0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thực trạng quản lý giáo viên thực hiện qui chế chuyên môn

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤNG THƯỜNG XUYÊN TIÊN DU, BẮC NINH (Trang 44 -47 )

Xây dựng kế hoạch là việc xác định mục tiêu công tác giảng dạy của mỗi giáo viên, mỗi tổ chuyên môn. Căn cứ vào yêu cầu chung của công tác giáo dục mà Trung tâm GDTX đề ra các biện pháp quản lý giáo viên của mình cho phù hợp và hiệu quả.

Lãnh đạo trung tâm cần cho giáo viên nắm được kế hoạch chuyên môn và thực hiện qui chế chuyên môn.

Cụ thể là với giáo viên cần yêu cầu họ:

+ Xây dựng kế hoạch cá nhân theo thời gian: năm, tháng thông qua chỉ thị năm học, định mức chỉ tiêu được giao, các điều kiệm đảm bảo cho dạy và học.

+ Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động: giảng dạy lí thuyết, tổ chức thực hành thí nghiệm, tổ chức tham quan thực tế, chỉ tiêu phấn đấu năm học.

+ Nêu các biện pháp đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, biện pháp nâng cao trình độ tay nghề. Rèn luyện kĩ năng lao động, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá trong giờ học nghề, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường.

+ Đảm bảo điều kiện thực hiện kế hoạch: Chương trình sách giáo khoa, trang thiết bị phục vụ DNPT. Kinh phí hoạt động .

+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể cho từng chương, từng bài.

Tất cả các yêu cầu chung của chuyên môn được đ/c Phó giám đốc trung tâm phụ trách quản lý chuyên môn chi tiết hoá bằng sự phổ biến rộng rãi trước các giáo viên ngày từ đầu năm học. Trong thời gian DNPT lãnh đạo trung tâm sẽ kiểm tra sự thực hiện qui định chuyên môn nhằm đảm bảo chức năng quản lý, đồng thời phát hiện những điều không hợp lý xảy ra, kịp thời điều chỉnh ngay.

Để tìm hiểu thực trạng việc quản lý chuyên môn đó ở Trung tâm GDTX Tiên Du. Chúng tôi xây dựng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến lãnh đạo của trung tâm nhằm đánh giá khoa học vấn đề quản lý trên.

Bảng 2.5: Điều tra công tác quản lý giáo viên thực hiện qui chế chuyên môn. Nội dung quản lí giáo viên thực hiện

qui chế chuyên môn

thực hiện Không thực hiện Tỉ lệ thực hiện

1- Hồ sơ chuyên môn được kiểm tra hàng tuần

- Giáo án 5 0 100%

- Số điểm cá nhân 5 0 100%

- Sổ dự giờ 5 0 100%

- Phiếu báo giảng 4 1 80%

- Sổ nghị quyết nhóm 5 0 100%

- Phiếu đăng kí sử dụng đồ dùng 5 0 100%

2. Nhận định việc quản lí qui chế chuyên môn

- Điều hành giờ giấc dễ dàng 1 4 20%

- Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng lên lớp của giáo viên thường xuyên

1 4 20%

- Kiểm tra việc chấm, trả bài thường xuyên. 2 3 40%

- Kiểm tra việc dự giờ, sinh hoạt nhóm thường xuyên 5 0 100%

- Có tổ chức sinh hoạt chuyên đề và hội giảng 5 0 100%

- Có tổ chức viết kinh nghiệm sáng kiến 3 2 60%

3. Về thực hiện chương trình DNPT.

- Dạy dàn trải trong năm học (cùng với văn hoá) 4 1 80%

- Dạy dồn vào một số tháng hè 4 1 80%

Thực trạng điều tra trên ta thấy phần kiểm tra chuyên môn của các nhà quản lý được coi trọng. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần xem xét.

* Việc điều hành giờ giấc cho giáo viên mới chủ động được 20%. Thực tế đã chỉ ra hoạt động DNPT do trung tâm chỉ đạo phụ thuộc nhiều vào kế hoạch các trường THPT, vào các giáo viên cơ hữu. Kế hoạch dạy thay đổi nên quản lý giờ giấc khó khăn. Từ khó khăn trong quản lý giờ giấc sẽ chi phối rất lớn trong công tác quản lý qui chế chuyên môn khác của giáo viên.

* Việc kiểm tra sử dụng đồ dùng của giáo viên lên lớp chỉ đạt 20%. Công tác kiểm tra mục này gần như bỏ ngỏ, phó mặc cho giáo viên trên lớp. Nếu quản lý

mà không kiểm tra thì coi như không quản lý. Thực trạng trên thật là bức xúc, đòi hỏi người quản lý phải thực hiện nghiêm túc chức năng của mình. Sự kiểm tra thực hiện tốt mới đẩy mạnh hoạt động thực hành trong DNPT, học sinh mới được rèn kỹ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, mới gây hứng thú cho học sinh.

* Quản lý việc chấm, trả bài thường xuyên cho giáo viên cũng đạt ở mức độ thấp: 40%. Quá trình giám sát qui chế chuyên môn chưa được trung tâm đề cao. Nếu chấm bài, trả bài không được coi trọng thì việc đánh giá chất lượng học sinh trên lớp, chất lượng học nghề sẽ khó được đẩy mạnh.

Dự luận hiện nay cho thấty dạy nghề ở các trường THPT chỉ quan tâm đến sĩ số, đến việc nộp học phí mà rất ít quan tâm đến chất lượng học nghề. Gần như đăng ký bao nhiều học nghề thì tốt nghiệp đạt bấy nhiêu loại khá, giỏi. Việc kiểm tra, chấm bài chỉ là hình thức. Rõ ràng quản lý kiểu trên bộc lộ nhiều nhược điểm không thể chấp nhận được. Phải cương quyết khắc phục tình trạng này thì mới đảm bảo hiệu quả của DNPT, mới khẳng định vị trí của DNPT trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.

* Việc tổ chức viết kinh nghiệm sáng kiến mới được quan tâm ở mức độ thấp (60%), chưa khuyến khích được giáo viên tham gia cải tiến chương trình, cải tiến dạy học và đề xuất nhưng kinh nghiệm tiên tiến. Đẩy mạnh được phong trào viết kinh nghiệm sáng kiến thì hoạt động chuyên môn của giáo viên mới được tăng cường. Mọi người mới được nâng cao tay nghề, quyết định quan trọng tới chất lượng DNPT.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤNG THƯỜNG XUYÊN TIÊN DU, BẮC NINH (Trang 44 -47 )

×