Công chúng báo chí và công chúng truyền hình

Một phần của tài liệu Kênh truyền hình đài tiếng nói việt nam (VOVTV) và công chúng hà nội (Trang 29 - 31)

1.1.2.1. Công chúng và công chúng báo chí

Công chúng là đông đảo ngƣời đọc, nghe, xem trong quan hệ với tác giả. Theo Trần Hữu Quang : “Công chúng là một tập hợp xã hội đƣợc cấu thành một cách phức tạp bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, và mỗi ngƣời đều đang sống trong những mạng lƣới xã hội và những mối quan hệ xã hội nhất định” [64, tr.26].

Công chúng báo chí là khái niệm để chỉ ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem các sản phẩm của các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Họ là đối tƣợng phục vụ và đích đến của hoạt động báo chí. Tùy từng phƣơng tiện truyền thông mà ngƣời ta gọi công chúng bằng các thuật ngữ khác nhau: công chúng của báo in và báo trực tuyến là độc giả (ngƣời đọc - reader), công chúng báo phát thanh là thính giả (ngƣời nghe - listener), công chúng của báo hình là khán giả (ngƣời xem - viewer). Họ đƣợc cơ quan báo chí hƣớng vào để tác động nhằm lôi kéo, thu phục vào phạm vi ảnh hƣởng của mình. Công chúng - ngƣời tiếp nhận có vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông. Bởi không có công chúng, hoạt động truyền thông trở nên vô nghĩa.

Dƣới góc nhìn báo chí học, Trần Bá Dung cho rằng: “Công chúng báo chí là những nhóm dân cƣ, không đồng nhất trong xã hội, đƣợc báo chí hƣớng vào để tác động hoặc chịu ảnh hƣởng, tác động của báo chí và có tác động trở lại, giám sát, đánh giá, quyết định hiệu quả hoạt động của cơ quan báo chí”. [15, tr.30].

Cùng ở góc nhìn này, Nguyễn Văn Dững quan niệm: “Công chúng báo chí là đối tác của cơ quan báo chí, là nguồn cung cấp dữ liệu và nguồn nuôi dƣỡng báo chí. Sản phẩm báo chí nào, từ báo in, phát thanh, truyền hình hay báo mạng điện tử, công chúng, nhóm đối tƣợng tham gia càng nhiều bao nhiều, uy tín và năng lực tác động của nó càng cao bấy nhiêu” [18, tr.181]. Khái niệm này nhấn mạnh sự tƣơng trợ lẫn nhau giữa công chúng và đơn vị truyền thông.

Từ nhận định của các nhà nghiên cứu, tác giả luận văn đƣa ra khái niệm: “Công chúng báo chí là ngƣời tiếp nhận thông tin, thuộc mọi tầng lớp xã hội, chịu ảnh hƣởng bởi thông điệp của cơ quan báo chí và có tác động trở lại nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan báo chí”. Vì công chúng có vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông, vì thế TTĐC cần phải đƣợc tổ chức theo hệ thống mở để những ai có nhu cầu và điều kiện đều có thể tham gia vào hoạt động của mình.

1.1.2.2. Truyền hình và công chúng truyền hình

Cội nguồn của truyền hình là điện ảnh. Chính điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những ý tƣởng, gợi ý đầu tiên về một phƣơng thức truyền thông cũng nhƣ một kho tàng những biểu hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ. Theo Dƣơng Xuân Sơn: “Dù phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa là nhìn đƣợc từ xa”. [68, tr.13].

Công chúng truyền hình xuất hiện cùng với báo chí truyền hình. Theo Trần Bảo Khánh: “Công chúng truyền hình là những ngƣời đƣợc xem truyền hình, tiếp nhận thông tin và chịu ảnh hƣởng từ các thông tin mà truyền hình mang lại” [43, tr.26].

Trong xã hội hiện đại, công chúng chịu tác động bởi nhiều loại thông tin từ báo in, phát thanh, truyền hình và gần đây là mạng xã hội. Một cá nhân có thể vừa là công chúng của báo in, vừa là công chúng của phát thanh, công chúng của truyền hình, công chúng của báo mạng điện tử vừa là công chúng của mạng xã hội. Đặc điểm này chi phối quá trình nghiên cứu công chúng, nhất là công chúng truyền hình. Bởi công chúng truyền hình không đơn thuần là chỉ tiếp nhận thông tin qua truyền hình mà có mối liên hệ và chịu tác động nhiều phƣơng tiện TTĐC khác.

Sự tƣơng tác của công chúng trong bối cảnh internet, mạng xã hội và các phƣơng tiện truyền thông mới đã có sự thay đổi. Xét từ góc nhìn xã hội học TTĐC, Mai Quỳnh Nam cho rằng: “Sự phát triển của phƣơng tiện đa chức năng, kỹ thuật công nghệ và mạng internet làm cho công chúng liên kết với nhau nhiều hơn, tƣơng tác tốt hơn khi trao đổi về một vấn đề nhất định và không còn rời rạc nhƣ trƣớc nữa. Dù xét về bản chất, công chúng vẫn là rời rạc. Vì vậy, việc nghiên cứu công chúng đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải có cái nhìn tổng hợp, đặt đối tƣợng trong môi trƣờng

xã hội - văn hóa tƣơng ứng và có thái độ khách quan khi xem xét các mối quan hệ xã hội phức tạp của đối tƣợng nghiên cứu”. [Mai Quỳnh Nam (2015), Ghi chép Bài giảng Phương pháp thiết kế và nghiên cứu truyền thông đại chúng].

Công chúng truyền hình - ngƣời tiếp nhận sản phẩm truyền hình cũng có những đặc trƣng của công chúng truyền thông mà nhà xã hội học Herbert Blumer đã đƣa ra năm 1946 nhƣ tính dị biệt (thuộc mọi tầng lớp xã hội, có địa vị, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn khác nhau); có tính nặc danh (nhà truyền thông không biết công chúng cụ thể là ai và chính công chúng cũng không biết lẫn nhau); ít tƣơng tác với nhau (khác nhau về không gian); không có tổ chức (hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, vì thế họ rất khó tiến hành chung những hành động xã hội” [63, tr.39]. Các cơ quan báo chí đều nhắm đến việc việc thu hút sự chú ý, nắm bắt thói quen, tâm lý tiếp nhận và điều kiện phản hồi của công chúng để có sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp mong muốn, nguyện vọng của công chúng đơn vị mình. Kênh, đài truyền hình nào phát huy đƣợc khả năng tƣơng tác của công chúng sẽ có bƣớc phát triển phù hợp với xu hƣớng truyền thông hiện đại. Và việc thu hút công chúng luôn là mục tiêu hƣớng đến của các nhà tổ chức truyền thông.

Một phần của tài liệu Kênh truyền hình đài tiếng nói việt nam (VOVTV) và công chúng hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)