạt năng suất cao.

Bởi vậy, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một hệ thống biện pháp giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí ý thức, kĩ năng để họ có thể đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hướng thú và năng lực của cá nhân.

Quá trình hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là quá trình định hướng nghề nghiệp, là quá trình giáo dục liên tục: Giáo dục chính trị, đạo đức, tư tưởng, giáo dục lao động, thông tin định hướng nghề... đó là quá trình theo dõi, phát hiện, bồi dưỡng tri thức, kĩ năng và thái độ cần thiết, quá trình củng cố sức khoẻ và các khả năng tâm sinh lí để định hướng nghề cho các em.

Hướng nghiệp trong nhà trưởng phổ thông thường được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Hướng nghiệp qua dạy học các môn văn hoá.

- Hướng nghiệp qua dạy học các môn kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất.

- Hướng nghiệp qua tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp trong các tiết học với nội dung, chương trình riêng, chuyên sâu.

- Hướng nghiệp qua các hoạt động thăm quan, ngoại khoá, các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình và các tổ chức xã hội.

Qua tìm hiểu trên, ta nhận thấy dạy nghề là một hình thức thể hiện của hướng nghiệp. Mặt khác dạy nghề còn là kết quả của nhiều quá trình dạy văn hoá, dạy các môn kĩ thuật. Cho nên, nếu nhà trường có quan tâm đến công tác hướng nghiệp sẽ rất thuận lợi cho công tác DNPT phát triển.

Sơ đồ dưới đây cho biết quá trình hướng nghiệp liên quan đến dạy nghề phổ thông như thế nào.

Sơ đồ 3.1: Quá trình hướng nghiệp trong nhà trường.

Với sơ đồ trên ta thấy. Dạy nghề phổ thông được thuận lợi khi quá trình hướng nghiệp được tiến hành liên tục trong nhà trường. Nhờ có hướng nghiệp học sinh có sự nhận thức, định hướng về nghề và sự phù hợp nghề của xã hội với bản thân. Chọn nghề đúng sẽ giúp cho học sinh thích ứng được với nghề và tin tưởng, phấn khởi học nghề. Trong quá trình học nghề giúp học sinh có quan điểm nghề nghiệp đúng mức, tạo cho học sinh có cơ hội hành nghề về sau. Sau cùng, kết quả của hướng nghiệp đã góp phần hình thành nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai, giải quyết mục tiêu lớn của Giáo dục - Đào tạo là cung cấp nguồn nhân lực có tri thức, có kĩ năng nghề nghiệp cho thị trường, cho xã hội.

Định hướng chọn nghề Thích ứng nghề, học nghề Phù hợp nghề, hành nghề

Nhận thức về tầm quan trọng giữa hướng nghiệp và DNPT Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 7074/LĐHN ngày 15/8/2012 đã nêu:

“Các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông và các Trung tâm GDTX cần tổ chức cho cán bộ, giáo viên nghiên cứu học tập các băn bản trên cũng như chỉ thị của Bộ trưởng để triển khai nghiêm túc và có kết quả các qui định của Bộ về công tác giáo dục lao động hướng nghiệp và DNPT trong địa bàn và trường học của mình”.

Với huyện Tiên Du, thời gian qua chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa hướng nghiệp với DNPT. Hướng nghiệp mới chỉ thực hiện qua hình thức tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp theo chương trình của Bộ GD-ĐT ban hành. Đó là sinh hoạt theo chủ đề. Hướng nghiệp chưa đi sâu vào tìm hiểu thực tế địa phương, tìm hiểu nguyện vọng của học sinh. Trong thời gian tới cần sử dụng hình thức thăm quan ngoại khoá, tìm hiểu các thông tin đại chúng, lấy ý kiến của các gia đình về định hướng nghề trong tương lai để đề xuất học nghề cho phù hợp. Hướng nghiệp phải phân tích được dự báo trong xu thế phát triển kinh tế Tiên Du sẽ chuyển đổi dần sang kinh tế công nghiệp. Với các nghề phổ biến là: Điện tử, điện dân dụng, may công nghiệp, thêu ren công nghiệp, lắp ráp xe máy, sửa chữa ô tô... mà hướng học sinh vào làm quen các nghề, học các nghề phổ thông đó. Hướng nghiệp đúng hướng thì học nghề sẽ đông. Học nghề phát triển tạo thuận lợi cho sự phân luồng học sinh cuối cấp tốt đẹp hơn.

Do vậy, điều quan trọng ở huyện Tiên Du muốn vực hoạt động DNPT được mạnh lên dứt khoát phải đẩy mạnh hướng nghiệp trong nhà trường. Trọng tâm là công tác tư vấn hướng nghiệp sở GD - ĐT Tiên Du đã xác định rõ “Nâng cao chất lượng sinh hoạt và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục hướng nghiệp...”

Muốn làm được điều này, đổi mới mạnh mẽ về công tác hướng nghiệp, cần thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chỉ thị 7074/LĐHN nêu trên). Đó là:

“Các Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức bồi dưỡng giáo viên sinh hoạt hướng nghiệp. Các trường THCS, THPT và trung tâm GDTX phân công lãnh đạo phụ

trách công tác hướng nghiệp và lựa chọn giáo viên có năng lực tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh...”

Chỉ thị đã gợi ý điểm mấu chốt mà huyện Tiên Du phải thay đổi hàng đầu về nhân sự lo toan cho công tác hướng nghiệp, tránh dễ dãi, coi nhẹ như ngày nay. Cụ thể là các trường THPT Tiên Du phải, “Lựa chọn những giáo viên có năng lực tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp...” phải “tổ chức, bồi dưỡng giáo viên sinh hoạt hướng nghiệp: Những giáo viên này được chọn lọc có uy tín, có năng lực, được đi thăm quan nhiều nơi được bồi dưỡng cả về lí luận, trình độ và cả kinh phí nữa để học nhiệt tình, tư vấn tốt cho học sinh, thuyết phục được học sinh say mê với công tác định hướng nghề nghiệp trong tương lai và lựa chọn học nghề phổ thông cho phù hợp. Ngoài tư vấn cho học sinh, lãnh đạo phụ trách công tác học nghề cần lựa chọn những thời điểm để họp với phụ huynh, qua đó các giáo viên hướng nghiệp làm tốt công tác tư vấn, lựa chọn mô hình DNPT sao cho phù hợp.

Nội dung tư vấn cho học sinh và phụ huynh cần cụ thể:

- Dự báo trong thời gian tới xã hội cần phát triển những ngành nghề gì? Trình độ đào tạo ra sao:

- Ở địa phương ta chuyển dần sang nên kinh tế công nghiệp thì cần những nghề gì phù hợp với chúng ta để học nghề có lợi nhất.

- Học những nghề phổ thông nào vừa có lợi trước mắt vừa có lợi lâu dài, phù hợp với giới tính ra sao.

- Học vào thời gian nào thuận lợi: Học dàn trải cùng với văn hoá hay học dồn vào 1 thời gian trong hè.

- Học nghề phổ thông không ảnh hưởng đến văn hoá, mà lại được hiểu, biết được nghề kĩ thuật, lại được cộng điểm ưu tiên.

- Cố gắng tổ chức được một số tham qua các cơ sở sản xuất công nghiệp để học sinh làm quen máy móc, gây hứng thú cho học sinh và biết coi trọng người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng ta tin tưởng rằng nếu tư vấn hướng nghiệp tốt. Chắc chắn công tác DNPT sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực nhất. Vấn đề này thực hiện được tốt hay không phụ thuộc nhiều vào quyết tâm của nhà quản lý (Ban giám hiệu nhà trường).

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 61 - 66)