Ngoài việc đƣa tin, báo chí cũng cần tạo diễn đàn trao đổi, tranh luận giữa nhiều tầng lớp, đối tƣợng công chúng và ngay chính khán giả thuộc cùng nhóm. Muốn phát huy tốt hơn vai trò của mình trong mối quan hệ với dƣ luận xã hội, cơ quan báo chí cần có cách đƣa tin đa dạng, nhiều chiều, có tính phản biện cao. Tuy nhiên, thông tin nhiều chiều cũng là vấn đề khá phức tạp và còn tùy thuộc vào tƣ duy chính trị và tính chuyên nghiệp của báo chí. Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Chỉ khi nào báo chí thể hiện và đảm nhận đƣợc vai trò tƣơng tác xã hội và thông qua đó dẫn dắt hƣớng dẫn dƣ luận xã hội thì nó mới thực sự thu hút đƣợc công chúng và dƣ luận xã hội vào ảnh hƣởng chính trị của mình” [18, tr.160].
Ngoài việc phản ánh sự kiện, vấn đề đa diện, nhiều chiều thì tính phản biện cũng là một yêu cầu cao mà xã hội và công chúng đặt ra cho thông tin báo chí. Phản biện với tinh thần xây dựng, đòi hỏi nhà báo phải có bản lĩnh, hiểu biết sâu sắc và trên hết là có “tâm” trong sáng. Tính đa chiều và phản biện là nhân tố hết sức quan trọng làm nên vị thế của cơ quan báo chí.
Theo khảo sát của luận văn, 86% lƣợt ý kiến khán giả mong muốn “thông tin đa chiều, mang tính phản biện” cao hơn nữa.
Do tính chính trị của Kênh truyền hình thuộc đài phát thanh quốc gia cao nên việc phát huy vai trò phản biện trước những vấn đề nổi cộm, bức xúc diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội còn nhiều khó khăn. (Phiếu phỏng vấn sâu số 3, phỏng vấn ông P.V.L, Phó Trƣởng Ban Tuyên giáo Trung ƣơng).
Trích dẫn lại nhận xét củaông P.V.L, Phó Trƣởng Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, ngƣời đƣợc phân công lãnh đạo, định hƣớng hoạt động báo chí để thấy rằng một số cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị còn gặp trở ngại trong thực hiện chức năng tham gia tổ chức, giám sát và quản lý xã hội. Khán giả Hà Nội mong muốn
Kênh VOVTV tích cực hơn trong thông tin chống tham nhũng, tiêu cực; phản biện các chủ trƣơng, chính sách đƣợc đƣa ra với tinh thần góp ý, xây dựng, bảo vệ lẽ phải và quyền lợi chính đáng của nhân dân. Những tuyến bài, phóng sự điều tra về những vấn đề bức xúc của dƣ luận chƣa nhiều. Việc tham gia của nhiều chuyên gia trong chƣơng trình trực tiếp S hôm nay với những phân tích thuyết phục, góp phần định hƣớng dƣ luận xã hội thời gian qua trên Kênh VOVTV đã tạo đƣợc sự quan tâm của khán giả Hà Nội. Tuy nhiên, tính đa chiều đối với một sự kiện, vấn đề cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vẫn còn nhiều vụ việc chƣa đƣợc phân tích cặn kẽ, chẳng hạn Tòa nhà 8B Lê Trực, viêc chặt và thay mới cây xanh ở Hà Nội; vụ lắp ống dẫn nƣớc ảnh hƣởng đến cuộc sống, sinh hoạt của ngƣời dân ở phố Khƣơng Trung; vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung... Trong khi nhiều cơ quan báo chí khác đƣa tin hằng ngày ở nhiều ngóc ngách, khía cạnh thì Kênh VOVTV mới phản ánh những thông tin chung nhất và các bƣớc đi hành chính của cơ quan chức năng trong xử lý vụ việc, ít có những bàn luận đa chiều.
Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ “tính chính trị” nhƣ ông P.V.L, Phó Trƣởng Ban Tuyên giáo Trung ƣơng nhận xét. Kênh VOVTV là công cụ lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Nhiệm vụ quan trọng là góp phần tạo sự đồng thuận, huy động mọi nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Việc đào sâu, mở rộng nhiều vấn đề có thể đáp ứng nhu cầu thông tin, tính hiếu kỳ của một bộ phận khán giả nhƣng cũng có thể là yếu tố làm phức tạp thêm tình hình. Nguyên nhân thứ hai của tình trạng thông tin ít đa chiều, tính phản biện chƣa cao còn xuất phát từ chính đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên chƣa dám dấn thân đến cùng với các sự kiện, vấn đề gây bức xúc dƣ luận. Kinh phí hạn hẹp, phóng viên chỉ chú trọng phản ánh các vấn đề diễn ra trên địa bàn thủ đô mà chƣa có điều kiện đi thực tế phản ánh nhiều vấn đề ở các địa phƣơng. Nhận rõ đƣợc hạn chế và nguyên nhân giúp Kênh VOVTV có biện pháp khắc phục và gia tăng tính đa chiều, phản biện xã hội trong thời gian tới.