Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 92)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2. Yếu tố bên ngoài

4.3.2.1. Nhận thức của phạm nhân

Các phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 phạm tội hầu hết là do nguyên nhân kém hiểu biết, trình độ học vấn thấp, do đó chương trình đào tạo nghề không chỉ tạo điều kiện cho phạm nhân có tay nghề khi trở về với xã hội mà còn trang bị những kiến thức văn hóa cho phạm nhân, nâng cao trình độ hiểu biết cho phạm nhân.

Đào tạo nghề đảm bảo cho phạm nhân có được nhận thức mới để khi hết hạn tù phạm nhân có thể quay trở lại cuộc sống thường ngày, có được nghề nghiệp kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, tránh tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”, tránh tái phạm.

4.3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển mạnh, kết thúc năm 2014, Thái Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 18,6%, con số cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 4,8%, công nghiệp và xây dựng tăng 40,5%, dịch vụ tăng 6,4%. Khi kinh tế - xã hội phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nghề mới có thể phát triển, mở rộng quy mô, đi sâu vào cải thiện chất lượng đào tạo.

Đào tạo nghề cho phạm nhân chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước và ngân sách của tỉnh, vì vậy kinh tế có phát triển thì lượng vốn đầu tư cho công tác đào tạo nghề mới gia tăng. Doanh nghiệp phát triển cần có đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn, vì thế các doanh nghiệp cũng bỏ vốn ra đầu tư để nâng cao chất lượng, trình độ cho người lao động hay bỏ tiền ra thuê những lao động có chất lượng và trình độ.

4.3.2.3. Nhu cầu xã hội về chất lượng đào tạo nghề

Phạm nhân cũng như người học tại các cơ sở học nghề đều mong muốn có thể tìm được việc làm phù hợp sau khi có được nghề trong tay. Nhu cầu của xã hội về đào tạo nghề là nhu cầu tổng thể các nhu cầu của doanh nghiệp,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề... Xã hội đang phát triển có nhu cầu cao về lao động có trình độ chuyên môn về ngành nghề nào đó. Phạm nhân được đào tạo nghề một cách bài bản phần nào đáp ứng được một phần nhu cầu của xã hội.

Kết quả điều tra khảo sát 50 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cho thấy nhu cầu về lao động chủ yếu là về các ngành tiểu thủ công nghiệp

như: may, thêu, cơ khí, mộc... Những ngành nghề nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi chủ yếu dành cho phạm nhân tự tiến hành sản xuất tại gia đình.

4.3.2.4. Chính sách của Nhà nước

Các phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 sau khi được học nghề, đã biết nghềđều được Ban lãnh đạo Trại giam Phú Sơn 4 bố trí, sắp xếp việc làm phù hợp với ngành nghềđào tạo. Sốđối tượng này được bố trí lao động trong nhà xưởng, có hàng rào vây bảo vệ xung quanh.

Chế độ đãi ngộ cho phạm nhân lao động được áp dụng theo Thông tư

số 12/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 02/12/2013. Kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu chi sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý thì

được trích 16% để bổ sung mức ăn cho phạm nhân, thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động hoặc làm thêm giờ. Trích 10% lập quỹ hòa nhập cộng đồng để cho hỗ trợ cho phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Trích 15% để hỗ trợ cho phạm nhân khi bị bệnh hoặc gặp rủi ro, tai nạn lao động, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của phạm nhân. Trích 7% để thưởng cho phạm nhân có thành tích suất sắc trong quá trình chấp hành án. Trích 10% để tổ chức đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù. Ngoài những chếđộ trên những phạm nhân có thành tích trong quá tình lao động, cải tạo còn được gặp gia đình 24h và hàng năm được xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

4.3.2.5. Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi nội dung và tính chất lao động nghề nghiệp của người lao động. Dưới ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều lĩnh vực công nghệ cũng đã được thực hiện bằng sự kết hợp các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cũng như tay nghề ở một mức độ cao hơn, lao động chất lượng cao.

Trong quá trình đào tạo nghề cho phạm nhân, tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp thay đổi trang thiết bị phụ vụ quá trình dạy và học của phạm nhân được cải tiến, phù hợp với yêu cầu của xã hội về trình độ chuyên môn của lao động khi được đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)