Tần suất, mức độ theo dõi thông tin trên một loại hình báo chí nào đó là chỉ số phản ánh niềm tin, sự gắn kết của công chúng đối với sản phẩm mà cơ quan báo chí, truyền thông ấn hành, đăng tải, phát sóng. Việc ngƣời đọc, ngƣời xem quan tâm một tờ báo hay kênh truyền hình nào đó chứng tỏ thông tin mà phƣơng tiện TTĐC này cung cấp đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu thông tin, giải trí, giao lƣu, chia sẻ… của đối tƣợng công chúng đó. Nhƣ vậy, tần suất đọc, nghe, xem là chỉ số quan trọng đầu tiên cho thấy sự quan tâm của công chúng đối với thông tin báo chí mà đơn vị truyền thông muốn truyền tải. Tần suất, mức độ cũng nói lên hiệu lực và hiệu quả truyền thông của cơ quan báo chí. Bởi việc đọc, xem, nghe thƣờng xuyên một ấn phẩm, kênh truyền hình, phát thanh cho thấy thông tin công chúng tiếp nhận đƣợc có phần ảnh hƣởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng theo hƣớng mà đơn vị truyền thông mong muốn.
Khảo sát 415 ngƣời dân Hà Nội tiếp nhận thông tin báo chí, kết quả tổng hợp đƣợc thể hiện ở biểu đồ 2.1:
Theo kết quả khảo sát, có 73% số ngƣời đƣợc hỏi trả lờiđọc báo, nghe đài phát thanh, xem truyền hình với tần suất hàng ngày. Điều này cho thấy công chúng thủ đô rất quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn Hà Nội và cả nƣớc đƣợc ấn hành, đăng tải, phát sóng mỗi ngày. Số ngƣời thực hiện hành vi này ở mức vài ngày một lần cũng chiếm tỉ lệ khá cao: 21%. Nếu cộng cả 2 mức độ hàng ngày và vài ngày đọc, nghe, xem một lần cho ra tỉ lệ: 94%. Điều này có thể khẳng định: với mức thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng chiếm hơn một nửa mẫu điều tra, ngƣời dân Hà Nội có điều kiện tiếp cận thông tin với nhiều loại hình báo chí và mạng xã hội bằng nhiều phƣơng tiện truyền thông.
Việc tiếp cận báo in của ngƣời dân Hà Nội cũng có phần thuận lợi nhờ hệ thống thƣ viện của hàng trăm trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tập trung và thƣ viện quốc gia, thƣ viện thành phố… Đây là điều kiện để sinh viên, học sinh, cán bộ công chức, viên chức tiếp cận thông tin báo in thuận lợi.
Tỉ lệ 94% số ngƣời thƣờng xuyên và thỉnh thoảng tiếp cận báo chí phần nào nói lên nội dung thông tin, hình thức thể hiện của các sản phẩm báo chí đã ấn hành, đăng tải, phát sóng hầu hết đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin ngƣời dân thủ đô.Chỉ số này cũng nói lên sự tác động nhất định của Kênh VOVTV đến nhận thức, thái độ và hành vi của khán giả Hà Nội. Mặt khác, vấn đề này cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan báo chí: phải không ngừng nâng cao chất lƣợng thông điệp, hiệu quả truyền thông thu hút và giữ đƣợc niềm tin đối với công chúng, tạo sự gắn kết giữa công chúng với sản phẩm báo chí của đơn vị mình.
Số ngƣời đƣợc hỏi trả lời “hiếm khi” đọc, nghe, xem chỉ chiếm tỉ lệ là 6%. Tỉ lệ này chủ yếu tập trung ở huyện Mỹ Đức với một số công chúng buôn bán nhỏ.
Tôi đi lấy hàng từ sáng sớm, cả ngày bán hàng, về nhà rất muộn, ăn uống, tắm rửa xong là đi ngủ. Ở đây không có báo, đài hay tivi gì. Có chuyện gì thì nghe người mua hàng ở đây kể lại. Nghe qua, mình cũng nắm được sơ sơ. (Nữ, 38 tuổi, buôn bán, xã Hợp Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội).
Tần suất, mức độ đọc báo, nghe đài phát thanh, xem truyền hình của ngƣời dân bị ảnh hƣởng bởi nghề nghiệp, công việc. Cụ thể, số ngƣời trả lời hàng ngày đọc,
nghe, xem chủ yếu cƣ ngụ ở quận Hoàn Kiếm và quận Hà Đông. 100% công chức, viên chức và ngƣời có trình độ trung học phổ thông trở lên trả lời là có tiếp nhận thông tin báo chí hàng ngày từ một hoặc vài phƣơng tiện truyền thông hiện có. Tỉ lệ “hiếm khi” đọc, nghe, xem ấn phẩm truyền thông một phần do tính chất công việc nặng, nhọc nên họ chỉ ƣu tiên cho việc sinh hoạt cá nhân, ngủ nghỉ khi kết thúc giờ làm.
Nhƣ đã phân tích ở trên, đặc trƣng môi trƣờng báo chí Hà Nội là đơn vị trú đóng của hầu hết cơ quan, đơn vị báo chí trung ƣơng, bộ, ngành và ngƣời dân Hà Nội sớm hình thành thói quen đọc báo, nghe xem đài, lƣớt web do điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thúc đẩy nhu cầu tiếp cận thông tin nhiều hơn. Công chúng Hà Nội bị chia sẻ thị phần bởi sự xuất hiện của nhiều kênh, đài. So sánh mức độ thu hút công chúng giữa Kênh VOVTV và một số kênh truyền hình khác, kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 2.9 (Phụ lục)
Bảng 2.9: Mức độ thu hút công chúng của một số kênh truyền hình
Tên kênh Hầu nhƣ
không xem Hiếm khi xem Vài ngày xem một lần Ngày nào cũng xem SL % SL % SL % SL %
1. Truyền hình Quốc hội 79 19 219 52,8 98 23,6 19 4,6 2. Truyền hình Việt Nam
VTV1
0 0 19 4,6 114 27,5 282 68
3. Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội 9 2,2 93 22,4 176 42,4 137 33 4. Truyền hình Thông tấn xã TTX News 16 3,9 206 49,6 176 42,4 17 4,1 5. Truyền hình ANTV 8 1,9 44 10,6 237 57,1 126 30,4
6. Truyền hình Quốc phòng 63 15,2 291 70,1 57 13,7 4 1,0 7. Truyền hình TodayTV 42 10,1 80 19,3 119 28,7 174 41,9 8. Truyền hình Thể thao TV 156 37,6 156 37,6 55 13,3 48 11,6 9. Đài PTTH Hải Phòng 237 57,1 169 40,7 9 2,2 0 0 10. Đài PTTH Vĩnh Phúc 249 60 159 38,3 5 1,2 2 0,5 11. Kênh VOVTV 0 0 138 33,3 218 52,5 59 14,2
Theo kết quả khảo sát, có 66,7% số ngƣời trong mẫu điều tra đƣợc hỏi cho biết có xem Kênh VOVTV từ mức độ “vài ngày xem lần” đến xem “ngày nào cũng xem”. Đây là chỉ số phản ánh niềm tin của công chúng rất đáng ghi nhận đối với kênh truyền hình trẻ này. Điều này cho thấy, gần 10 năm đi vào hoạt động Kênh VOVTV đã thu hút đƣợc sự chú ý, quan tâm của ngƣời dân Hà Nội. Tuy tạo đƣợc dấu ấn trong lòng công chúng thủ đô nhƣng Kênh VOVTV vẫn còn tỉ lệ 33,3% số ngƣời đƣợc hỏi “hiếm khi” xem.
Tần suất xem “hàng ngày” của công chúng Hà Nội chiếm tỉ lệ thấp với 14,2%. Điều này có thể lý giải một phần do nội dung của Kênh VOVTV chƣa thực sự phù hợp với nhu cầu thông tin của ngƣời dân Hà Nội. Một phần khách quan do Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nƣớc, đời sống báo chí hết sức sôi động, điều kiện tiếp cận với các loại hình báo chí truyền thông khá thuận lợi, mức độ cạnh tranh thu hút công chúng của các cơ quan báo chí cao, thị phần công chúng thủ đô bị chia sẻ là điều dễ hiểu. Làm sao duy trì tỉ lệ 66,7% số ngƣời có xem là bài toán đặt ra trƣớc mắt và lâu dài không chỉ với đội ngũ cán bộ, nhân viên Kênh VOVTV mà nhiều đơn vị truyền thông khác.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy: ngƣời dân Hà Nội xem chƣơng trình của Đài Truyền hình Việt Nam cụ thể là kênh VTV1với với tần suất “ngày nào cũng xem” nhiều nhất với tỉ lệ 68% . Hầu hết, số ngƣời đƣợc hỏi cho biết thƣờng xuyên cập
nhật thông tin thời sự từ kênh VTV1 và thƣ giãn giải trí bằng các chƣơng trình của kênh VTV3. Sự lựa chọn này cũng dễ lý giải vì các chƣơng trình của VTV đã tạo đƣợc thƣơng hiệu trong lòng công chúng với lịch sử 46 năm. Hơn nữa, đây là đài truyền hình quốc gia đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, là đơn vị có nguồn nhân lực lớn nhất trong các cơ quan báo chí. Truyền hình Việt Nam mạnh về chƣơng trình thời sự, giải trí và chƣơng trình nhân đạo, thu hút rất đông khán giả không chỉ ở Hà Nội mà còn cả nƣớc. Các kênh của VTV chiếm lĩnh gần hết khán giả Hà Nội là điều dễ hiểu.
Tiếp sau VTV, Kênh truyền hình TodayTV cũng có tỉ lệ 41,9% công chúng “ngày nào cũng xem”; chỉ số này đối với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là 33%; Kênh ANTV là 30,4%. Lý do đƣợc đƣa ra là phần đông công chúng chủ yếu là nữ giới theo dõi phim dài tập Cô dâu 8 tuổi trên Kênh TodayTV. Một phần công chúng hƣu trí có nhu cầu nắm bắt thông tin tình hình an ninh trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nƣớc đƣợc phát sóng trên Kênh ANTV. Kênh ANTV (truyền hình công an nhân dân) thuộc Bộ Công an ra đời muộn hơn Kênh VOVTV 3 năm nhƣng cũng đƣợc nhiều công chúng Hà Nội lựa chọn cho thấy nhiều thông tin của Kênh đã đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin an ninh của khán giả. Nhóm nhỏ công chúng Hà Nội chọn Kênh Truyền hình thông tấn xã Việt Nam và Kênh Truyền hình Quốc hội hàng ngày bởi nhu cầu cập nhật thông tin thời sự (4,1% và 4,6%).
So với Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Quốc phòng, Thể thaoTV, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam thì số lƣợng ngƣời xem hàng ngày Kênh VOVTV cao hơn. Tỉ lệ ngƣời xem Kênh VOVTV ở hai tần số “vài ngày xem một lần” và “ngày nào cũng xem” tổng cộng 66,7% trong khi tỉ lệ của các kênh theo thứ tự trên là 28,2%; 14,7%, 24,9% và 46,5%. Tuy nhiên, tỉ lệ này lại thấp hơn so với mức độ xem chƣơng trình của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là 75,4%. Điều này có thể lý giải Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội với tính địa phƣơng đậm nét đã phản ánh kịp thời và sâu sát các sự kiện, vấn đề diễn ra ở thủ đô. Hơn nữa, đây là đài phát thanh truyền hình có lịch sử 62 năm hình thành và phát triển, là kênh thông tin quen thuộc đối với ngƣời dân thủ đô. Tuy nhiên, có đến 66,7% khán giả Hà Nội
có quan tâm và xem Kênh VOVTV là tín hiệu đáng mừng. Các kênh truyền hình địa phƣơng lân cận thu hút không nhiều khán giả do bị chia sẻ thị phần công chúng bởi thông tin từ báo điện tử và mạng xã hội.
Trong tƣơng quan so sánh với các Kênh VTV, TodayTV, ANTV, TTX News, Đài PT-TH Hà Nội nếu Kênh VOVTV không ngừng đổi mới, sáng tạo để có sản phẩm truyền hình chất lƣợng thì nguy cơ mất thị phần công chúng thủ đô không phải là điều không thể xảy ra. Mặc dù cũng có độ phủ sóng toàn quốc nhƣng so với Kênh VTV1, Kênh VOVTV chƣa phát huy hết lợi thế do nhiều nguyên nhân. Chƣa có đƣợc các cụm chƣơng trình phản ánh, phân tích vấn đề, bình luận sự kiện thực sự đặc sắc, tạo đƣợc dấu ấn trong lòng công chúng. Điều này có thể lý giải, Kênh VOVTV ra đời muộn không có những ƣu thế về kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhƣ các kênh thuộc hệ thống đài truyền hình quốc gia. Mặc dù số lƣợng và phạm vi mẫu điều tra mang tính tƣợng trƣng nhƣng kết quả thu về với số lƣợng và tần suất khán giả Hà Nội xem Kênh VOVTV nhƣ trên cũng là chỉ số có ý nghĩa tham khảo quan trọng. Đây là nhân tố tạo thêm động lực để đơn vị phấn đấu nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng tính hấp dẫn, thiết thực, hữu ích về mặt thông tin với các đối tƣợng công chúng. Bởi chất lƣợng thông tin là yếu tố chiến lƣợc khẳng định vị thế, thƣơng hiệu của cơ quan báo chí trong bối cảnh thị trƣờng truyền thông cạnh tranh hiện nay.