5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.12. Đánh giá về chất lượng cán bộ giảng dạy năm 2014
Tiêu chí đánh giá Phạm nhân Cán bộ quản lý
1.Ngành nghềđào tạo 3,20 3,64
2.Trình độ chuyên môn 3,18 2,64
3.Tay nghề 2,96 3,55
4.Số năm giảng dạy 3,34 3,36
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tháng 2/2015
Theo đánh giá từ phía các cán bộ quản lý trong trại giam cho thấy, mức độ đánh giá các tiêu chí đều rất cao, các tiêu chí về ngành nghề đào tạo, tay nghề và số năm kinh nghiệm giảng dạy đều đạt trên 3 điểm (3 điểm là mức phù hợp). Riêng tiêu chí về trình độ chuyên môn chỉ được đánh giá 2,64 điểm cho thấy cán bộ quản lý chưa hài lòng hoàn toàn về chất lượng của cán bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
Mặt khác, do có sự phức tạp về thành phần, trình độ học vấn, ngành nghề của phạm nhân trước khi vào tù nên khả năng tiếp thu kiến thức từ người giảng là có sự khác nhau. Xét một cách chung nhất, đa phần phạm nhân đều hài lòng đối với đội ngũ giảng dạy cũng như là chất lượng giảng dạy, bên cạnh đó một số ít các phạm nhân chưa thực sự hài lòng về chất lượng đội ngũ
cán bộ giảng dạy. Điều này có thể được lý giải, trong mẫu khảo sát có phạm nhân có độ tuổi 60 nên việc tiếp nhận kiến thức là tương đối khó khăn cũng như là những thao tác không thể nhanh nhạy dẫn tới hiệu quả dạy nghề không cao. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa của phạm nhân còn hạn chế cũng là một trở ngại lớn trong việc tiếp thu kiến thức từ người giảng dạy.
Nhìn chung, chất lượng đội ngũ giảng dạy của Trại đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công tác dạy nghề cho phạm nhân, tuy chưa thể đáp ứng
được hết những đòi hỏi cũng như là trình độ nhận thức cho phạm nhân song
đã giúp đại bộ phận phạm nhân dễ dàng hơn trong việc học nghề. Từđó giúp họ yên tâm cải tạo, bớt đi những suy nghĩ mặc cảm, tự ti cũng như ý nghĩ
trốn trại, vượt ngục mà hướng tới làm những con người có ích cho xã hội khi hoàn lương.
4.3.1.3. Phương pháp đào tạo nghề
Tại điều 34, khoản 1 của Luật Giáo dục năm 2005 có ghi: Phương pháp giáo dục phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để
giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.
Phương pháp đào tạo nghề là tổng hợp cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm thực hiện một cách tối ưu mục đích và nhiệm vụ dạy học nghề. Có bốn nhóm phương pháp đào tạo nghề đó là: Nhóm phương pháp dùng lời, nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhóm phương pháp dạy thực hành, nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh. Trong thực tế, khi giảng dạy mỗi nhóm phương pháp đều có những ưu nhược điểm nên trong quá trình thực hiện đào tạo nghề cần lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp với nhau. Giáo viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
dung, đặc trưng từng môn học, khả năng nhận thức của học sinh, điều kiện cơ
sở vật chất trang thiết bị... để lựa chọn phương pháp phù hợp, tổ chức điều khiển tốt hoạt động dạy học, hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động học nhằm đạt được hiệu quảđào tạo nghề.
Kĩ năng sư phạm hay khả năng truyền thụ của mỗi người là khác nhau, do đó việc đánh giá phương pháp giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng dạy là yêu cầu cần thiết đặt ra để hoàn thiện hơn nữa chất lượng đội ngũ giảng dạy, tạo cở sở vững chắc cho việc đào tạo nghề cho phạm nhân đạt hiệu quả cao cũng như chất lượng sản phẩm mà phạm nhân làm ra đạt yêu cầu. Có như vậy khi mãn hạn tù, phạm nhân đó mới có cơ hội, điều kiện để làm một công việc có ích cho xã hội, đem lại nguồn thu cho bản thân và gia đình, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống, tránh tâm lý mặc cảm, lo lắng khi tái hòa nhập cộng
đồng mà tái phạm quay lại nơi giam giữ.
Nội dung, chương trình đào tạo cần theo hướng mềm hóa, nâng cao kỹnăng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biếnđổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; xây dựng chương trình dạy nghề theo mô đun, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; Chất lượng phương pháp dạy và học nghề cần theo hướng phát huy đựơc năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.
Bảng 4.13. Đánh giá của phạm nhân về phương pháp giảng dạy tại Trại năm 2014
Tiêu chí đánh giá Kết quả
1.Theo chương trình 2,84
2.Theo truyền thụ 3,16
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77
Bảng 4.13 cho thấy, mức độ đánh giá của phạm nhân về phương pháp giảng dạy là trên mức phù hợp. Tại Trại giam Phú Sơn 4 có hai phương pháp giảng dạy là giảng dạy theo chương trình quy định của Nhà nước và giảng dạy theo truyền thụ. Trong đó, phương pháp giảng dạy theo truyền thụđược phạm nhân đánh giá khá cao. Theo phương pháp này, phạm nhân được giáo viên trực tiếp chỉ dẫn cách làm việc theo từng lĩnh vực, ngành nghề mà không có học qua lý thuyết. Điều này cho thấy, phạm nhân có trình độ văn hóa thấp, hầu hết chỉ học cấp 1 hay cấp 2.
Qua phân tích cũng cho thấy, phương pháp giảng dạy mới chỉ đáp ứng
được yêu cầu của một số đông phạm nhân, còn với một bộ phận nhỏ phạm nhân cho rằng còn trìu tượng nên khó tiếp nhận kiến thức nghề. Điều này cũng được lí giải từ việc chênh lệch tương đối lớn về trình độ văn hóa của phạm nhân, gây ra những khó khăn cho người giảng trong việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp đối với toàn bộ phạm nhân. Đây có thể
coi là yêu cầu bức thiết trong việc tìm ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với toàn bộ phạm nhân, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng ngành nghề thay vì dập khuôn máy móc một phương pháp giảng dạy được áp dụng tại các cơ sở dạy nghề.
4.3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy
Có thể nói cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố đầu tiên quyết định cơ sở dạy nghề có tồn tại được hay không. Cơ sở vật chất kỹ thuật được nhắc đến ở đây là hệ thống trường lớp, những trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề, kinh phí của công tác dạy nghề.
Các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề là có đủ thiết bị
máy móc, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nguyên, nhiên vật liệu phù hợp cho quá trình đào tạo; Thường xuyên đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, phòng học, phòng thí nghiệm, thư
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 Trại giam có thể tranh thủ nguồn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi từ Chính phủ hoặc các tổ chức trong nước; đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự
nghiệp dạy nghề bằng huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp và mở rộng các hình thức liên kết đầu tư với doanh nghiệp ngành trong nướcđầu tư cho phát triển dạy nghề. Cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân đầu tư vào hoạt động dạy nghề. Các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tập trung từng bước chuẩn hóa về diện tích, về phòng học, nhà xưởng, trang thiết bị dạy nghề.
Bảng 4.14 cho thấy, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quá trình dạy và học của phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 gồm có 15 phòng học lý thuyết và 10 phòng thực hành cùng các trang thiết bị học tập cần thiết phụ thuộc theo từng ngành nghề.
Bảng 4.14. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy năm 2014
Nội dung Đơn vị tính Số lượng
1. Số phòng học lý thuyết chuyên nghề Phòng 15
2. Số phòng xưởng thực hành Phòng, xưởng 10
3. Thiết bị dạy nghề
May Chiếc 25
Thêu ren Chiếc 15
Cơ khí Chiếc 20 Mộc Chiếc 25 Làm hàng mã Chiếc 17 Khâu bóng Chiếc 12 Trồng trọt Chiếc 10 Chăn nuôi Chiếc 10
Mây tre đan Chiếc 14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
4.3.1.5. Chếđộđãi ngộđối với cán bộquản lý, giảng dạy
Khi phạm nhân rơi vào cảm giác chán nản, cán bộ trại giam đã tích cực
động viên họ, vì vậy, hầu hết các phạm nhân đều thích ứng với cuộc sống, công việc ở trong trại và rất nhiều người đã hăng say với nghề mình chọn, cải tạo tốt. Các cán bộ giảng dạy được hưởng một số ưu đãi khi dạy nghề cho phạm nhân như chế độ về thời gian nghỉ hay thời gian làm việc và các mức thưởng hay phụ cấp, trợ cấp,….
Bảng 4.15. Đánh giá sự đãi ngộ của cán bộ giảng dạy Trại giam Phú Sơn 4 năm 2014
Tiêu chí đánh giá Kết quả
1.Thời gian làm việc 3,58
2.Thời gian nghỉ ngơi 3,58
3.Lương, trợ cấp 2,58
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tháng 2/2015
Bảng 4.15 cho thấy, mức độ đánh giá sự đãi ngộ của cán bộ giảng dạy
được đánh giá cao trên mức phù hợp ở hai tiêu chí là thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đạt 3,58 điểm. Tuy nhiên, tiêu chí mức lương và trợ cấp
được giáo viên giảng dạy đánh giá ở mức 2,58 điểm, điều này cho thấy cán bộ
giảng dạy chưa thực sự hài lòng. Nguyên nhân là do cán bộ giảng dạy tại Trại giam đều là giáo viên thuê ngoài mà không phải là cán bộ của Trại giam.
4.3.1.6. Số lượng phạm nhân tham gia đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4
Số lượng phạm nhân tham gia vào quá trình đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4 tăng dần từ năm 2012 là 60 phạm nhân đến năm 2013 là 80 phạm
nhân và năm 2014 là 150 phạm nhân. Tốc độ tăng bình quân lên tới 158%/ năm (thể hiện ở bảng 4.4)
Theo số liệu của Ban quản lý Trại giam, số lượng phạm nhân cho một lớp nghề trung bình là 10 - 15 người. Với số lượng phạm nhân như vậy, giáo viên có thể trực tiếp quan sát quá trình học tập của từng cá nhân để đưa ra từng hướng dẫn tốt nhất cho người học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
4.3.2. Yếu tố bên ngoài
4.3.2.1. Nhận thức của phạm nhân
Các phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 phạm tội hầu hết là do nguyên nhân kém hiểu biết, trình độ học vấn thấp, do đó chương trình đào tạo nghề không chỉ tạo điều kiện cho phạm nhân có tay nghề khi trở về với xã hội mà còn trang bị những kiến thức văn hóa cho phạm nhân, nâng cao trình độ hiểu biết cho phạm nhân.
Đào tạo nghề đảm bảo cho phạm nhân có được nhận thức mới để khi hết hạn tù phạm nhân có thể quay trở lại cuộc sống thường ngày, có được nghề nghiệp kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, tránh tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”, tránh tái phạm.
4.3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển mạnh, kết thúc năm 2014, Thái Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 18,6%, con số cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 4,8%, công nghiệp và xây dựng tăng 40,5%, dịch vụ tăng 6,4%. Khi kinh tế - xã hội phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nghề mới có thể phát triển, mở rộng quy mô, đi sâu vào cải thiện chất lượng đào tạo.
Đào tạo nghề cho phạm nhân chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước và ngân sách của tỉnh, vì vậy kinh tế có phát triển thì lượng vốn đầu tư cho công tác đào tạo nghề mới gia tăng. Doanh nghiệp phát triển cần có đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn, vì thế các doanh nghiệp cũng bỏ vốn ra đầu tư để nâng cao chất lượng, trình độ cho người lao động hay bỏ tiền ra thuê những lao động có chất lượng và trình độ.
4.3.2.3. Nhu cầu xã hội về chất lượng đào tạo nghề
Phạm nhân cũng như người học tại các cơ sở học nghề đều mong muốn có thể tìm được việc làm phù hợp sau khi có được nghề trong tay. Nhu cầu của xã hội về đào tạo nghề là nhu cầu tổng thể các nhu cầu của doanh nghiệp,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề... Xã hội đang phát triển có nhu cầu cao về lao động có trình độ chuyên môn về ngành nghề nào đó. Phạm nhân được đào tạo nghề một cách bài bản phần nào đáp ứng được một phần nhu cầu của xã hội.
Kết quả điều tra khảo sát 50 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cho thấy nhu cầu về lao động chủ yếu là về các ngành tiểu thủ công nghiệp
như: may, thêu, cơ khí, mộc... Những ngành nghề nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi chủ yếu dành cho phạm nhân tự tiến hành sản xuất tại gia đình.
4.3.2.4. Chính sách của Nhà nước
Các phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 sau khi được học nghề, đã biết nghềđều được Ban lãnh đạo Trại giam Phú Sơn 4 bố trí, sắp xếp việc làm phù hợp với ngành nghềđào tạo. Sốđối tượng này được bố trí lao động trong nhà xưởng, có hàng rào vây bảo vệ xung quanh.
Chế độ đãi ngộ cho phạm nhân lao động được áp dụng theo Thông tư
số 12/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 02/12/2013. Kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu chi sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý thì
được trích 16% để bổ sung mức ăn cho phạm nhân, thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động hoặc làm thêm giờ. Trích 10% lập quỹ hòa nhập cộng đồng để cho hỗ trợ cho phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Trích 15% để hỗ trợ cho phạm nhân khi bị bệnh hoặc gặp rủi ro, tai nạn lao động, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của phạm nhân. Trích 7% để thưởng cho phạm nhân có thành tích suất sắc trong quá trình chấp hành án. Trích 10% để tổ chức đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù. Ngoài những chếđộ trên những phạm nhân có thành tích trong quá tình lao động, cải tạo còn được gặp gia đình 24h và hàng năm được xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
4.3.2.5. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi nội dung và tính chất lao động nghề nghiệp của người lao động. Dưới ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều lĩnh vực công nghệ cũng đã được thực hiện bằng sự kết hợp các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi người lao