Các yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh rạch sỏi (Trang 101 - 109)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

4.3.2. Các yếu tố môi trường bên ngoài

Hiện nay việc sử dụng thẻ thanh toán ngày càng được phổ biến, theo thống kê của NHNN tỷ lệ sử dụng thẻ NH so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên, đến cuối năm 2011, thanh toán bằng thẻ ngân hàng đã chiếm khoảng 8,57% về số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đó là một tín hiệu đáng mừng cho ngành NH.

Cũng theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 3/2013, có 46 NHTM đã trang bị máy ATM và POS, với số lượng 14.300 ATM và 104.400 POS. Các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ đã kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một NH đã có thể sử dụng tại hầu hết ATM của

các NH khác.

Hành lang pháp lý để kích thích việc sử dụng thẻ cũng không ngừng được hoàn thiện. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg, ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Theo đó, Đề án chỉ rõ mục tiêu cần phải đạt đến cuối

lượng trên 200 triệu giao dịch/năm. Tiếp đó là Nghị định 101/2012/NĐ-CP, ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngày 28/12/2012, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 35/2012/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trịnh, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, đơn vị chấp nhậ thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ, nhằm đảm bảo lợi ích các bên liên quan. Thực hiện song hành đồng bộ với Thông tư 35 là Thông tư số 36/2012/TT-NHNN, ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy ATM, qua đó tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng ATM.

Sự phát triển mạnh mẽ của của thị trường thẻ đã đem lại nhiều lợi ích, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt và bước đầu thay đổi thói quen cũng như nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng phương tiện thanh toán phổ biến. Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp cho NH có thêm kênh huy động vốn đầu tư để cho vay và phát triển thêm các dịch vụ gia tăng với nhiều lợi ích khác nhau phục vụ khách hàng, đồng thời cũng giúp cho NH có được những nguồn thu ổn định.

Mặc dù các cơ quan chức năng, cũng như NH đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy việc sử dụng thẻ thanh toán, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại như thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam vẫn còn nặng nề, người dân thường thích chi tiêu bằng tiền mặt hơn là sử dụng một công cụ được cho là cao siêu như thẻ thanh toán; hệ thống ATM phân bố không đều tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị; phần lớn người dân dùng thẻ để rút tiền, chứ không phải thanh toán; việc thu phí khi rút tiền cũng gây tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng khách hàng; chất lượng ATM còn kém do tình trạng máy ATM không có tiền, treo máy, đường truyền bị tắc nghẽn, bị nuốt thẻ… gây phiền phức, khiến khách hàng quay lưng với dịch vụ thẻ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, tuy có nhiều văn bản pháp lý quy định khá chặt chẽ về vấn đề thanh toán thẻ nhưng dịch vụ thẻ vẫn tìm ẩn nhiều rủi ro nhất là đối thị trường mới như Việt Nam nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản có tính pháp lý cao trong việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm trong thanh toán và phát hành thẻ.

4.2.2.2. Định hướng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém trong việc quản lý rủi ro và quản trị ngân hàng... dẫn đến thực trạng ngành

NH phải đương đầu với tỉ lệ nợ xấu cao nhất trong khu vực, chiếm 8,82% tổng dư nợ.

Năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, dư luận đã chứng kiến nhiều vụ sáp nhập, mua bán (M&A) nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của các NH Việt Nam. Theo dự đoán của các chuyên gia tài chính, xu hướng tái cơ cấu, đặc biệt là việc M&A các ngân hàng sẽ diễn ra mạnh trong năm 2013. Bởi vì M&A là một nội dung của chương trình tái cơ cấu lĩnh vực NH theo chủ trương của NHNN để hướng tới một hệ thống NH lành mạnh hơn, hiệu quả hơn. Thực tế, một số NH cũng đã xác định chiến lược phát triển bài bản của mình thông qua M&A để hình thành những định chế tài chính có sức cạnh tranh hơn.

Bên cạnh xu hướng tái cơ cấu, việc xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng đầu của NH trong năm 2013, sau đó mới đến chỉ tiêu tăng trưởng, lợi nhuận. Theo một số lãnh đạo NH, những khó khăn trong năm 2012 đã khiến nhiều NH giảm lãi hoặc lỗ, đến năm 2013 tình hình còn xấu hơn và đến năm 2014 mới có thể phục hồi.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành NH năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, năm 2013, ngành NH phải tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận được tín dụng để tăng trưởng. Đây là mục tiêu mà ngành NH đặt ra trong năm 2013.

Năm 2013, NHNN sẽ kiểm soát tín dụng theo định hướng tăng trưởng cả năm khoảng 12%, nhưng linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến thực tế. Bên cạnh đó NHNN cũng sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích vì vậy các tổ chức tín dụng được phép tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng nguồn thu từ phát triển dịch vụ NH.

Hiện nay, việc gia tăng nguồn thu từ dịch vụ để bù đắp lợi nhuận từ tín dụng đang sụt giảm là điều mà NH nào cũng muốn làm. Các NH đang có gắng gia tăng tính ưu việt cho sản phẩm, thị phần cho mình. Hiện các NHTM Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ NH trực tuyến với nhiều tiện ích vượt trội nhằm

Thị trường thẻ Việt Nam cuối tháng 3/2013 có tốc độ phát triển nhanh chóng với số lượng thẻ phát hành đạt trên 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với cuối năm 2011), trong đó thẻ ghi nợ chiếm 93,6%, thẻ tín dụng chiếm 3,1%. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn rất lớn. Vì vậy để đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ trong giai đoạn 2011-2015 Chính phủ đã ban hành Đề án với mục tiêu cơ bản: tỷ lệ tiền mặt trong thanh toán giảm dưới 11%, nâng tỷ lệ tài khoản cá nhân lên khoảng 20 triệu tài khoản, triển khai 250.000 điểm giao dịch với số lượng 200 triệu giao dịch/năm, có khoảng 70% các trung tâm thương mại, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn… chấp nhận thanh toán thẻ. Với đề án trên cho thấy hoạt động kinh doanh thẻ của NH là một hoạt động rất hấp dẫn và đề án còn tạo điều kiện để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đầu tư cơ sở hạ tầng trang bị giao dịch hiện đại để đảm bảo tính tiện ích, an toàn và bảo mật cho khách hàng sử dụng thẻ. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ hợp nhất các công ty chuyển mạch thẻ lại thành một liên minh thống nhất trong thời gian tới nhằm tạo sự thuận tiện cho các khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ.

4.2.2.3. Môi trường cạnh tranh

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào trên thị trường, nếu như hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu và lợi nhuận cao tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành. Đối với ngành Ngân hàng cũng vậy. Trong những năm gần đây, hoạt động của ngành NH đang diễn ra rất sôi động trên thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện của hàng loạt NH đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng với các mức phí dịch vụ khác nhau. Để thu hút khách hàng đến với NH của mình, các NH đã không ngừng đưa ra các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, các chương trình khuyến mãi cho các sản phẩm dịch vụ trong đó có dịch vụ thanh toán thẻ ghi nợ. Hiện nay, hoạt động kinh doanh thẻ đang phát triển khá mạnh tại các NH, điều đó được thể hiện rõ qua sự gia tăng của số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ tại các NH.

Cho đến nay, ở Việt Nam có khoảng 46 Ngân hàng Thương mại tham gia vào việc phát hành và thanh toán thẻ với tổng số lượng lên đến hành triệu thẻ, trong đó số lượng thẻ ATM chiếm khoảng 93% tổng lượng thẻ. Và thành phố Rạch Giá cũng là một nơi có số lượng phát hành thẻ tăng nhanh qua các năm, điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của dịch vụ thanh toán thẻ của các NH ở Rạch Giá trong những năm tới. Hiện nay, thị trường thẻ tại Rạch Giá đang diễn ra rất sôi động với

sự xuất hiện của các NH hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán thẻ như: Vietcombank, Vietinbank, Đông Á, BIDV và một số NH khác trên địa bàn. Có thể nói chưa bao giờ thị trường thẻ ở Rạch Giá lại sôi động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Dưới đây là những phân tích về hoạt động kinh doanh thẻ của một số đối thủ cạnh tranh với NHNo&PTNT (Agribank)

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam là NH đầu tiên và đứng đầu Việt Nam triển khai dịch vụ thanh toán thẻ. Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 7 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay. Và Vietcombank cũng là NH đầu tiên phát hành thẻ thông minh theo chuẩn EMV mang thương hiệu Visa và MasterCard là sản phẩm thẻ được gắn chip điện tử với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng và ứng dụng, có khả năng lưu trữ thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao. Điểm mạnh của Vietcombank là NH có các sản phẩm thẻ đa dạng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau cùng với mạng lưới giao dịch rộng khắp trên cả nước. Đến nay, Vietcombank đã phát hành được khoảng 8 triệu thẻ, với hệ thống ATM đạt 1.835 máy phân bố trên khắp các tỉnh và thành phố (riêng tại thành phố Rạch Giá có 8 máy ATM) và liên minh thẻ với 21 NH phát hành khác tạo sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ Vietcombank.

c) Các loại thẻ của Vietcombank: - Thẻ ghi nợ nội địa Connect24 và SG24.

- Thẻ ghi nợ quốc tế Connect24 Visa và MTV MasterCard. - Thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard cội nguồn.

- Thẻ tín dụng quốc tế American Express và Vietcombank Airlines American Express.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Sau nhiều nổ lực nghiên cứu thị trường và đầu tư công nghệ, năm 2001 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam đã bắt đầu triển khai hệ thống thẻ ATM hiên đại và có quy mô lớn nhất Việt Nam. Đến nay, Vietinbank đã trở thành một trong những NHTM dẫn đầu thị trường thẻ Việt Nam, không chỉ ở thị

và có liên minh thẻ rộng. Hiên tại, Vietinbank chấp nhận thanh toán các loại thẻ mang thương hiệu hàng đầu thế giới như: Visa, MasterCard, JCB. Và Vietinbank đang là NH dẫn đầu về số lượng thẻ phát hành trên thị trường thẻ Việt Nam, có số lượng thẻ phát hành đạt khoảng 12 triệu thẻ và 1.600 máy ATM trên toàn quốc (riêng tại Rạch Giá có 4 máy ATM). Bên cạnh đó, Vietinbank cũng đã liên minh với 19 NH khác nhằm tạo sự thuận lợi cho việc thanh toán thẻ cho khách hàng.

d) Các loại thẻ của Vietinbank: - Thẻ ghi nợ E-Partner.

- Thẻ CashCard.

- Thẻ tín dụng Cremium Visa/MasterCard.

Ngân hàng Đông Á (DongA Bank)

Ngân hàng Đông Á là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về tốc độ phát triển dịch vụ thẻ ở Việt Nam. Và Ngân hàng Đông Á cũng là một đối thủ lớn đối với các NHTM khác trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Tháng 7/2002 DongA Bank bắt đầu cho ra đời sản phẩm thẻ Đa Năng và sau khi ra mắt trên thị trường thẻ Việt Nam, thẻ Đa Năng đã đạt được những con số ấn tượng về số lượng thẻ phát hành bởi thẻ Đa Năng là một công cụ giúp khách hàng tự thực hiện nhiều giao dịch ngân hàng mọi lúc mọi nơi. Hiện nay, Ngân hàng Đông Á đang tập trung phát triển và cung cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích qua thẻ Đa năng vì đây là một loại thẻ có nhiều dịch vụ tiện ích nhất tại Việt Nam. Thẻ Đa năng có những tính năng nổi trội như: gửi tiền trực tiếp tại máy ATM, sử dụng các giao dịch trên máy ATM dễ dàng, hiện đại nhờ sự hỗ trợ của màn hình và giọng nói hướng dẫn khách hàng từng bước trong giao dịch… Đó là một thế mạnh của dịch vụ thẻ DongA Bank. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thanh toán thẻ trên phạm vi toàn cầu cho khách hàng, Ngân hàng Đông Á đã phát hành thêm thẻ tín dụng Visa DongA Bank. Để đảm bảo sự thuận tiện trong việc thanh toán thẻ cho khách hàng ngân hàng Đông Á đã tham gia liên minh thẻ VNBC (Vietnam Bank Card) nhằm mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ để phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Cho đến nay, theo thống kê Hiệp Hội Thẻ Việt Nam thì số lượng thẻ phát hành của DongA Bank trên thị trường thẻ Việt Nam đạt khoảng 7 triệu thẻ với mạng lưới ATM 1400 máy phân bố khắp toàn quốc (tại Rạch Giá có 13 máy ATM).

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Nhằm mục tiêu đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng, sẵn sáng hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã và đang đẩy mạnh dịch vụ bán lẻ của NH trong đó có dịch vụ thẻ. Bắt đầu tham gia vào thị trương thẻ vào năm 2004, BIDV đã cung cấp 3 thương hiệu thẻ ghi nợ nội địa phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng gồm: Thẻ Power-Tiếp nối thành công, Thẻ eTran365+ - Cho bạn 365 ngày trong năm và hơn thế nữavà Thẻ Vạn dặm - Một bước vạn dặm. Nhưng hiện nay, các loại thẻ này đã được nâng cấp lên thành Thẻ BIDV Moving-Sống cùng chuyển động, Thẻ BIDV eTrans và Thẻ BIDV Harmony-Hòa hợp với chính bạn. Ngoài ra, BIDV còn cung cấp thêm 2 loại thẻ tín dụng quốc tế đó là BIDV Flexi - Thêm yêu cuộc sống và BIDV Precious - Thế mới là quý, mang thương hiệu Visa tích hợp những tiện ích hiện vượt trội, với công nghệ Chip theo chuẩn EMV và các dịch vụ ưu đãi hỗ trợ toàn diện... Điểm mạnh của BIDV là NH có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm thẻ đa dạng và có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp. Tính đến nay, trên thị trường thẻ Việt Nam, BIDV đã phát hành được khoảng 5 triệu thẻ.

Bên cạnh đó, BIDV còn phát triển mạng lưới kênh thanh toán rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ. Hiện nay, BIDV đã liên minh với khoảng 21 NH khác giúp cho khách hàng thực hiện các giao dịch tiện lợi, nhanh chóng, đồng thời có hệ thống ATM phủ kín khắp cả nước với 1.000 máy ATM (riêng tại Rạch Giá có 11 máy ATM).

4.2.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của địa phương

Thành phố Rạch Giá là một trong 4 đô thị trọng điểm tại Đồng bằng sông

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh rạch sỏi (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)