Sơ lƣợc về phần mềm kếtoán hiện nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 50 - 52)

6. Kết cấu đề tài

2.2 Sơ lƣợc về phần mềm kếtoán hiện nay

Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý là một trong những ứng dụng sớm nhất trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin ở nƣớc ta. Đặc biệt, những phần mềm kế toán; phần mềm quản lý nhân sự; phần mềm quản lý sản xuất … là những sản phẩm CNTT đƣợc rất nhiều doanh nghiệp đƣa vào sử dụng phục vụ công tác quản lý. Với tính chất khuôn mẫu và chuẩn mực, ngành kế toán sớm đƣợc triển khai công nghệ thông tin vào ứng dụng thực tế. Các phần mềm kế toán xuất hiện tƣơng đối khá nhiều trên thị trƣờng, từ chỗ chỉ có vài phần mềm kế toán trong nƣớc sản xuất vào năm 1999 nhƣ: AccNet; Bravo 6.0; Esoft; Effect; Unesco; ViNET 1.0 hoặc khoảng từ 2005 đến 2008 đã xuất hiện một số phần mềm nƣớc ngoài sản xuất nhƣ: ACCPAC aSeries; Solomon 6.0; Navison; Quickbooks Pro; Exact Software; Peachtree Accounting…thì đến hôm nay, theo thống kê chƣa đầy đủ của tác giả có khoảng trên 150 nhà cung cấp phần mềm kế toán là tổ chức

hoặc cá nhân. Mỗi nhà cung cấp đều có những điểm mạnh và nhƣợc điểm rất khác nhau, sản phẩm rất đa dạng phù hợp với nhiều loại hình cũng nhƣ quy mô của doanh nghiệp. Một số nhận xét cơ bản về phần mềm kế toán hiện nay nhƣ sau:

Về xuất xứ phần mềm kế toán:

Dễ nhận thấy rằng, hầu hết các phần mềm kế toán trong nƣớc sản xuất thƣờng tập trung chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ: AccNet 2004; Bravo 6.0; Esoft; Effect; Unesco; ViNET 1.0; Acsoft; KTVN… điều này dễ hiểu bởi lẽ, một mặt các nhà sản xuất phần mềm trong nƣớc am hiểu rõ các quy định về luật pháp Việt Nam có liên quan đến kế toán, mặt khác chi phí đầu tƣ để khai thác thị trƣờng trong nƣớc là tƣơng đối thấp và rất phù hợp với khả năng tài chính của họ. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam mà nhất là những doanh nghiệp có quy mô lớn, họ bao giờ cũng có sẵn phần mềm từ nƣớc họ mang sang (rất nhiều lý do để buộc họ phải mang sang phần mềm, nhƣng có lẽ lý do nội bộ là trên hết), mặt khác nếu họ có nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán thì nhu cầu họ rất cao có khi “quá tầm” của nhà sản xuất Việt Nam.

Về giá cả phần mềm:

Phần mềm sản xuất trong nƣớc hầu nhƣ giá phí cài đặt luôn thấp hơn rất nhiều so với phần mềm kế toán nƣớc ngoài. Gía cả các phần mềm kế toán trong nƣớc sản xuất thấp nhất từ vài triệu đồng và cao nhất chƣa quá một tỷ đồng; trong khi đó giá phí của các phần mềm kế toán nƣớc ngoài sản xuất giá phí thấp nhất từ 500 đô la cho đến cao nhất có thể từ vài trăm ngàn đô la.

Về tính phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành:

Đa số các phần mềm kế toán phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có giao diện dễ sử dụng, rất phù hợp với trình độ mặt bằng chung về kiến thức tin học và tƣơng đối phù hợp với các quy định luật pháp hiện hành; ngƣợc lại các phần mềm kế toán sử dụng cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc các tập đoàn đa quốc gia thì giao diện rất phức tạp (do nhu cầu lớn về thông tin quản lý) và cồng kềnh, cá biệt có nhiều phần mềm kế toán nƣớc ngoài sản xuất, các mẫu báo cáo (report) không đúng mẫu nhƣ quy định hiện hành về chế độ kế toán của Bộ tài chính (buộc lòng họ phải xin cơ chế sử dụng riêng).

Về tính bảo mật của phần mềm kế toán:

Nhìn chung các phần mềm kế toán nƣớc ngoài sản xuất có độ bảo mật cao hơn các phần mềm kế toán trong nƣớc sản xuất. Phần lớn các phần mềm kế toán lớn nhỏ khác nhau, ít nhiều đều có bảo mật, nhƣng mức độ cao thấp thì hoàn toàn khác nhau, một phần điều này cũng do luật hiện hành không quy định bảo mật ở mức nào, mà phần lớn bảo mật nhƣ là một nhu cầu của ngƣời sử dụng. Ví dụ nhƣ phần mềm kế toán Bravo 6.0 thiết lập mức bảo mật tới từng công việc hay nhiệm vụ (task) đƣợc phân công, đôi lúc cũng gây ra sự khó khăn cho ngƣời kế toán thực thi công việc.

Vấn đề phần mềm kế toán đóng gói và phần mềm không đóng gói:

Hầu hết các phần mềm kế toán đang lƣu hành thƣơng mại trên thị trƣờng đều đƣợc đóng gói (tức đã biên dịch mã nguồn chƣơng trình), việc chỉnh sửa và nâng cấp phần mềm đều lệ thuộc vào nhà cung cấp (đang giữ bộ mã nguồn chƣơng trình). Tuy nhiên có một số doanh nghiệp có đội ngũ IT (Information technology) mạnh, thƣờng khi thiết kế và xây dựng chƣơng trình phần mềm kế toán thì không biên dịch mã nguồn, đây cũng là một lỗ hổng dễ bị các nhân viên khác bên ngoài hoặc bên trong thâm nhập đánh cắp dữ liệu kế toán (Công ty TNHH Bitis Đồng Nai).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 50 - 52)