1.1.1.1. Thông tin và truyền thông
Hoạt động truyền thông nào cũng chứa thông tin. Thông tin thƣờng đƣợc hiểu là tin tức hay những gì thời sự, trung thực và hấp dẫn công chúng, là những chuyện khác thƣờng trong cuộc sống nhƣ câu nói nổi tiếng của Charles Anderson Dana: “Chó cắn ngƣời không phải là tin nhƣng ngƣời cắn chó là tin” [29, tr.15].
Theo Nguyễn Văn Hà: “Thông tin là nội dung của thông điệp đƣợc truyền tải giữa chủ thể phát tin và chủ thể nhận tin. Một thông điệp rõ ràng, mới lạ, hấp dẫn, hữu ích là một thông điệp có thông tin. Một bài báo ngắn nhƣng để lại ấn tƣợng mạnh nơi độc giả là một bài báo có thông tin. Ngƣợc lại, một bài báo dài nhƣng đọc xong không thấy điều gì mới lạ và hữu ích thì đó là một bài báo không có thông tin” [29, tr.14]. Nhƣ vậy, thông tin là phƣơng thức, phẩm chất và là đặc trƣng của hoạt động báo chí truyền thông.
Truyền thông theo nghĩa nghĩa Hán Việt là sự chuyển tải thông tin khiến hai bên hiểu nhau (truyền là “chuyển đi, trao cho”; thông có nghĩa là “đi suốt qua, hai bên hiểu nhau”). Trong tiếng Anh, truyền thông (communication) có nghĩa giao tiếp, là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính xã hội. Truyền thông nghĩa là sự truyền tải thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tƣợng để đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp nhất định.
Có nhiều kiểu truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm, vận động hành lang và có thể truyền thông bằng nhiều cách nhƣ truyền thông bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Trần Hữu Quang cho rằng: “Sự truyền thông thƣờng đƣợc thực hiện thông qua lời nói hay chữ viết, tức là ngôn ngữ, nhƣng cũng có thể thông qua cử chỉ, điệu bộ, hay hành vi để biểu tỏ thái độ hoặc cảm xúc”.[63, tr.36]. Truyền thông có
vai trò là yếu tố quan trọng hàng đầu làm cho con ngƣời - từ con ngƣời tự nhiên trở thành con ngƣời xã hội thông qua sự hiểu biết lẫn nhau, liên hệ và cố kết lẫn nhau.
Khi nói về quá trình truyền thông, học giả Mỹ George Hertbert Mead (1863- 1931) nhấn mạnh đến tính tƣơng tác. Ông khẳng định chính sự tƣơng tác giúp con ngƣời nhận thức thế giới và nhận thức bản thân cách sâu sắc và toàn diện hơn: “Sự tƣơng tác, ngay cả ở mức sinh vật cũng là một dạng truyền thông, bằng không sẽ không thể có hành động chung”. [29, tr.16].
Quá trình truyền thông cũng đƣợc Harold Lasswell (1902 - 1978) mô tả bằng câu nói nổi tiếng năm 1948: “Who say what in which channel to whom with what effect? Ai nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai và nhằm mục đích gì” với các yếu tố cơ bản là nguồn phát, thông điệp, kênh truyền và ngƣời nhận. [69, tr.13]. Tuy nhiên, truyền thông trong mô hình của Harold Lasswell chỉ mang tính một chiều từ ngƣời phát đến ngƣời nhận mà chƣa đề cập ý kiến phản hồi của ngƣời nhân. Ngƣời nhận vẫn ở vai trò thụ động do đó chƣa mang lại hiệu quả tích cực. Về sau, nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson cho rằng truyền thông là dạng đƣờng vòng tròn khép kín bao gồm bốn giai đoạn chính: phát tin (emission), truyền tin (transmission), nhận tin (reception) và phản hồi (feedback). Lúc này ngƣời nhận tin cũng trở thành ngƣời phát tin và hoạt động này diễn ra liên tục.
Năm 1973, kỹ sƣ điện tử Claude Shannon (1907 - 1987) đƣa ra 6 yếu tố cần có để thực hiện quá trình truyền thông: Nguồn: (S - source): Ngƣời sáng tạo (originator) thông tin, ngƣời gửi (sender) thông tin, Thông điệp (M - message): Nội dung thông tin, tin tức đƣợc đƣa ra trao đổi, Kênh truyền - mạch truyền (C - channel): Phƣơng tiện “chuyên chở” thông điệp từ ngƣời phát đến ngƣời nhận,
Người nhận (R - receiver): Nơi đến của thông tin, Sự phản hồi (F - feedback): Sự tác động ngƣợc chiều từ ngƣời nhận đến ngƣời phát tin, Tạp nhiễu (N - noise): Các hiện tƣợng gây nên sự méo mó hay sự sai biệt nội dung thông điệp. Thông điệp từ ngƣời gửi đến ngƣời nhận ít khi đƣợc biểu hiện một cách trọn vẹn mà luôn có một rào cản nhất định do điều kiện khách quan và chủ quan thƣờng gọi là yếu tố “nhiễu”. Và trong quá trình này chủ thể và khách thể đƣợc chuyển đổi một cách linh
hoạt nhờ có yếu tố “phản hồi”. Vì thế, muốn truyền thông hiệu quả, phải chú ý đến việc hạn chế, loại bỏ các nguyên nhân gây nhiễu nhƣ rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, thiết bị kỹ thuật, thời tiết, tâm lý, trình độ ngƣời gửi và ngƣời tiếp nhận. Tác giả luận văn áp dụng khung lý thuyết này để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Dƣới góc nhìn xã hội học TTĐC, Mai Quỳnh Nam khẳng định: “Hoạt động truyền thông chỉ có ý nghĩa khi nó kích thích đƣợc lợi ích của đối tƣợng tiếp nhận, thuyết phục họ về mặt nhận thức, tạo cho họ hành động chung. Từ đó, ngƣời ta nhận thấy khả năng truyền bá rộng lớn của hoạt động truyền thông trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển” [Mai Quỳnh Nam (2003), “Mấy vấn đề về truyền thông và phát triển”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, tr.3]. Tạo lập sự hiểu biết dẫn đến hành động chung để phát triển xã hội là mục đích mà các nhà truyền thông hƣớng tới.
Từ góc nhìn báo chí học, nhóm tác giả Đinh Văn Hƣờng, Dƣơng Xuân Sơn cho rằng: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” [40, tr.13]. Muốn tạo nhận thức đúng, hành động đúng trong công chúng, nhà hoạt động truyền thông cần lƣu ý việc tạo ra thông điệp có giá trị, chuẩn mực cùng với quy trình truyền thông đầy đủ, toàn diện.
Là lĩnh vực có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động của mỗi cá nhân, nhóm, cộng đồng nên truyền thông đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đƣa ra khái niệm. Từ những cách tiếp cận khác nhau về truyền thông của học giả trong và ngoài nƣớc, tác giả luận văn đƣa ra khái niệm: “Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng, tình cảm giữa cá nhân, cộng đồng nhằm tạo thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi cá nhân phù hợp với sự phát triển bền vững của xã hội”.
1.1.1.2. Truyền thông đại chúng
Thuật ngữ TTĐC đƣợc dùng trong Lời nói đầu của Hiến chƣơng Liên hiệp quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) năm 1946: Thông qua các phƣơng tiện TTĐC, ngƣời dân thực hiện đƣợc quyền đƣợc biết, đƣợc thông tin và quyền tự do ngôn luận của mình.
Từ góc nhìn xã hội học TTĐC, Mai Quỳnh Nam cho rằng: “TTĐC là toàn bộ những phƣơng tiện lan truyền thông tin nhƣ báo chí, truyền hình, phát thanh… tới những nhóm công chúng lớn”. [57, tr.3]. Với đặc trƣng bản chất là nhiều ngƣời tham gia, TTĐC giúp ngƣời tiếp cận ở nhiều lãnh thổ khác nhau có thể tham gia thảo luận, trao đổi về những chủ đề mà họ quan tâm, cùng nhau giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra.
Theo Trần Hữu Quang, TTĐC là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm ba thành tố chính: “Hoạt động truyền thông (săn tin, quay phim, chụp hình… rồi viết bài, biên tập, xuất bản, phát sóng); Các nhà truyền thông (các tổ chức truyền thông nhƣ cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình và những ngƣời làm công tác truyền thông nhƣ nhà báo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên); Đại chúng tức các tầng lớp công chúng rộng rãi” [63, tr.38].
Tác giả James R. Wilson và Stan Le Roy Wilson quan niệm: “TTĐC là quá trình truyền thông phức tạp, mà ở đó, các nhà truyền thông chuyên nghiệp sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật để chia sẻ thông điệp và gây ảnh hƣởng đến đông đảo ngƣời nhận thông điệp - bất chấp khoảng cách địa lý”. [77, tr.109]. Định nghĩa này đã đƣa ra ba tiêu chí dùng để xác định TTĐC là: 1) ngƣời phát ra thông điệp phải là một tổ chức có tính chuyên môn và chuyên nghiệp; 2) quá trình truyền phát thông điệp đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật hỗ trợ; 3) số lƣợng ngƣời nhận thông điệp phải lớn và không đồng nhất về mặt phân bố địa lý. Với những tiêu chí đó thì giao tiếp trên điện thoại sẽ không đƣợc xếp vào hạng mục TTĐC, do không thỏa mãn tiêu chí 1 và 3. Hay buổi trình diễn âm nhạc ngoài trời và trực tiếp cũng không đƣợc xếp vào hạng mục truyền thông đại chúng do chỉ có tiêu chí 3. Hiệu quả của TTĐC đƣợc xem xét từ các hiệu ứng và hành vi xã hội của số đông công chúng sau khi đƣợc tiếp nhận thông tin.
Kế thừa những luận điểm các nhà nghiên cứu đã nêu, tác giả đề xuất khái niệm về TTĐC: “TTĐC là quá trình xã hội mà các nhà truyền thông chuyển tải thông điệp qua các PTTTĐC để liên kết công chúng nhằm giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra”. Cách hiểu này nhấn mạnh TTĐC là một quá trình xã hội có mối liên hệ với các
phƣơng tiện TTĐC nhƣ báo, sách, phát thanh, truyền hình, quảng cáo... gọi là kênh. Để quá trình truyền thông hiệu quả, tổ chức truyền thông cần nghiên cứu kỹ về ƣu - nhƣợc điểm của các kênh để có sự lựa chọn phù hợp.