Những nhân tố tác động tới nhu cầu tiếp nhận và sử dụng thông tin trên

Một phần của tài liệu Kênh truyền hình đài tiếng nói việt nam (VOVTV) và công chúng hà nội (Trang 83 - 88)

trên Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội

2.3.5.1. Giới tính

Kết quả khảo sát cho thấy: giới tính có ảnh hƣởng đến nhu cầu tiếp nhận các loại hình thông tin và cách thức sử dụng thông tin của công chúng. Trong số khán giả xem Kênh VOVTV từ 3-5 giờ mỗi tuần có 49% là nam giới và 51% là nữ giới. Mặc dù phụ nữ thƣờng bận rộn nhiều hơn với việc nhà nhƣng các mẫu trong diện điều tra vẫn sắp xếp xem tivi với thời gian gần nhƣ tƣơng đƣơng với nam giới. Điều này cho thấy họ đã chủ động hơn trong việc tự đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của mình. Nếu so sánh với kết quả khảo sát của tác giả Trần Bảo Khánh trong Công chúng truyền hình Việt Nam: phụ nữ có ít thời gian xem truyền hình hơn nam giới (có 72,4% phụ nữ thƣờng xem so với tỉ lệ này ở nam là 77,1%) [43, tr.78) thì tỉ lệ này không quá chênh lệch.

Xét về nội dung thƣờng xem trong mối tƣơng quan với giới tính, kết quả khảo sát của luận văn cũng có chút thay đổi so với kết quả khảo sát của tác giả Trần Bảo Khánh. Theo Công chúng truyền hình Việt Nam, nam giới quan tâm chƣơng trình thời sự nhiều hơn, trong khi phân tích số liệu của luận văn ở công chúng Hà Nội với Kênh VOVTV, tỉ lệ này gần nhƣ tƣơng đƣơng là 12,5% và 14%. Đối với chƣơng trình phim truyện và giải trí, nữ giới vẫn thƣờng xem nhiều hơn (nữ chiếm 5,3% số ngƣời thƣờng xem phim truyện, nam chiếm 1,1%. Nội dung thƣờng xem cũng thể hiện mục đích chính xem Kênh VOVTV của khán giả. Với mục đích theo dõi tin tức, thời sự, tỉ lệ chọn ở nam - nữ gần nhƣ tƣơng đƣơng; riêng mục đích giải trí, thƣ giãn đƣợc phụ nữ lựa chọn nhiều hơn. Phụ nữ thủ đô hiện tại đã có sự thay đổi trong lựa chọn nội dung tiếp nhận, cụ thể là quan tâm nhiều hơn đến tình hình thời sự mặc dù mục đích chính khi xem truyền hình vẫn là giải trí, thƣ giãn.

Địa bàn điều tra của luận văn gồm 3 địa phƣơng: 1 quận trung tâm (Hoàn Kiếm), 1 quận ngoại vi nhƣng khá phát triển (Hà Đông) và 1 huyện ngoại thành (Mỹ Đức). Kết quả phân tích số liệu thu đƣợc cho thấy ngƣời dân ở huyện Mỹ Đức dành thời lƣợng trên 7 giờ mỗi tuần xem Kênh VOVTV cao hơn quận Hà Đông và quận Hoàn Kiếm với tỉ lệ 73% so với 20% và 7%.

Điều này có thể lý giải: ở quận trung tâm và ngoại vi, tập trung nhiều công chức, viên chức, sinh viên, ngƣời dân có nhiều sự lựa chọn xem nhiều kênh, nhiều loại hình báo chí, mạng xã hội do điều kiện thuận lợi về công nghệ, kỹ thuật nên bị phân tán, chia sẻ thị phần công chúng. Còn ở quận ngoại thành, không phải hộ gia đình nào cũng có điều kiện sử dụng internet để vào mạng. Việc lƣớt web, xem trực tuyến chƣa trở thành thói quen thƣờng ngày nhƣ ở thị thành. Các hộ gia đình có gói cáp để xem hàng trăm kênh truyền hình nhƣ ở nội thành cũng không nhiều. Và lựa chọn của ngƣời dân trong thời gian rảnh là chiếc tivi với số l kênh hạn định. Đó là lý do Kênh VOVTV phát sóng miễn phí và đƣợc công chúng ngoại thành lựa chọn nhiều hơn.

Về việc sử dụng thông tin, 6% khán giả quận Hoàn Kiếm trả lời là “thỉnh thoảng”, Hà Đông là 15%; Mỹ Đức là 21,6%. Việc công chúng có xem và sử dụng thông tin Kênh VOVTV vào cuộc sống, chứng tỏ thông tin có giá trị.

Qua phân tích số liệu xét theo địa bàn, công chúng huyện Mỹ Đức là đối tƣợng theo dõi thƣờng xuyên và tiếp nhận, sử dụng thông tin hiệu quả nhất trong 3 địa bàn điều tra của luận văn.

2.3.5.3.Độ tuổi

Kết quả điều tra cho thấy, ở những chƣơng trình đƣợc công chúng quan tâm nhƣ tin tức thời sự, tỉ lệ số ngƣời ở các nhóm tuổi thƣờng là: nhóm từ 26 đến 35 ( có 81/98 ngƣời xem chiếm 82,6% số ngƣời trong nhóm), nhóm từ 56 đến 65 (có 77/89 ngƣời xem chiếm 86,5%).

Đối với chƣơng trình giải trí, tỉ lệ số ngƣời ở các nhóm tuổi thƣờng xem là: nhóm từ 15 đến 25 (có 9/28 ngƣời xem chiếm 32,1% số ngƣời trong nhóm), nhóm từ 46 đến 55 (có 11/43 ngƣời xem chiếm 25,6% số ngƣời trong nhóm) và nhóm trên 65 tuổi (có 79/95 ngƣời xem chiếm 83,2%).

Tác giả Trần Hữu Quang khi nghiên cứu mối quan hệ giữa TTĐC và công chúng TP HCM nhận xét tỉ lệ xem truyền hình hầu nhƣ không có sự chênh lệch đáng kể giữa các lứa tuổi. Còn tác giả Trần Bảo Khánh khi khảo sát về công chúng truyền hình Việt Nam nói chung thì nhận thấy có sự thay đổi tƣơng đối rõ về thời gian xem truyền hình của các nhóm ngƣời ở những lứa tuổi khác nhau, trong đó “nhóm ngƣời có độ tuổi trên 55 có mức độ thƣờng xuyên xem truyền hình cao nhất” [43, tr.85]. Kết quả khảo sát của luận văn ở riêng trƣờng hợp công chúng Hà Nội và Kênh

VOVTV cũng tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Bảo Khánh.

2.3.5.4.Học vấn

Học vấn là nhân tố có ảnh hƣởng nhiều nhất đến mức độ và cách thức tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng. Nhìn chung, học vấn càng cao thì công chúng càng có nhiều mục đích để đọc báo, nghe đài, xem truyền hình…và việc tiếp nhận, sử dụng thông tin cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Kết quả khảo sát cho thấy, số ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học xem Kênh VOVTV chủ yếu để theo dõi tin tức, thời sự. Tiếp đó là mục đích xem phục vụ cho việc học tập và bổ sung thêm kiến thức, sau đó là để thƣ giãn, giải trí.

Về việc sử dụng thông tin tiếp nhận đƣợc, 28% nhóm có trình độ từ trung học phổ thông trở lên trả lời là “thƣờng xuyên” trong khi nhóm trung học cơ sở tỉ lệ này chỉ bằng một nửa (13,2%). Nhóm tiểu học thì hầu nhƣ không sử dụng thông tin tiếp nhận đƣợc vào công việc của mình.

2.3.5.5.Nghề nghiệp - Thu nhập

Cũng giống nhƣ học vấn, nghề nghiệp của công chúng có ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc tới nhu cầu tiếp nhận cũng nhƣ việc sử dụng thông tin báo chí của họ. Công chúng xem truyền hình, đọc báo theo mục đích phù hợp với công việc, nghề nghiệp của mình và có xu hƣớng trao đổi thông tin nhiều hơn với đồng nghiệp. Kết quả khảo sát của luận văn, mục đích theo dõi tin tức, thời sự (mục đích tập trung nhất của công chúng Hà Nội khi xem KênhVOVTV) thu hút số đông nhóm công chức, viên chức, nhân viên văn phòng, cán bộ quản lý, buôn bán nhỏ và hƣu trí. Đối với nhóm công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, bên cạnh mục đích nắm tin tức,

xem Kênh VOVTV còn để giải trí, thƣ giãn và học hỏi, bổ sung kiến thức. Nhóm kinh doanh xem để lấy thông tin kinh tế thị trƣờng. Nhóm các cá nhân, đơn vị có hợp tác sản xuất chƣơng trình xem để biết thông tin đƣợc phỏng vấn, phát sóng nội dung liên quan. Nhóm ngƣời nội trợ, chủ yếu là giải trí, thƣ giãn, theo dõi phim truyện là chủ yếu.

Từ mục đích quyết định nội dung xem, nhóm công chức, viên chức, lực lƣợng vũ trang và ngƣời hƣu trí thƣờng xem các chƣơng trình thời sự, chuyên đề. Nhóm công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên thƣờng xem chuyên đề Tiếng nói các đoàn thể, thanh niên, an sinh xã hội, văn hóa giao thông, phim truyện, trình ca nhạc giải trí. Nhóm kinh doanh xem chuyên đề Kinh tế, Tự hào hàng Việt Nam, Doanh nghiệp doanh nhân và Thƣơng hiệu, Bảo hiểm xã hội, Chính trị, Quốc tế. Nhóm ngƣời nội trợ xem phim truyện, ca nhạc...

Về việc sử dụng thông tin tiếp nhận đƣợc, 11% nhóm công chức, viên chức trả lời là “ thƣờng xuyên”, đối với nhóm kinh doanh tỉ lệ này là 13,1%, nhóm ngƣời nội trợ 22% hiếm khi sử dụng thông tin tiếp nhận trên Kênh VOVTV.

Thông thƣờng, khi đƣợc đáp ứng cơ bản về ăn, mặc, ở, con ngƣời mới có thể quan tâm nhiều đến nhu cầu tinh thần. Thu nhập đảm bảo đƣợc đời sống sẽ tạo điều kiện để khán giả mua tivi tốt, sử dụng các dịch vụ truyền hình chất lƣợng cao, không phải bận tâm nhiều tới mƣu kế sinh nhai, tâm trí con ngƣời sẽ thảnh thơi theo dõi những nội dung mà mình quan tâm đƣợc phát trên truyền hình.

Thực tế, việc tỉ lệ khán giả trong thu nhập trên 5 triệu đồng mỗi tháng ở Hoàn Kiếm và Hà Đông nhiều hơn ở Mỹ Đức nhƣng công chúng ở Mỹ Đức lại dành nhiều thời gian xem Kênh VOVTV nhiều hơn khán giả hai quận còn lại. Điều này có thể lý giải ngƣời dân nông thôn không có điều kiện chọn các loại hình thông tin, giải trí tốn nhiều chi phí. Trong khi Kênh VOVTV phát miễn phí nên họ chọn xem nhiều hơn. Tuy nhiên, dù ở mức thu nhập nào thì ngƣời dân Hà Nội cũng ƣu tiên xem thời sự đầu tiên.

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng 2 của luận văn tập trung khảo sát hoạt động tiếp nhận thông tin trên Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội. Luận văn đã tìm hiểu và khái quát đặc điểm của địa bàn điều tra bao gồm 1 quận nội thành, 1 quận ngoại vi và 1 huyện ngoại thành của Hà Nội. Đặc điểm nổi bật của công chúng Hà Nội là trình độ học vấn, thu nhập ở mức tƣơng đối cao; nhu cầu thông tin thời sự, giải trí cao; điều kiện tiếp xúc với báo chí, truyền thông khá thuận lợi và có quan tâm đến Kênh VOVTV.

Chƣơng 2 tập trung phân tích việc tiếp nhận thông tin từ Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội, bao gồm tần suất xem, thời lƣợng xem, thời điểm xem, mục đích xem, phƣơng thức xem, địa điểm xem, nội dung thƣờng xem. Qua đó, đánh giá tác động của các chƣơng trình trên Kênh VOVTV đến công chúng Hà Nội và việc sử dụng thông tin nhận đƣợc. Kết quả khảo sát cho thấy, Kênh VOVTV cũng tạo đƣợc sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Đông đảo công chúng thỉnh thoảng gặp đƣợc thông tin liên quan đến công việc, cuộc sống và hài lòng về các thông tin tiếp nhận đƣợc. Ngoài ra, hơn một gần một nửa ngƣời đƣợc hỏi cho biết thỉnh thoảng sử dụng các thông tin này. Tuy nhiên, việc liên hệ, trao đổi giữa khán giả và những ngƣời trực tiếp thực hiện chƣơng trình Kênh VOVTV còn quá hạn chế. Đa phần ngƣời đƣợc hỏi cho biết chƣa từng liên hệ đến Kênh VOVTV để cung cấp thông tin hoặc hỏi các vấn đề quan tâm. Chƣơng 2 cũng tìm hiểu những nhân tố tác động đến nhu cầu tiếp nhận và sử dụng thông tin trên Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội về mối liên hệ giữa giới tính, địa bàn cƣ trú, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập với tần suất xem Kênh VOVTV, mục đích xem, nội dung thƣờng xem và việc sử dụng thông tin nhận đƣợc.

Nội dung, kết quả khảo sát của chƣơng 2 sẽ là cơ sở để tác giả đƣa những khuyến nghị, giải pháp ở chƣơng 3.

Chƣơng 3:

NHẬN ĐỊNH CỦA CÔNG CHÖNG HÀ NỘIVỀ CÁC CHƢƠNG TRÌNH CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM (VOVTV) VÀ

GIẢI PHÁP THU HÖT CÔNG CHÖNG CỦA KÊNH VOVTV

Một phần của tài liệu Kênh truyền hình đài tiếng nói việt nam (VOVTV) và công chúng hà nội (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)