Mục đích xem Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội

Một phần của tài liệu Kênh truyền hình đài tiếng nói việt nam (VOVTV) và công chúng hà nội (Trang 64 - 75)

Đọc báo, nghe đài phát thanh, xem truyền hình…là một trong những hoạt động có mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con ngƣời. Chính mục đích sẽ quyết định việc một cá nhân lựa chọn tờ báo nào, kênh phát thanh, kênh truyền hình nào để theo dõi; đồng thời chi phối cách thức đọc, nghe, xem của cá nhân đó. Mục đích xem đài, đọc báo của công chúng cũng là chỉ số đo lƣờng quan trọng phản ánh nhu cầu và chủ đích theo dõi báo chí của công chúng. Hiểu đƣợc vì sao công chúng lựa chọn tờ báo hay kênh truyền hình này để xem, lãnh đạo cơ quan báo chí có thể sắp xếp các chƣơng trình phù hợp mong muốn xem của công chúng và có sự đầu tƣ hợp lý về nội dung, hình thức chƣơng trình.

Kết quả khảo sát mục đích chính xem Kênh VOVTV của khán giả Hà Nội đƣợc tổng hợp ở biểu đồ 2.4. Ở mục này, khán giả có thể chọn xem Kênh VOVTV với nhiều mục đích cùng lúc.

Biểu đồ 2.4: Mục đích chính khi xem Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội

Nắm bắt thông tin thời sự là nhu cầu căn bản đầu tiên khiến khán giả lựa chọn báo nào để đọc, kênh gì để nghe và xem. Đó là lý do có 378/415 lƣợt ý kiến chọn xem Kênh VOVTV với mục đích theo dõi tin tức, thời sự chiếm 91,1% Trong các

loại hình báo chí hiện nay, truyền hình đƣợc xem nhƣ phƣơng tiện giải trí thông dụng và giải trí, thƣ giãn cũng là mục đích ƣu tiên lựa chọn của công chúng sau giờ làm việc. Do đó có 348/415 lƣợt ý kiến chọn xem Kênh VOVTV với mục đích giải trí, thƣ giãn chiếm 83,9%. Nhu cầu tìm hiểu, mở mang kiến thức để phục vụ cho học tập, công việc, đời sống cũng là lựa chọn của nhiều đối tƣợng công chúng nên có 212/415 lƣợt ý kiến chọn xem Kênh VOVTV để bổ sung kiến thức chiếm 51,1%.

Theo dõi tin tức thời sự, thƣ giãn giải trí và học hỏi mở mang kiến thức là ba lý do chính để công chúng Hà Nội chọn Kênh VOVTV trong số hơn 100 kênh truyền hình quảng bá hiện có trong nƣớc để xem. Điều này cho thấy kênh truyền hình này đã phản ánh đúng mối quan tâm của công chúng thủ đô đối với các vấn đề thời sự, dân sinh, giải trí với các sự kiện diễn ra hàng ngày trong cả nƣớc và thế giới. Đây cũng là định hƣớng phát triển của đơn vị hiện nay: Thời sự - Dân sinh - Giải trí.

Phân tích kết quả điều tra cho thấy, công chúng Hà Nội xem Kênh VOVTV nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của bản thân, đó là nhu cầu nắm bắt, hiểu biết các sự kiện, hoạt động thời sự diễn ra thủ đô và thông tin từ các tỉnh thành cả nƣớc và thế giới; nhu cầu giải trí, thƣ giãn sau những giờ lao động, học tập; nhu cầu tìm hiểu, mở mang kiến thức để phục vụ cho học tập, công việc, đời sống; nhu cầu cập nhật thông tin kinh tế thị trƣờng hữu dụng cho việc làm ăn, mua bán; nhu cầu tham gia vào các hoạt động tập thể, kết bạn, chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận trên nhiều lĩnh vực.

Hầu hết khán giả Hà Nội với 378/415 lƣợt ý kiến trả lời xem Kênh VOVTV với mục đích theo dõi tin tức, thời sự phản ánh sự quan tâm của công chúng thành phố đối với các vấn đề thời sự, chính trị cũng nhƣ những diễn biến của mọi mặt đời sống cả nƣớc. Đây cũng là thế mạnh của Kênh vừa cập nhật tình hình thời sự bằng việc phát sóng các bản tin của Kênh vừa tiếp sóng Kênh truyền hình Quốc hội - đơn vị truyền hình trực thuộc Đài TNVN. Ƣu thế này cần tiếp tục phát huy.

Tuy nhiên, khi so sánh ta thấy có sự chênh lệch giữa các mục đích xem, đặc biệt tỉ lệ ngƣời xem để lấy thông tin kinh tế, giá cả thị trƣờng, thời tiết, giao thông và mục đích giao lƣu, chia sẻ khá thấp (12,7% và 7,6%). Phải chăng, cơ cấu nội dung của Kênh VOVTV còn phân bổ chƣa đồng đều cả về số lƣợng và chất lƣợng các

chƣơng trình: chƣa đầu tƣ thỏa đáng cho mảng các chƣơng trình giải trí, thƣ giãn. Việc thỏa mãn các nhu cầu khác của công chúng chƣa đƣợc chú ý đúng mức, cần phải bố trí, sắp xếp lại để có thể đáp ứng đƣợc mong muốn của nhiều đối tƣợng công chúng khác nhau, góp phần gia tăng số lƣợng cũng nhƣ sự gắn bó của khán giả.

2.3.2. Phương thức xem và những chương trình công chúng Hà Nội thường xem trên Kênh VOVTV

Hoạt động giao tiếp giữa một kênh truyền hình và công chúng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kỹ thuật, tức khả năng phát sóng - thu nhận tín hiệu. Hiệu quả truyền thông sẽ không đạt đƣợc nếu một chƣơng trình truyền hình dù có nội dung thông tin thiết thực, hình thức thể hiện sinh động mà khán giả không thể xem đƣợc. Nguyên nhân khiến khán giả không thể tiếp cận đƣợc các chƣơng trình truyền hình có thể là: không có tivi hoặc phƣơng tiện hỗ trợ xem; tivi không bắt đƣợc sóng, bị nhiễu kỹ thuật hay gói cáp của hộ gia đình không bao gồm kênh đó… Để đạt đƣợc mục đích giao tiếp giữa một kênh truyền hình và công chúng điều kiện cần là khả năng thu nhận tín hiệu tốt, đảm bảo chất lƣợng, an toàn. Khảo sát phƣơng thức xem của công chúng sẽ giúp đơn vị truyền thông cần có phƣơng án lựa chọn hệ thống truyền dẫn để có phƣơng thức xem truyền hình tốt nhất cho công chúng.

Phƣơng tiện xem và hệ thống truyền dẫn phát sóng và là điều kiện để công chúng xem tivi. Về tiêu chí này, luận văn tổng hợp đƣợc kết quả ở bảng 2.7 và bảng 2.13 (Phụ lục). Theo khảo sát, 85,1% số ngƣời đƣợc hỏi xem Kênh VOVTV qua mạng cáp, đầu thu kỹ thuật số. Điều này có thể lý giải do mạng cáp có mặt ở khắp các quận trong thành phố Hà Nội. Ở Huyện Mỹ Đức cũng đã triển khai đƣa đầu thu kỹ thuật số đến từng hộ gia đình trong thời gian tác giả khảo sát. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ trong địa bàn khảo sát không có điều kiện xem truyền hình cáp trả tiền nên chỉ xem Kênh VOVTV bằng anten ngoài trời. Con số này không nhiều, chiếm 2,7% mẫu điều tra. Tỉ lệ 12,3% khán giả Hà Nội xem trực tuyến hoặc xem lại trên mạng internet thƣờng là những ngƣời làm việc văn phòng, tranh thủ nghỉ ngơi xem lại chƣơng trình yêu thích hoặc xem để lấy thông tin phục vụ học tập, công việc.

Số lƣợng tivi mà mỗi gia đình sở hữu là điều kiện ảnh hƣởng đến việc xem truyền hình của các đối tƣợng khán giả. Tùy giới tính, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, sở thích, lịch sinh hoạt mỗi ngƣời có thời điểm, thời lƣợng và nội dung xem truyền hình khác nhau. Sẽ rất khó hài hòa việc xem chƣơng trình của các đối tƣợng (nhất là gia đình có nhiều thế hệ) khác nhau nếu gia đình chỉ có 1 tivi. Rất khó để đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin khi hai hoặc nhiều đối tƣợng khán giả trong gia đình thích các chƣơng trình khác nhau trong cùng một khung giờ phát sóng.

Kết quả khảo sát bảng 2.7 (Phụ lục) cho thấy: 79,3% mẫu điều tra đƣợc hỏi cho biết nhà có 1 tivi; số gia đình có 2 tivi chiếm 13,7% và 4,8% có 3 tivi trở lên; 2,2% còn lại là nhóm đối tƣợng công chúng không có tivi chủ yếu là sinh viên, công nhân ở trọ. Số gia đình có 2 tivi trở lên chỉ bằng khoảng ¼ (chiếm 18,5%) số nhà có 1 tivi, đồng nghĩa với việc lƣợng lớn khán giả tiềm năng chƣa đƣợc tiếp cận nội dung chƣơng trình truyền hình trong đó có Kênh VOVTV. Phân tích này có ý nghĩa đối với việc cơ cấu, sắp xếp chƣơng trình không chỉ căn cứ vào tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, định hƣớng phát triển, khả năng sản xuất của Kênh VOVTV mà còn trên cơ sở nghiên cứu mối tƣơng quan với các kênh khác, làm sao phát huy tối đa lợi thế, tránh “đối đầu” với những chƣơng trình mạnh cùng một khung giờ bắt buộc phải chia sẻ khán giả. Đặc biệt, mỗi chƣơng trình phát sóng phải xác định đƣợc công chúng đích, biết rõ đối tƣợng này muốn xem gì, nội dung đó đƣợc thể hiện ra sao, phát vào thời điểm nào với thời lƣợng bao nhiêu để đáp ứng cho phù hợp.

Địa điểm công chúng thƣờng xem là một chỉ số để xác định môi trƣờng công chúng tiếp nhận thông tin và khả năng công chúng chia sẻ thông tin với ngƣời khác. Công chúng cũng có thể xem tivi ở nhiều địa điểm khác nhau.

Kết quả tổng hợp mẫu điều tra bảng 2.14 (phụ lục): Có 90% số ngƣời đƣợc hỏi thƣờng xem tivi ở nhà mình; 4,3% xem ở nơi làm việc; 3,5% xem ở nhà hàng, bệnh viện, quán cà phê; 1,7% xem ở nhà hàng xóm; chỉ có 1,1% xem ở nơi khác (không ghi rõ là nơi nào). Phần lớn công chúng có xu hƣớng ở nhà mình để nghỉ ngơi và xem tivi sau một ngày học tập, làm việc. Điều này phù hợp với tỉ lệ 30,9% khán giả xem Kênh VOVTV vào buổi tối. Nếu có ra ngoài vào thời gian này thì họ đi vì mục

đích khác chứ không phải để xem tivi. Số lƣợng ngƣời xem ở quán cà phê, nhà hàng, bệnh viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa chỉ chiếm 3,2% và rơi vào đối tƣợng học sinh, sinh viên xa nhà, lực lƣợng vũ trang. Chỉ báo xem tivi ở nhà hàng xóm cũng thấp do điều kiện kinh tế của ngƣời dân Hà Nội ở mức tƣơng đối cao, thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng chiếm 51,6% có thể mua sắm tivi và thiết bị hỗ trợ để xem. Nhịp sống hiện đại, ngƣời dân chỉ muốn mọi sinh hoạt thuận tiện nhà mình, không còn thói quen sang nhà hàng xóm xem tivi, bàn luận nhƣ trƣớc nữa.

Kết quả khảo sát về những chƣơng trình truyền hình công chúng thƣờng xem và các chƣơng trình công chúng ít xem sẽ là chỉ số tham khảo giúp ban lãnh đạo xem xét hiệu quả đầu tƣ. Chƣơng trình nào có khả năng thu hút công chúng tốt tiếp tục đầu tƣ, phát huy; nâng cao hơn nữa chất lƣợng nội dung và đổi mới hình thức thể hiện. Chƣơng trình nào có quá ít khán giả xem có thể rà soát lại các khâu trong quy trình sản xuất: đề tài nội dung có thực sự hữu ích với khán giả không, hình thức có sinh động không, khâu quảng bá, quảng cáo chƣơng trình tốt chƣa, thời lƣợng và thời điểm phát sóng chƣơng trình phù hợp chƣa. Nếu lƣợng khán giả quá ít và liên tục giảm trong khoảng thời gian dài thì có thể mạnh dạn loại bỏ, ngừng sản xuất chƣơng trình đó. Đối với nội dung khán giả thƣờng xem, kết quả khảo sát sẽ là bằng chứng về khả năng thu hút công chúng của từng chƣơng trình để từ đó dự báo khả năng tác động, xem xét hiệu quả đầu tƣ, tính bài toán kinh tế truyền thông cho đơn vị.

Về các chƣơng trình khán giả Hà Nội thƣờng xem trên Kênh VOVTV, kết quả điều tra tổng hợp đƣợc biểu đồ 2.5 và bảng 2.15 (Phụ lục).

Biều đồ 2.5: Một số chƣơng trình Kênh VOVTV công chúng Hà Nội thƣờng xem

Theo đó, Tin tức 63 tỉnh thành, S hôm nay, Phim truyện, Sắc màu cuộc sống, Thời sự tiếp sóng Kênh Truyền hình Quốc hội, Các vấn đề xã hội, Thể thao là những chƣơng trình đƣợc xem nhiều nhất lần lƣợt chiếm tỉ lệ 10,4%; 11,0%, 4,6%; 5,1%; và 4,4% số ngƣời trong mẫu điều tra lựa chọn. Kế đến là các chƣơng trình có tỉ lệ ngƣời xem đạt từ từ 3-4% nhƣ: MV của bạn, Quốc tế, Văn hóa giáo dục, Đời sống xã hội, Kinh tế 24h… Đứng thứ ba là các chuyên đề: Tiếng nói ngƣời lao động, Bảo hiểm xã hội, Ngƣời yêu nghệ thuật, Đoàn kết là sức mạnh, Nhìn ra thế giới… chiếm tỉ lệ dƣới 3% số lƣợng ngƣời đƣợc hỏi chọn xem.

Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy, khán giả Hà Nội thƣờng lựa chọn những chƣơng trình có nội dung thiết thực với đời sống, đáp ứng đƣợc nhu cầu nắm bắt tình hình thời sự nói chung. Dẫn đầu về độ thu hút khán giả là các bản tin: Tin tức 63 tỉnh thành, S hôm nay, Thời sự tiếp Kênh Quốc hội phát lúc 11h15, 18h30 và 11h45 với ƣu thế thông tin nhanh, chính xác, khách quan phản ánh mọi mặt đời sống Hà Nội và các tỉnh, thành cả nƣớc.Khán giả Hà Nội cũng có nhu cầu đƣợc giải trí bằng phim truyện, chƣơng trình nghệ thuật, ca nhạc; nhu cầu bổ sung kiến thức về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, kinh tế…

Những nội dung khán giả Hà Nội thƣờng xem mà luận văn tổng hợp đƣợc không nằm ngoài nhu cầu chung của khán giả truyền hình Việt Nam đã đƣợc nhiều

tác giả nghiên cứu. Tác giả Trần Bảo Khánh trong luận án Công chúng truyền hình Việt Nam cho biết 63,2% khán giả thích xem các chƣơng trình tin tức, thời sự; 62,2% thích xem phim; 33,4% thích xem phim tài liệu; 18,6% thích xem ca nhạc [43, tr.132]. Tỉ lệ công chúng Hà Nội thƣờng xem tin tức, thời sự của Kênh VOVTV vẫn giữ vị trí dẫn đầu tuy chỉ chiếm tỉ lệ 10,4%. Không khó giải thích sự khác biệt này vì phạm vi khảo sát của tác giả Trần Bảo Khánh rộng trên cả nƣớc và nội dung khảo sát là tin tức, thời sự nói chung, còn luận văn điều tra trên phạm vi hẹp, chỉ tập trung nghiên cứu công chúng ở một địa phƣơng trong số 63 tỉnh, thành trong cả nƣớc.

Vẫn có một số chƣơng trình ít đƣợc khán giả trong mẫu điều tra chọn xem nhƣ chuyên đề Nghệ thuật và cuộc sống (1.7%), Thanh niên (2.4%), Ngƣời và nghề (7.7%), tổng hợp từ bảng 2.15 (Phụ lục).

Đáng lƣu ý, một số chƣơng trình gắn liền với nhiệm vụ chính trị của Kênh là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với các tầng lớp nhân dân nhƣ chuyên đề Chính trị chỉ chiếm tỉ lệ chƣa bằng một nửa so với tin tức thời sự tổng hợp với 4,3%. Hoặc chuyên đề Hồi âm thƣ khán thính giả là cầu nối giữa các hệ phát thanh và Kênh VOVTV với khán giả khắp mọi miền đất nƣớc, giúp khán, thính giả gửi thƣ yêu cầu hay thắc mắc cần đƣợc giải đáp tới các cơ quan chức năng tỉ lệ ngƣời xem chỉ chiếm 2,6% trong mẫu điều tra. Đây là chƣơng trình thể hiện tính tƣơng tác tƣơng đối rõ của Kênh nhƣng chƣa đƣợc công chúng xem và phản hồi nhiều. Điều này có thể lý giải do tính chuyên biệt nên chỉ những công chúng cần nhắn tìm đồng đội, ngƣời thân mới liên hệ với các đơn vị truyền thông của Đài.

Mặc dù chỉ là kết quả tổng hợp từ 415 phiếu hỏi ở 3 địa bàn quận, huyện Hà Nội nhƣng kết quả này là dữ liệu thực tế Kênh VOVTV có thể tham khảo để đánh giá một cách toàn diện khả năng thu hút khán giả của từng chƣơng trình. Với các nguồn khảo sát khác nhau, lãnh đạo Kênh sẽ có thêm kết quả tổng hợp những chƣơng trình có số khán giả thƣờng xem nhiều nhất hoặc ít nhất. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Kênh sẽ có biện pháp phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế trong từng chƣơng trình để có hƣớng điều chỉnh, thay đổi phù hợp.

2.3.3. Tác động của những chương trình trên Kênh VOVTV đến công chúng Hà Nội và việc sử dụng thông tin nhận được

Tác động đến nhận thức, làm thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của đối tƣợng tiếp nhận là một trong những chức năng của truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng hƣớng đến. TTĐC trong đó có báo chí thực hiện đƣợc chức năng này nhờ vào hiệu quả của thông tin mà một trong những chỉ số đo lƣờng là sự phản hồi của công chúng. Sự phản hồi này thể hiện ý kiến về các thông tin mà họ tiếp nhận đƣợc, thông qua đó cho thấy tác động của báo chí đối với công chúng.

Để biết các chƣơng trình Kênh VOVTV có tác động đến công chúng Hà Nội hay không và tác động nhƣ thế nào, nhóm nghiên cứu khảo sát xem thông tin trên

Một phần của tài liệu Kênh truyền hình đài tiếng nói việt nam (VOVTV) và công chúng hà nội (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)