Triển vọng thị trƣờng thẻ tín dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng visa tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh vĩnh long (Trang 77)

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đƣợc đánh giá là khá ổn định và đang trên đà phát triển. Hệ thống NHTM Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể đặc biệt trong công nghệ thanh toán NH, đƣa ra những phƣơng thức thanh toán hiện đại của thế giới tiếp cận với thị trƣờng Việt Nam, đồng thời đƣa các hoạt động NH Việt Nam vào thƣơng trƣờng quốc tế. Bối cảnh kinh tế thuận lợi này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều nhân tố tích cực, thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ TTD. Chính vì vậy, chủ trƣơng thanh toán không dùng tiền mặt đã đƣợc Chính phủ đặc biệt quan tâm, đƣa vào đề án chi tiết, chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực triển khai trong đó lực lƣợng chủ chốt chính là hệ thống các TCTD dƣới sự quản lý của cơ quan chủ quản là NHNN. Và thị trƣờng TTD ngày càng khả quan hơn, điều này đƣợc minh chứng bằng những thông tin sau:

- Theo thông tin của Hội thẻ NH Việt Nam thì hiện nay cùng với sự phát triển thẻ thanh toán nói chung, tốc độ tăng trƣởng TTD nói riêng cũng đạt mức độ khả quan xung quanh mốc 20% - 30% trong những năm qua. Hiện tại, ƣớc tính có khoảng hơn 2 triệu TTD đang đƣợc lƣu hành tại Việt Nam. Ngoài khả năng giải quyết nỗi lo về tiền mặt thông qua việc cho phép chủ thẻ chi tiêu trƣớc, trả tiền sau, miễn lãi trong vòng 45 ngày thì chủ TTD còn đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi thiết thực khác nhƣ các chƣơng trình giảm giá từ nhiều nhãn hàng, trong nhiều lĩnh vực (hàng tiêu dùng, điện tử, du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp) thông qua việc hợp tác giữa NH phát hành với đối tác, những chƣơng trình khuyến mãi đƣợc các NH liên tục triển khai nhằm khuyến khích khách hàng mở mới và tăng cƣờng sử dụng TTD. Với mặt bằng phí thƣờng niên vào khoảng 200.000 - 300.000VNĐ/năm (chƣa tới 1.000VNĐ/ngày) thì việc sử dụng TTD để chi tiêu và hƣởng nhiều ƣu đãi nhƣ trên đã hấp dẫn đƣợc đông đảo khách hàng. Ngoài ra, điều kiện để mở TTD ngày càng trở nên dễ dàng giúp khách hàng có thu nhập từ mức trung bình đã có thể đăng ký mở thẻ. Đây có thể coi là điều kiện thuận lợi để mảng hoạt động tín dụng tiếp tục đạt tốc độ tăng trƣởng tốt, đáp ứng mục tiêu của đề án đẩy mạnh việc thanh toán không tiền mặt của NHNN.

- Thẻ ghi nợ, TTD đƣợc xem là công cụ hữu hiệu để NH tiếp cận khách hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính NH. Theo thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến hết quý I/2014, cả nƣớc có 68,55 triệu thẻ NH, tăng 2,34 triệu thẻ (tăng 3,5%) so với cuối năm 2013. Trong đó có 61,83 triệu thẻ nội địa và 6,72 triệu thẻ quốc tế, tăng lần lƣợt 3,27% và 6% so với cuối năm 2013. Báo cáo của Hội Thẻ NH Việt Nam đƣa ra tại Hội nghị thƣờng niên năm 2014 mới đây cho thấy, doanh số thanh toán qua thẻ năm 2013 đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, tăng hơn 23,37% so với năm 2012 và còn có thể tăng khá trong những năm tới. Theo nhận định chung, mảng dịch vụ thẻ ở Việt Nam còn khá màu mỡ, có nhiều tiềm năng để các NH khai thác và khối NH ngoại đã nắm thời cơ, không ngừng tập trung phát triển dịch vụ thẻ, nhất là TTD.

- Ông Sanjoy Sen, giám đốc phụ trách khối NH bán lẻ (NH ANZ khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng) cho biết, ở các thị trƣờng mới nổi nhƣ Việt Nam, nhu cầu về dịch vụ tài chính gia tăng nhanh, cụ thể nhu cầu này của khối KHCN của ANZ Việt Nam tăng tới 32% trong năm 2013, ông cũng phát biểu rằng: Để đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc bán lẻ tại thị trƣờng Việt Nam, ANZ sẽ tiếp tục tập trung vào phân khúc khách hàng trung lƣu, trong đó sản phẩm TTD luôn đƣợc ANZ chú trọng. Hiện tại, việc thâm nhập thị trƣờng TTD của Việt Nam với các NH còn hạn chế, song trong 10 năm tới, chắc chắn TTD sẽ rất phát triển tại Việt Nam.

Ngoài MasterCard, hai tổ chức phát hành TTD quốc tế lớn khác là VisaCard và JCB (Nhật Bản) bƣớc đầu cũng gặt hái những thành công nhất định. Cụ thể, VisaCard đã có hơn 1 triệu thẻ tại Việt Nam, trong khi JCB cũng bắt tay với một số NHTM trong nƣớc gồm: NH TMCP Công thƣơng Việt Nam, NH TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Việt Nam, NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam để phát hành rộng rãi thẻ quốc tế JCB. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài chính NH, để phát triển đƣợc dịch vụ thẻ và đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt có hai điểm quan trọng là làm thế nào thay đổi đƣợc hành vi của ngƣời tiêu dùng và phát triển đƣợc hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ.

Còn nhìn từ góc độ NH, TTD đƣợc coi là một kênh tiềm năng với nhiều yếu tố thuận lợi: thiên thời - địa lợi - nhân hòa, vừa đƣợc hậu thuẫn bởi chính sách của Nhà nƣớc, vừa có điều kiện là sự mở rộng nhanh chóng mạng lƣới chấp nhận thanh toán thẻ đồng thời ý thức của ngƣời dân, doanh nghiệp cũng ngày dần dần đƣợc nâng cao, dễ dàng nhận biết những ƣu điểm của xu hƣớng tiêu dùng thông minh này. Trong bối cảnh hiện tại, các TCTD hoàn toàn có thể lạc quan về sự phát triển của thị trƣờng TTD trong tƣơng lai.

5.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG VISA CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH VĨNH LONG

Trong những năm tới, tin rằng thị trƣờng TTD sẽ là thị trƣờng rộng lớn, mở ngỏ cho các NH, các tổ chức tài chính trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, ngoài các NH đi trƣớc nhƣ NH TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, NH TMCP Á Châu Việt Nam, NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Việt Nam đã và đang có rất nhiều NH nhập cuộc với nhiều mức độ khác nhau. Sự cạnh tranh và tiềm năng phát triển của thị trƣờng TTD đang đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho NHTMCP Đ.Á nói chung và NHTMCP Đ.Á chi nhánh Vĩnh Long nói riêng. Vì thế NHTMCP Đ.Á chi nhánh Vĩnh Long đã đƣa ra những định hƣớng phát triển dịch vụ TTD Visa mang tính tập trung, đồng bộ và kết hợp tận dụng mọi khả năng mọi tiềm lực của chi nhánh. Cụ thể nhƣ:

- Củng cố sản phẩm TTD hiện có, đƣa ra các sản phẩm TTD mới, hiện đại, tiện dụng hơn nhằm phục vụ các nhu cầu sử dụng thẻ khác nhau của khách hàng, vì hiện nay NH chỉ phát hành TTD Visa.

- Đầu tƣ vào các chƣơng trình marketing để mở rộng thị trƣờng sử dụng và thanh toán TTD Visa, giới thiệu rộng rãi sản phẩm TTD Visa của NH đến với ngƣời dân.

- Đầu tƣ trang thiết bị công nghệ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, máy ATM/POS, mở rộng mạng lƣới các đơn vị chấp nhận thẻ đến các điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ mới.

- Bên cạnh đó vấn đề tổ chức nhân sự vẫn đƣợc chú trọng quan tâm. NHTMCP Đ.Á chi nhánh Vĩnh Long sẽ có đầu tƣ thích đáng cho tổ chức nhân sự, trong thời gian tới NHTMCP Đ.Á chi nhánh Vĩnh Long sẽ có chƣơng trình đào tạo tập huấn ở trong nƣớc cho cán bộ nghiệp vụ TTD.

Đó là những định hƣớng, những mục tiêu mà chi nhánh đã đề ra, với mong muốn làm cho HĐKD TTD Visa tại chi nhánh ngày càng phát triển hơn và có vị thế trên thị trƣờng.

5.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG VISA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á DỤNG VISA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH VĨNH LONG

Xã hội ngày càng phát triển thì NH càng đóng vai trò then chốt, nó là cơ quan giữ chức năng tổ chức quản lý lƣu thông tiền tệ. Bởi vậy, ngành NH nƣớc ta càng phải khẩn trƣơng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, không ngừng đƣa các hoạt động NH ngày càng phát triển và nâng cao công nghệ hiện đại. Đặc biệt là mở rộng các hình thức thanh toán hiện đại

không dùng tiền mặt nhƣ TTD, bởi thanh toán bằng TTD là một xu thế phát triển tất yếu của xã hội văn minh hiện đại. Nhƣ đã phân tích ở trên, cho chúng ta thấy tiềm năng của việc phát triển TTD là rất lớn, vấn đề là các NH phải triển khai biện pháp nào để khai thác đƣợc tiềm năng trong tƣơng lai.

Sau đây là các cơ sở để đề xuất giải pháp phù hợp, các cơ sở này xuất phát từ những hạn chế trong thực trạng HĐKD TTD Visa tại NHTMCP Đ.Á chi nhánh Vĩnh Long.

Bảng 5.1: Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng Visa tại NHTMCP Đ.Á chi nhánh Vĩnh Long

Cơ sở đề ra giải pháp Giải pháp đề ra

1. Số lƣợng TTD Visa phát hành còn hạn chế do các nguyên nhân: + Thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân.

+ Công tác marketing về TTD Visa chƣa đƣợc quan tâm. + Chỉ phát hành một hình thức TTD nên chức năng, tiện ích của TTD còn hạn chế.

Tăng cƣờng đối tƣợng sử dụng TTD Visa bằng các giải pháp: + Thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.

+ Mở rộng hoạt động marketing cho dịch vụ TTD Visa.

+ Cải tiến phƣơng thức phát hành TTD, nghiên cứu phát triển nhiều hình thức TTD hơn và nâng cao chất lƣợng sản phẩm TTD.

2. Hệ thống máy ATM, máy

POS còn hạn chế. Trang bị, đầu tƣ thêm hệ thống máy ATM và máy POS.

3. Mạng lƣới giao dịch, mạng lƣới các đơn vị chấp nhận TTD còn hạn chế. Mở rộng mạng lƣới giao dịch và mạng lƣới các đơn vị chấp nhận TTD. 4. An ninh thẻ ngày càng khó khăn - Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh TTD.

- Đào tạo trình độ cán bộ kinh doanh TTD.

Sau khi phân tích thực trạng kinh doanh TTD Visa tại NHTMCP Đ.Á chi nhánh Vĩnh Long đã cho thấy những tồn tại, hạn chế mà chi nhánh gặp phải trong việc kinh doanh TTD Visa. Do đó, để phát triển HĐKD TTD Visa tại NHTMCP Đ.Á chi nhánh Vĩnh Long, ngoài việc chi nhánh tiếp tục phát huy các điểm mạnh sẵn có thì chi nhánh cần rất nhiều giải pháp để khắc phục những hạn chế trong HĐKD TTD Visa, giúp cho HĐKD TTD Visa phát triển hơn, đạt đƣợc những mục tiêu mà chi nhánh NH đã đề ra. Giải pháp chi nhánh

đề ra cần phải thiết thực, bám sát thực trạng và quan trọng là phải khắc phục đƣợc những khó khăn, hạn chế mà chi nhánh gặp phải.

Từng giải pháp cụ thể đƣợc trình bày nhƣ sau:

5.3.1 Giải pháp tăng cƣờng đối tƣợng sử dụng thẻ tín dụng

Nguyên nhân của việc số lƣợng TTD Visa phát hành tại chi nhánh còn hạn chế nhƣ đã trình bày ở trên là do thói quen thanh toán bằng tiền mặt của ngƣời dân cộng thêm công tác marketing của chi nhánh NH còn hạn chế và do hạn chế về hình thức phát hành, nên muốn số lƣợng TTD Visa phát hành ngày càng tăng thì cần phải khắc phục những hạn chế này.

Thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt

Ngày nay trình độ của ngƣời dân nhận thức về dịch vụ NH còn khá hạn chế, đặc biệt là với những phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ TTD. Ngƣời dân Việt Nam từ xƣa đến nay đã có thói quen để tiền trong ngƣời và thanh toán bằng tiền mặt, nhƣ vậy vừa dễ mất và không an toàn. Do đó, chi nhánh NH đòi hỏi phải có những giải pháp có tác dụng phổ cập kiến thức về thanh toán bằng TTD Visa đến ngƣời tiêu dùng, từng bƣớc thâm nhập vào các tầng lớp xã hội qua đó xóa đi thói quen thanh toán bằng tiền mặt lạc hậu và thay vào đó là sự tiếp cận với cái mới, hiện đại nhằm nâng cao trình độ dân trí về thanh toán không dùng tiền mặt. Hay nói cách khác, một khi ngƣời ta đã hiểu biết về TTD cũng nhƣ nhận thức đƣợc những tiện ích mà nó mang lại thì việc sử dụng không còn khó khăn.

Thói quen thanh toán dùng tiền mặt có thể nói đây là tập quán khó tác động một cách trực tiếp để làm thay đổi nó. Sự hội nhập kinh tế quốc tế và sự tăng trƣởng của thị trƣờng tài chính Việt Nam sẽ dần dần làm thay đổi tập quán này. Việc mà chi nhánh có thể đóng góp một cách tích cực vào sự phát triển của thị trƣờng tài chính là bằng các hoạt động nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ và marketing. Chính vì vậy việc tăng cƣờng quảng bá, đẩy mạnh hơn nữa chiến lƣợc marketing nhằm đƣa sản phẩm TTD Visa tiếp cận với khách hàng là hết sức cần thiết.

Mở rộng hoạt động marketing cho dịch vụ thẻ tín dụngVisa

TTD Visa là một sản phẩm mới, còn lạ lẫm với nhiều ngƣời. Bởi vậy giới thiệu nó ra công chúng là điều hết sức cần thiết. Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng hiện nay rất hiếm khi thấy giới thiệu về dịch vụ TTD của bất kỳ NH nào. NHTMCP Đ.Á và các NH kinh doanh TTD khác đã xem nhẹ vai trò của thông tin truyên tuyền đối với các tầng lớp dân cƣ, trong khi họ là những khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai. Về công tác marketing cho dịch

vụ TTD Visa chi nhánh NH cần phải phân tích chi tiết cụ thể các tầng lớp dân cƣ để tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đó đẩy mạnh hoạt động marketing phù hợp để những khách hàng tiềm năng thực sự trở thành khách hàng của NH. Tiếp sau đó công tác quảng cáo, tiếp thị phải đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa. Cụ thể:

- Chi nhánh NH có thể cử một số nhân viên trực tiếp đến các doanh nghiệp, siêu thị, nơi tập trung đông ngƣời hoặc xuống vùng nông thôn để giới thiệu về TTD Visa cho mọi ngƣời biết. Đội ngũ nhân viên này phải đƣợc tập huấn trƣớc để cho việc giới thiệu có tính thuyết phục hơn, nếu đội ngũ tiếp thị của chi nhánh NH quá mỏng thì chi nhánh NH có thể sử dụng đội ngũ sinh viên thực tập tại NH, nhƣ vậy vừa giúp ích cho NH vừa tạo điều kiện cho sinh viên thực tập đƣợc tiếp cận thực tế hơn. Chi nhánh NH chỉ cần đào tạo ngắn hạn là đội ngũ sinh viên hoàn toàn có thể đảm nhận công việc này. Với công tác tiếp thị này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về TTD Visa, những tiện ích của nó mạng lại, khi đó khách hàng sẽ không ngần ngại khi sử dụng loại hình dịch vụ này.

- Bên cạnh đó, NHTMCP Đ.Á chi nhánh Vĩnh Long cần đẩy mạnh việc quảng cáo TTD Visa trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: truyền hình, truyền thanh, báo, biển quảng cáo. Nội dung quảng cáo phải ấn tƣợng và hấp dẫn, chủ yếu đề cập đến những lợi ích của việc sử dụng TTD Visa, đặc biệt cần làm rõ sự ƣu đãi về lãi suất “cấp tín dụng không tính lãi nếu bạn trả tiền đúng hạn”. Đồng thời chi nhánh nên đặt những tờ bƣớm quảng cáo TTD Visa ở các đơn vị chấp nhận thẻ, máy ATM/POS, các công ty du lịch, công ty tƣ vấn du học,... để gây sự chú ý của mọi ngƣời. Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp để họ quảng cáo TTD Visa cho nhân viên của họ. Hoạt động này sẽ dần thâm nhập vào nhận thức của các tầng lớp nhân dân, mặc dù việc quảng cáo không truyền đạt thông tin một cách đầy đủ, nhƣng nhiều khi nó lại kích thích sự tìm hiểu của ngƣời tiêu dùng.

- Ngày nay việc sử dụng internet đang ngày càng trở nên phổ biến, vì vậy NH có thể quảng cáo thông qua mạng internet bằng việc đặt mẫu quảng cáo TTD Visa trên một số website thông dụng nhiều ngƣời truy cập. Hoặc chi nhánh NH có thể thiết lập một trang Facebook riêng cho TTD Visa, trên đó nêu rõ những thông tin và tiện ích nổi bật mà TTD Visa mang lại, cần phải có

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng visa tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh vĩnh long (Trang 77)