Sơ lƣợc về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 47)

6. Kết cấu đề tài

2.1 Sơ lƣợc về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.1.1 Khái quát chung về Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa: Theo từ điển bách khoa toàn thƣ mở (http://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghiệp_nhỏ_và_vừa) “Doanh nghiệp nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lƣợng lao động dƣới 10 ngƣời, doanh nghiệp nhỏ có số lƣợng lao động từ 10 đến dƣới 50 ngƣời, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nƣớc, ngƣời ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc mình”.

Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ: Theo Luật Doanh nghiệp (2005), Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP “ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2009: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên). Cụ thể đối với khu vực công nghiệp và xây dựng nhƣ sau: Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động 10 ngƣời trở xuống; Doanh nghiệp nhỏ có tổng nguồn vốn là 20 tỷ đồng trở xuống với số lao động từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời; Doanh nghiệp vừa có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng với số lao động từ trên 200 ngƣời đến 300 ngƣời. Tuy nhiên, việc phân loại DNNVV theo tiêu chí “quy mô tổng nguồn vốn” sẽ có khó

khăn trong xác định loại hình doanh nghiệp do quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp hay thay đổi. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, phải trả ngƣời bán,…Trong khi vốn chủ sở hữu tƣơng đối ổn định thì vốn vay ngân hàng và phải trả ngƣời bán lại thƣờng xuyên biến động. Vì vậy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cũng thƣờng xuyên biến động. Một doanh nghiệp đƣợc xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ nhƣng ngày mai có thể đã trở thành doanh nghiệp vừa và ngƣợc lại.

2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đạt 13,2% / năm giai đoạn 2006-2010, cao gấp 1,5 lần mức tăng trƣởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gấp 1,9 lần mức bình quân chung cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, đúng định hƣớng và đạt mục tiêu nghị quyết đề ra (công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 57,2%, dịch vụ chiếm tỷ trọng 34,1% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng 8,7%). Sản xuất công nghiệp phát triển khá, theo hƣớng hiện đại, năng lực sản xuất tăng mạnh (giá trị sản xuất tăng 18,1% / năm). Sự tăng trƣởng kinh tế cao cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực ở tỉnh Đồng Nai có sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Sở Công Thƣơng Đồng Nai (2011) ”Đề án phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015”). Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nƣớc, với hơn 90% số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp này đã đóng một vai trò quan trọng trong đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết công ăn việc làm, thu hút vốn đầu tƣ của tỉnh Đồng Nai. Sau đây là những chỉ tiêu đóng góp đƣợc ghi nhận:

+ Vai trò góp phần vào tăng trƣởng quy mô, số lƣợng các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, từ 2011 đến 2013 thì các DNNVV trên địa bàn đã có những đóng góp sau đây vào tình hình tăng trƣởng quy mô, số lƣợng của các loại hình doanh nghiệp tại tỉnh nhà.

Bảng 2.1: Quy mô, số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa Đvt: đơn vị Loại hình DN 2011 2012 2013 DN nhà nƣớc 80 79 83 HTX, Liên hiệp HTX,QTD 16 93 163 DNTN 2.044 1.942 1.901 CP,TNHH 5.193 5.509 5.597 FDI 767 797 832 Hộ Cá thể 115.532 128.239 131.564 Tổng cộng:

(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai) + Vai trò góp phần tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp, giai đoạn 2011- 2013, tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp (gọi tắt là GO) cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.2: Tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp

Đvt: tỷ đồng Phân loại 2011 2012 2013 GO ngành CN 365.184 408.359 459.016 DNNVV: 163.120 179.680 201.160 - DN vừa 126.170 138.350 154.890 - DN nhỏ 29.287 32.340 36.209 - DN siêu nhỏ 7.663 8.990 10.061

(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)

+ Vai trò góp phần giải quyết tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bảng 2.3: Số lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo loại hình doanh nghiệp

Đvt: Người

Phân loại 2010 2011 2012

Doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc

- Tập thể 3.177 4.025 4.453

- Tƣ nhân 30.833 29.700 27.341

-Công ty TNHH 95.715 107.940 124.038

+ Vai trò góp phần phát triển thị trƣờng xuất khẩu :

Tăng trƣởng của doanh thu và xuất khẩu bình quân của DNNVV cao hơn so với toàn ngành công nghiệp, cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.4: Doanh thu và thị trƣờng Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh thu ngành CN 106.780 139.451 176.450 Trong đó: DTXK 48.097 52.119 84.580 Doanh thu DNNVV 46.710 59.773 78.384 Trong đó: DTXK 21.039 22.107 37.511

(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai )

+ Vai trò góp phần thu hút vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nguồn vốn của DNNVV trong giai đoạn 2011-2013 cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.5: Nguồn vốn đầu tƣ Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 DNNVV 64.462 66.197 65.788 DN lớn 104.776 117.097 133.951 Ngành CN 127.430 145.563 156.087

(Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai)

2.2 Sơ lƣợc về phần mềm kế toán hiện nay

Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý là một trong những ứng dụng sớm nhất trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin ở nƣớc ta. Đặc biệt, những phần mềm kế toán; phần mềm quản lý nhân sự; phần mềm quản lý sản xuất … là những sản phẩm CNTT đƣợc rất nhiều doanh nghiệp đƣa vào sử dụng phục vụ công tác quản lý. Với tính chất khuôn mẫu và chuẩn mực, ngành kế toán sớm đƣợc triển khai công nghệ thông tin vào ứng dụng thực tế. Các phần mềm kế toán xuất hiện tƣơng đối khá nhiều trên thị trƣờng, từ chỗ chỉ có vài phần mềm kế toán trong nƣớc sản xuất vào năm 1999 nhƣ: AccNet; Bravo 6.0; Esoft; Effect; Unesco; ViNET 1.0 hoặc khoảng từ 2005 đến 2008 đã xuất hiện một số phần mềm nƣớc ngoài sản xuất nhƣ: ACCPAC aSeries; Solomon 6.0; Navison; Quickbooks Pro; Exact Software; Peachtree Accounting…thì đến hôm nay, theo thống kê chƣa đầy đủ của tác giả có khoảng trên 150 nhà cung cấp phần mềm kế toán là tổ chức

hoặc cá nhân. Mỗi nhà cung cấp đều có những điểm mạnh và nhƣợc điểm rất khác nhau, sản phẩm rất đa dạng phù hợp với nhiều loại hình cũng nhƣ quy mô của doanh nghiệp. Một số nhận xét cơ bản về phần mềm kế toán hiện nay nhƣ sau:

Về xuất xứ phần mềm kế toán:

Dễ nhận thấy rằng, hầu hết các phần mềm kế toán trong nƣớc sản xuất thƣờng tập trung chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ: AccNet 2004; Bravo 6.0; Esoft; Effect; Unesco; ViNET 1.0; Acsoft; KTVN… điều này dễ hiểu bởi lẽ, một mặt các nhà sản xuất phần mềm trong nƣớc am hiểu rõ các quy định về luật pháp Việt Nam có liên quan đến kế toán, mặt khác chi phí đầu tƣ để khai thác thị trƣờng trong nƣớc là tƣơng đối thấp và rất phù hợp với khả năng tài chính của họ. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam mà nhất là những doanh nghiệp có quy mô lớn, họ bao giờ cũng có sẵn phần mềm từ nƣớc họ mang sang (rất nhiều lý do để buộc họ phải mang sang phần mềm, nhƣng có lẽ lý do nội bộ là trên hết), mặt khác nếu họ có nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán thì nhu cầu họ rất cao có khi “quá tầm” của nhà sản xuất Việt Nam.

Về giá cả phần mềm:

Phần mềm sản xuất trong nƣớc hầu nhƣ giá phí cài đặt luôn thấp hơn rất nhiều so với phần mềm kế toán nƣớc ngoài. Gía cả các phần mềm kế toán trong nƣớc sản xuất thấp nhất từ vài triệu đồng và cao nhất chƣa quá một tỷ đồng; trong khi đó giá phí của các phần mềm kế toán nƣớc ngoài sản xuất giá phí thấp nhất từ 500 đô la cho đến cao nhất có thể từ vài trăm ngàn đô la.

Về tính phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành:

Đa số các phần mềm kế toán phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có giao diện dễ sử dụng, rất phù hợp với trình độ mặt bằng chung về kiến thức tin học và tƣơng đối phù hợp với các quy định luật pháp hiện hành; ngƣợc lại các phần mềm kế toán sử dụng cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc các tập đoàn đa quốc gia thì giao diện rất phức tạp (do nhu cầu lớn về thông tin quản lý) và cồng kềnh, cá biệt có nhiều phần mềm kế toán nƣớc ngoài sản xuất, các mẫu báo cáo (report) không đúng mẫu nhƣ quy định hiện hành về chế độ kế toán của Bộ tài chính (buộc lòng họ phải xin cơ chế sử dụng riêng).

Về tính bảo mật của phần mềm kế toán:

Nhìn chung các phần mềm kế toán nƣớc ngoài sản xuất có độ bảo mật cao hơn các phần mềm kế toán trong nƣớc sản xuất. Phần lớn các phần mềm kế toán lớn nhỏ khác nhau, ít nhiều đều có bảo mật, nhƣng mức độ cao thấp thì hoàn toàn khác nhau, một phần điều này cũng do luật hiện hành không quy định bảo mật ở mức nào, mà phần lớn bảo mật nhƣ là một nhu cầu của ngƣời sử dụng. Ví dụ nhƣ phần mềm kế toán Bravo 6.0 thiết lập mức bảo mật tới từng công việc hay nhiệm vụ (task) đƣợc phân công, đôi lúc cũng gây ra sự khó khăn cho ngƣời kế toán thực thi công việc.

Vấn đề phần mềm kế toán đóng gói và phần mềm không đóng gói:

Hầu hết các phần mềm kế toán đang lƣu hành thƣơng mại trên thị trƣờng đều đƣợc đóng gói (tức đã biên dịch mã nguồn chƣơng trình), việc chỉnh sửa và nâng cấp phần mềm đều lệ thuộc vào nhà cung cấp (đang giữ bộ mã nguồn chƣơng trình). Tuy nhiên có một số doanh nghiệp có đội ngũ IT (Information technology) mạnh, thƣờng khi thiết kế và xây dựng chƣơng trình phần mềm kế toán thì không biên dịch mã nguồn, đây cũng là một lỗ hổng dễ bị các nhân viên khác bên ngoài hoặc bên trong thâm nhập đánh cắp dữ liệu kế toán (Công ty TNHH Bitis Đồng Nai).

2.3 Giới thiệu về phần mềm kế toán KeyFa

2.3.1 Lịch sử ra đời và phát triển phần mềm kế toán KeyFa

Tiền thân của phần mềm kế toán KeyFa là một chƣơng trình kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào đầu ra của một doanh nghiệp nhằm phục vụ số liệu cho công tác kế toán thuế vào năm 2005, đƣợc viết trên nền ngôn ngữ lập trình Microsoft Visual FoxPro 7.0, tác giả chƣơng trình cũng là tác giả của luận văn này. Xuất phát từ chỗ tác giả là một ngƣời làm công tác kế toán thực tế tại đơn vị, thông qua công việc hàng ngày, từng bƣớc tác giả đã xây dựng và phát triển chƣơng trình này thành từng Mô-đun kế toán, từ chỗ từng phần riêng biệt và đơn giản cho đến hệ thống chƣơng trình đa năng phức tạp, có liên kết chặt chẽ và nhất quán để rồi trở thành một phần mềm kế toán. Cuối năm 2009, phần mềm này đã đƣợc tác giả đóng gói (biên dịch dịch mã nguồn, tạo thành sản phẩm thƣơng mại) bắt đầu cung cấp cho khoảng hơn 30 doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai vận hành chạy thử. Cũng vào thời gian đó, Phần mềm kế toán KeyFa cũng đã tham gia dự thi “Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Đồng Nai“ và đã đƣợc hội đồng thi chấm giải nhì. Từ đó đến nay, hàng

năm, đặc biệt là mỗi khi có sự thay đổi của các chế độ kế toán hiện hành, phần mềm kế toán KeyFa luôn đƣợc tác giả nâng cấp hoặc thay đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, phần mềm kế toán KeyFa đã đƣợc trên 120 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai sử dụng. Hiện tại, phần mềm kế toán KeyFa thuộc về nhà cung cấp là Công ty TNHH MTV Phần mềm kế toán và Đại lý thuế An Đức.

2.3.2 Đặc điểm của phần mềm kế toán KeyFa

Phần mềm kế toán KeyFa đƣợc xây dựng và phát triển trên nền tảng Microsoft Visual FoxPro, chạy ổn định trên máy đơn, hoặc có thể chạy trên mạng nội bộ nhỏ (từ 2 đến 4 máy trạm, không cần có máy server ( máy chủ)). Nó bao gồm 8 Mô-đun chính gồm:

- Mô-đun Thủ tục khai báo hệ thống (sử dụng chung) - Mô-đun Kế toán tổng hợp (dữ liệu riêng)

- Mô-đun Kế toán chi tiết (dữ liệu riêng)

- Mô-đun Kế toán giá thành (sử dụng dữ liệu từ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết)

- Mô-đun In ấn Báo cáo và sổ sách (sử dụng chung) - Mô-đun Khóa sổ ; mở sổ sách

- Mô-đun trung tâm xử lý số liệu theo ngƣời dung (sử dụng chung) - Mô-đun quản lý khấu hao và phân bổ chi phí ngắn hạn, dài hạn

Ngoài ra phần mềm kế toán KeyFa còn có 8 mô-đun nhỏ đƣợc xem nhƣ những chức năng xử lý riêng biệt, chủ yếu hỗ trợ kỹ thuật cho ngƣời sử dụng, cụ thể là những Mô-đun sau:

- Mô-đun phục hồi dữ liệu ngƣời dùng - Mô-đun kết xuất dữ liệu kê khai thuế

- Mô-đun điều khiển chuyển đổi dữ liệu (database) ngƣời dùng

- Mô-đun thay đổi, cập nhật, chỉnh sửa mã hàng, mã vật tƣ, mã khách hàng - Mô-đun in hóa đơn bán ra

- Mô-đun kết nối dữ liệu từ kế toán viên khác trong hệ thống - Mô-đun hỗ trợ kế toán chi tiết và quản lý khác

Phần mềm kế toán KeyFa đƣợc thiết kế chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít tốn chi phí cho ngƣời sử dụng. Chỉ cần 1 ngày hƣớng dẫn, với một ngƣời kế toán có trình độ căn bản về tin học thì họ có thể cài đặt và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán KeyFa. Sau đây là một số tính năng cơ bản của phần mềm :

 Tƣơng thích với hệ điều hành Windows nhƣ: Windows ME; Windows XP; Windows Vista; Windows 7; Windows 8

 Yêu cầu cấu hình máy tính không cao (chíp xử lý; ram bộ nhớ; đĩa cứng ... ) do vậy phù hợp với nhiều đơn vị kế toán có quy mô nhỏ không đƣợc trang bị máy tính chất lƣợng cao.

 Việc cài đặt chƣơng trình rất đơn giản (có thể cài đặt qua hệ thống điều khiển từ xa TeamViewer) vì Phần mềm kế toán KeyFa đƣợc xây dựng trên nền tảng Microsoft Visual FoxPro, nó vừa là ngôn ngữ lập trình đồng thời vừa là hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

 Trên cùng một máy ngƣời dùng có thể tạo đƣợc nhiều cơ sở dữ liệu kế toán, rất thích hợp cho những đơn vị hành nghề làm dịch vụ kế toán.

 Giao diện đơn giản và thân thiện, kết hợp sử dụng chuột và bàn phím linh hoạt. Trợ giúp ngƣời dùng hệ thống tài khoản, hệ thống mã khách hàng, hệ thống mã hàng, trợ giúp tìm kiếm bất cứ một bút toán (tìm kiếm theo: số hóa đơn; theo mã khách hàng; theo tên khách hàng; theo ngày ghi sổ; theo tài khoản đối ứng …) kiểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)