Cơ sở thực tiễn của việc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 59 - 61)

Qua khảo sát cho thấy hoạt động dạy nghề phổ thông ở huyện Tiên Du có nhiều vấn đề bất cập. Cụ thể.

* Thực trạng 1: Số lớp học ở trung tâm và các trường THPT tăng lên do đó Trung tâm GDTX Tiên Du không đáp ứng được với thực tiễn hiện nay.

Ngày đầu tái thành lập 9/8/1999 Tiên Du có 2 trường THPT, 1 trường dân lập và 1 trung tâm GDTX với 26 lớp học, đến nay Tiên Du có 4 trường THPT và 1 Trung tâm GDTX (2015) Tiên Du với số trường THPT tăng, số lớp học đã tăng lên gấp 1.5 lần. Tuy nhiên đến nay số trung tâm GDTX vẫn giữ nguyên là 1 trung tâm trên.

Thực trạng trên cho thấy trung tâm GDTX Tiên Du chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của học sinh, không thực hiện được chủ trương của Đảng (Nghị quyết, của ĐHĐB Đảng toàn quốc lần thứ IX trang 108 - đã nêu trên), không thực hiện được nghị quyết của Quốc hội thông qua luật Giáo dục ở Điều 2 - Mục tiêu giáo dục ( đã nêu trên): Giáo dục phải phát triển toàn diện, phải coi trọng giáo dục nghề nghiệp với giáo dục văn hoá. Khi số học sinh THPT tăng, thì nhu cầu học nghề phổ thông cũng tăng theo. Trung tâm GDTX cần có những giải pháp phù hợp để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

* Thực trạng thứ 2: số lượng giáo viên DNPT còn quá ít so với yêu cầu dạy nghề của ngành Giáo dục - Đào tạo.

Qua khảo sát điều tra cho thấy được số lượng giáo viên dạy nghề chuyên trách chưa đáp ứng đủ so với số lượng học sinh học nghề thực tế chỉ đạt 33.33 %. Số giáo viên dạy nghề ít đương nhiên dẫn tới thực trạng hoạt động dạy nghề phổ thông sẽ giảm nhiều, giảm chương trình đào tạo, giảm thời lượng rèn luyện kỹ năng.

Số lượng giáo viên thiếu rất nhiều, như vậy không thể ngay một năm có thể khắc phục được. Khó khăn này đòi hỏi có sự tháo gỡ rất lớn của UBND huyện mà trước hết là sự tham mưu có hiệu quả hơn của Sở GD - ĐT Bắc Ninh.

* Thực trạng thứ 3: Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy nghề phổ thông ở Tiên Du còn rất nghèo nàn, thiếu thốn.

Cụ thể:

- Cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ dạy nghề phổ thông ở các trung tâm GDTX Tiên Du còn quá ít mới chỉ đạt được 25% so với yêu cầu thực tế.

- Các phòng học DNPT đạt chuẩn ở các trung tâm GDTX Tiên Du còn quá thấp mới đạt được 70% so với yêu cầu thực tế.

Rõ ràng cơ sở vật chất thiết bị máy móc, phòng học nghề như trên không thể cho phép trung tâm làm tốt được công tác DNPT.

Chủ trương của Sở GD-ĐT là rất lớn, rất rõ ràng, rất mạnh mẽ cụ thể “ Sở GD-ĐT tiếp tục triển khai thực hiện qui chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX và có kế hoạch tăng cường đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cho các trung tâm hiện để các trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy nghề phổ thông cho học sinh cuối cấp trong huyện”

Thế nhưng đến cuối năm 2014( điều tra trên) tình hình số lượng giáo viên dạy nghề, số lượng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ học nghề, số lượng các phòng học đạt chuẩn phục vụ học nghề ở Tiên Du vẫn rất ít, tỉ lệ đạt được rất thấp.

Thực trạng này đặt ra cho nhà quản lý giáo dục huyện Tiên Du làm sao khắc phục được để “Nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông” đáp ứng với chỉ thị năm học của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo.

* Thực trạng thứ 4: Là cho đến nay (2015) ở huyện Tiên Du vẫn còn trường THPT chưa tổ chức được hoạt động DNPT ở cơ sở mình.

Sở GD - ĐT giao cho các trường THPT tổ chức hoạt động dạy nghề cho học sinh tại cơ sở của mình, nhưng các trường THPT không đủ điều kiện tổ chức nên nhờ Trung tâm GDTX Tiên Du đảm nhận việc dạy nghề cho học sinh. Trong đó vẫn còn một số trường THPT chưa tổ chức hoạt động học nghề cho học sinh tại cơ sở

mình đã phản ánh nhiều nguyên nhân đòi hỏi các nhà quản lý nhà nước, quản lý giáo dục phải xem xét toàn diện và tìm cách tháo gỡ. Đó là:

- Chỉ thị Đảng, Nhà nước đã có, hướng dẫn của ngành chi tiết đã có, song biện pháp kiểm tra, đôn đốc hoạt động DNPT của ngành Giáo dục - Đào tạo chưa hữu hiệu, chưa sát sao với thực tế , chưa phê bình nghiêm khắc với các cơ sở trên.

- Hiệu trưởng của các trường THPT trên chưa quán triệt tốt chỉ thị của ngành, của Đảng, của Nhà nước, chưa linh hoạt để vận dụng DNPT, còn coi nhẹ công tác dạy nghề, còn ngại khó khăn trong tuyên truyền vận động học sinh học nghề.

- Một số trường THPT nhờ Trung tâm GDTX đảm nhận việc dạy nghề cho học sinh nên dẫn đến tình trạng khó quản lý về số lượng học sinh tham gia.

- Lịch học nghề phổ thông chưa thống nhất trên toàn huyện, các trường vận dụng lúng túng, số nghề học đơn điệu chưa lôi cuốn được học sinh tham gia.

- Công tác DNPT chưa được gắn vào công tác thi đua, vào nhiệm vụ năm học của các trường THPT, vì thế nhiều trường ỷ lại không học nghề phổ thông mà vẫn đạt tiên tiến xuất sắc, do vậy số trường không mở lớp học nghề nhiều năm vẫn lớn.

Đứng trước tình hình thực tiễn trên, tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cản trở sự phát triển của hoạt động dạy nghề phổ thông ở khối trung học phổ thông huyện Tiên Du trong giai đoạn hiện nay. Đó chính là những biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh hoạt động DNPT ở các trường THPT huyện Tiên Du.

3.2. Biện pháp quản lý dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông của Trung tâm GDTX Tiên Du.

Một phần của tài liệu Biện pháp về quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông của trung tâm giáo dụng thường xuyên tiên du, bắc ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)