5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.14. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy năm 2014
Nội dung Đơn vị tính Số lượng
1. Số phòng học lý thuyết chuyên nghề Phòng 15
2. Số phòng xưởng thực hành Phòng, xưởng 10
3. Thiết bị dạy nghề
May Chiếc 25
Thêu ren Chiếc 15
Cơ khí Chiếc 20 Mộc Chiếc 25 Làm hàng mã Chiếc 17 Khâu bóng Chiếc 12 Trồng trọt Chiếc 10 Chăn nuôi Chiếc 10
Mây tre đan Chiếc 14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
4.3.1.5. Chếđộđãi ngộđối với cán bộquản lý, giảng dạy
Khi phạm nhân rơi vào cảm giác chán nản, cán bộ trại giam đã tích cực
động viên họ, vì vậy, hầu hết các phạm nhân đều thích ứng với cuộc sống, công việc ở trong trại và rất nhiều người đã hăng say với nghề mình chọn, cải tạo tốt. Các cán bộ giảng dạy được hưởng một số ưu đãi khi dạy nghề cho phạm nhân như chế độ về thời gian nghỉ hay thời gian làm việc và các mức thưởng hay phụ cấp, trợ cấp,….
Bảng 4.15. Đánh giá sự đãi ngộ của cán bộ giảng dạy Trại giam Phú Sơn 4 năm 2014
Tiêu chí đánh giá Kết quả
1.Thời gian làm việc 3,58
2.Thời gian nghỉ ngơi 3,58
3.Lương, trợ cấp 2,58
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tháng 2/2015
Bảng 4.15 cho thấy, mức độ đánh giá sự đãi ngộ của cán bộ giảng dạy
được đánh giá cao trên mức phù hợp ở hai tiêu chí là thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đạt 3,58 điểm. Tuy nhiên, tiêu chí mức lương và trợ cấp
được giáo viên giảng dạy đánh giá ở mức 2,58 điểm, điều này cho thấy cán bộ
giảng dạy chưa thực sự hài lòng. Nguyên nhân là do cán bộ giảng dạy tại Trại giam đều là giáo viên thuê ngoài mà không phải là cán bộ của Trại giam.
4.3.1.6. Số lượng phạm nhân tham gia đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4
Số lượng phạm nhân tham gia vào quá trình đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4 tăng dần từ năm 2012 là 60 phạm nhân đến năm 2013 là 80 phạm
nhân và năm 2014 là 150 phạm nhân. Tốc độ tăng bình quân lên tới 158%/ năm (thể hiện ở bảng 4.4)
Theo số liệu của Ban quản lý Trại giam, số lượng phạm nhân cho một lớp nghề trung bình là 10 - 15 người. Với số lượng phạm nhân như vậy, giáo viên có thể trực tiếp quan sát quá trình học tập của từng cá nhân để đưa ra từng hướng dẫn tốt nhất cho người học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
4.3.2. Yếu tố bên ngoài
4.3.2.1. Nhận thức của phạm nhân
Các phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 phạm tội hầu hết là do nguyên nhân kém hiểu biết, trình độ học vấn thấp, do đó chương trình đào tạo nghề không chỉ tạo điều kiện cho phạm nhân có tay nghề khi trở về với xã hội mà còn trang bị những kiến thức văn hóa cho phạm nhân, nâng cao trình độ hiểu biết cho phạm nhân.
Đào tạo nghề đảm bảo cho phạm nhân có được nhận thức mới để khi hết hạn tù phạm nhân có thể quay trở lại cuộc sống thường ngày, có được nghề nghiệp kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, tránh tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”, tránh tái phạm.
4.3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển mạnh, kết thúc năm 2014, Thái Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 18,6%, con số cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 4,8%, công nghiệp và xây dựng tăng 40,5%, dịch vụ tăng 6,4%. Khi kinh tế - xã hội phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nghề mới có thể phát triển, mở rộng quy mô, đi sâu vào cải thiện chất lượng đào tạo.
Đào tạo nghề cho phạm nhân chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước và ngân sách của tỉnh, vì vậy kinh tế có phát triển thì lượng vốn đầu tư cho công tác đào tạo nghề mới gia tăng. Doanh nghiệp phát triển cần có đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn, vì thế các doanh nghiệp cũng bỏ vốn ra đầu tư để nâng cao chất lượng, trình độ cho người lao động hay bỏ tiền ra thuê những lao động có chất lượng và trình độ.
4.3.2.3. Nhu cầu xã hội về chất lượng đào tạo nghề
Phạm nhân cũng như người học tại các cơ sở học nghề đều mong muốn có thể tìm được việc làm phù hợp sau khi có được nghề trong tay. Nhu cầu của xã hội về đào tạo nghề là nhu cầu tổng thể các nhu cầu của doanh nghiệp,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề... Xã hội đang phát triển có nhu cầu cao về lao động có trình độ chuyên môn về ngành nghề nào đó. Phạm nhân được đào tạo nghề một cách bài bản phần nào đáp ứng được một phần nhu cầu của xã hội.
Kết quả điều tra khảo sát 50 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cho thấy nhu cầu về lao động chủ yếu là về các ngành tiểu thủ công nghiệp
như: may, thêu, cơ khí, mộc... Những ngành nghề nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi chủ yếu dành cho phạm nhân tự tiến hành sản xuất tại gia đình.
4.3.2.4. Chính sách của Nhà nước
Các phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 sau khi được học nghề, đã biết nghềđều được Ban lãnh đạo Trại giam Phú Sơn 4 bố trí, sắp xếp việc làm phù hợp với ngành nghềđào tạo. Sốđối tượng này được bố trí lao động trong nhà xưởng, có hàng rào vây bảo vệ xung quanh.
Chế độ đãi ngộ cho phạm nhân lao động được áp dụng theo Thông tư
số 12/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 02/12/2013. Kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu chi sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý thì
được trích 16% để bổ sung mức ăn cho phạm nhân, thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động hoặc làm thêm giờ. Trích 10% lập quỹ hòa nhập cộng đồng để cho hỗ trợ cho phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Trích 15% để hỗ trợ cho phạm nhân khi bị bệnh hoặc gặp rủi ro, tai nạn lao động, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của phạm nhân. Trích 7% để thưởng cho phạm nhân có thành tích suất sắc trong quá trình chấp hành án. Trích 10% để tổ chức đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù. Ngoài những chếđộ trên những phạm nhân có thành tích trong quá tình lao động, cải tạo còn được gặp gia đình 24h và hàng năm được xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
4.3.2.5. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi nội dung và tính chất lao động nghề nghiệp của người lao động. Dưới ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều lĩnh vực công nghệ cũng đã được thực hiện bằng sự kết hợp các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cũng như tay nghề ở một mức độ cao hơn, lao động chất lượng cao.
Trong quá trình đào tạo nghề cho phạm nhân, tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp thay đổi trang thiết bị phụ vụ quá trình dạy và học của phạm nhân được cải tiến, phù hợp với yêu cầu của xã hội về trình độ chuyên môn của lao động khi được đào tạo nghề.
4.4. Đánh giá chung về chất lượng đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4 -
tỉnh Thái Nguyên
4.4.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, Trại giam Phú Sơn 4 có trung tâm dạy nghề gồm rất nhiều loại nghề như: cơ khí, nguội, rèn, mộc cao cấp, mộc dân dụng, dệt, khâu bóng, làm thảm len… Các phạm nhân cũng được phân loại theo vùng thành thị và nông thôn để được học nghề phù hợp với từng hoàn cảnh của phạm nhân khi ra trại. Trại còn tạo điều kiện để phạm nhân được học các nghề phổ
thông khác như: trồng rau, chế biến thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất vật liệu, xây dựng…
Thứ hai, thông qua các lớp dạy nghề, Trại đã trang bị cho phạm nhân những kiến thức nghề nghiệp, tạo điều kiện cho họ có nghề nghiệp khi tái hòa nhập cộng đồng. Qua khảo sát đánh giá của các địa phương, nhiều phạm nhân hết án ra tù hoặc được đặc xá vềđã phát huy tốt tay nghềđược học trong trại, nhanh chóng tìm kiếm được việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống, hạn chế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83
Thứ ba, đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý có trình độ và chuyên môn đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng trong giáo dục đào tạo nghề.
Thứ tư, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề đã đáp ứng được yêu cầu trong giảng dạy và học tập của giáo viên và người học. Tuy nhiên mức độ đầu tư chưa đáp ứng được tốc độ phát triển về nhu cầu học nghề của phạm nhân ngày càng tăng.
Thứ năm, hoạt động đào tạo nghề cho phạm nhân đang thụ án tại trại giam góp phần nâng cao hiểu biết, trang bị những kiến thức cơ bản, phổ cập kiến thức ngành nghề cho phạm nhân. Đào tạo nghề cho phạm nhân giúp phạm nhân có nghề trong tay để khi trở về xã hội phạm nhân có việc làm đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường lao động trong nước, tránh tái phạm. Đây là hoạt động mang tính xã hội cao góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho phạm nhân sau này hòa nhập với xã hội.
4.4.2. Hạn chế tồn tại
Thứ nhất, số phạm nhân có nơi cư trú trước khi phạm tội chủ yếu ở các
đô thị, nhưng các nghề đào tạo cho phạm nhân chủ yếu lại là nghề nông thôn như sản xuất nông lâm nghiệp, thủ công, mỹ nghệ… Do vậy, nhiều
đối tượng hết thời hạn thi hành án trở về đô thị không thể áp dụng nghề đã học vào cuộc sống.
Thứ hai, cơ sở vật chất cho dạy nghề ở Trại giam chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của trại, cho nên số lượng phạm nhân được học nghề chưa nhiều. Nhưng nhu cầu học nghề của phạm nhân đang tăng lên.
Thứ ba, Trại giam vẫn phải đi theo hướng dạy nghề cơ bản, dễ làm, dễ
học và không tốn kém. Tuy nhiên, khi phạm nhân đã có tay nghề vững thì việc tổ chức thi và cấp bằng, chứng chỉ cho họ còn chưa được quan tâm thực hiện, nên thực tế khó có thể xin được việc làm khi mãn hạn tù. Đối với những nghề phổ thông như chế biến nông sản, chăn nuôi, làm vườn, trồng cây công nghiệp, trồng rừng…thì không có nơi nào cấp văn bằng, chứng chỉ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84
Thứ tư, các chính sách cho các đối tượng trong hoạt động đào tạo nghề chưa đồng bộ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề của Trại giam. Chính sách thu hút cán bộ giỏi có trình độ chuyên môn cao chưa thực sự phát huy hiệu quả, bên cạnh đó chính sách về tạo việc làm cho phạm nhân sau khi ra trại. Tuy đã được học nghề trong trại giam, nhưng khi mãn hạn tù, thì vấn đề
tìm việc làm là cả một thách thức lớn đối với họ trong quá trình nỗ lực hoàn lương. Nhiều người sau khi mãn hạn rơi vào cảnh vô gia cư, hoặc có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, không có khả năng tiếp nhận họ quay trở lại cuộc sống lương thiện. Ra xã hội, họ vấp ngay phải tình trạng các doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng vào sự phục thiện của họ nên không sẵn sàng tiếp nhận.
Thứ năm, nguồn tài chính của hoạt động dạy nghề chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước và ngân sách của Tỉnh và của Trại giam chưa huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân trên địa bàn Tỉnh.
Thứ sáu, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo nghề còn thiếu tính đồng bộ và lạc hậu so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Đặc biệt thiết bị dạy và học trong phòng thực hành còn thiếu và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Nhà nước trong đào tạo nghề.
4.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, hoạt động đào tạo nghề cho phạm nhân còn gặp nhiều khó khăn do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể, còn phó mặc cho lực lượng công an; công tác giáo dục, dạy nghề cho người đang chấp hành án phạt tù trong các trại giam, trại tạm giam còn có nhiều bất cập. Nhận thức của các cấp chính quyền, các cán bộ quản lý về đào tạo chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mực đến công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân.
Thứ hai, bản thân người bị kết án thường là những người có trình độ
chuyên môn thấp hoặc không có trình độ chuyên môn, do đó trong thị trường lao động hiện nay cơ hội kiếm được việc làm khá khó khăn đối với họ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85
Thứ ba, công tác tiếp nhận lao động là người chấp hành xong án phạt tù của các tổ chức, doanh nghiệp còn dè dặt và ít quan tâm; bản thân họ ít nhiều vẫn còn bị xã hội và người đời kỳ thị, phân biệt định kiến, do đó tìm được việc làm đối với họ lại càng khó khăn hơn; chưa có hỗ trợ cần thiết về vốn,
điều kiện để sản xuất kinh doanh, công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm... Một nguyên nhân khiến cho phạm nhân khó có việc làm sau khi mãn hạn là do chất lượng và cách thức đào tạo. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác khiến cho nhiều phạm nhân có tay nghề thực thụ cũng khó kiếm được việc làm, đó là nguyên nhân về xã hội.
Thứ tư, nguồn tài chính của Nhà nước và Tỉnh còn hạn chế nên hoạt động huy động vốn của trại gặp khó khăn. Nền kinh tế hiện nay biến động lớn nên ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn phục vụ cho quá trình đào tạo nghề của trại giam. Tâm lý ỷ lại vào nguồn ngân sách Nhà nước còn nặng trong ban lãnh đạo nên việc tìm kiếm nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước còn nhiều bất cập.
Thứ năm, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản của Nhà nước về đào tạo nghề, tham mưu còn chậm.
4.5. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 – tỉnh Thái Nguyên nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 – tỉnh Thái Nguyên
4.5.1. Định hướng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân
Công tác tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong các trại giam là một công tác quan trọng của công tác giáo dục, cải tạo đã được cụ
thể hóa bằng Luật Thi hành án hình sự, Nghị định của Chính phủ, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Thông tư liên ngành; giúp phạm nhân hiểu
được giá trị của lao động, từ việc bắt buộc lao động, hình thành thói quen lao
động và tự giác lao động, có trình độ và tay nghề nhất định để khi chấp hành xong án phạt tù trở về với xã hội có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng, phòng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86
ngừa tái phạm. Kết hợp giáo dục giữa lao động, dạy nghề với giáo dục văn hóa, pháp luật…
Từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo ngành nghề gắn với