Trình độ chuyên môn của phạm nhân điều tra năm 2014

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.9. Trình độ chuyên môn của phạm nhân điều tra năm 2014

Đơn vị tính: người

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

- Chưa được đào tạo 59 79,73 - Sơ cấp 7 9,46 - Trung cấp 5 6,76 - Khác 1 1,35 - Không khai 2 2,70 Tổng 74 100,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 Bảng 4.9 cho thấy, các phạm nhân chỉ có một bộ phận nhỏ được đào tạo về chuyên môn (sơ cấp và trung cấp chỉ chiếm 15%) còn lại là chưa qua đào tạo. Vì vậy, chương trình đào tạo nghề cho phạm nhân sẽ tạo cơ hội cho phạm nhân được đào tạo nghề một cách bài bản, sau này giúp ích cho gia đình và xã hội.

Qua 3 bảng (4.7, 4.8. 4.9) cho thấy, các phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 đều đang trong độ tuổi lao động và trước khi phạm tội không có nghề nghiệp nhưng trong quá trình thi hành án đã được tạo điều kiện học nghề giúp

có nghề nghiệp ổn định để khi hết hạn tù làm điều có ích cho xã hội.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 - tỉnh Thái Nguyên tại Trại giam Phú Sơn 4 - tỉnh Thái Nguyên

4.3.1. Yếu tố bên trong

4.3.1.1. Chương trình đào tạo

Chương trình dạy nghề bao gồm giáo trình dạy nghề (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo), thời gian học nghề (đào tạo ngắn hạn hay dài hạn), hình thức giảng dạy (dạy trực tiếp trong sản xuất hay dạy tại trường lớp)…

Trại giam đã tổ chức chương trình đào tạo nghề cho phạm nhân ở các trình độ sơ cấp nghề với 2 lớp: thời gian 3 tháng học và thực hành tại xưởng, trình độ sơ cấp nghề có 13 lớp: thời gian học là 6 tháng gồm lý thuyết và thực hành, trình độ sơ cấp nghề gồm 3 lớp học và thực hành trong 12 tháng.

Về cơ bản, chương trình đào tạo nghề được xây dựng khá bài bản với sự tham gia của cán bộ, giáo viên trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo. Các chương trình đảm bảo mục tiêu dạy nghề; đảm bảo tính khoa học, hệ thống, tthực tiễn; phân bố hợp lí thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, mô-đun để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề

có hiệu quả; bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề, đồng thời có tính đến liên thông với các trình độđào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

Nội dung đào tạo theo đúng quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với hệ đào tạo sơ cấp nghề các ngành nghề. Cụ thể các nội dung như khối kiến thức chung (chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng); khối kiến thức văn hóa cơ bản, khối kiến thức kỹ thuật cơ sở; khối kiến thức chuyên môn.

Phân bổ thời gian cho các môn học và môđun đào tạo nghề được quy

định là thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75% - 85%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 15% - 25%; Thời gian lý thuyết chiếm 15% - 35% và thực hành chiếm 65% - 85%.

Trên cơ sở đó, phân tích bảng số liệu 4.10 cho thấy, về đánh giá của phạm nhân có 2 tiêu chí là ngành nghềđào tạo và môn học đạt mức trên phù hợp (trên 3,00 điểm), trong đó với tiêu chí đào tạo có 50% số phiếu điều tra

đánh giá ở mức rất phù hợp. Tiêu chí thời gian đào tạo được phạm nhân đánh giá thấp nhất đạt 2,56 điểm, trong đó có 13,51% số phiếu điều tra đánh giá mức cao nhất, đồng thời có 16,22% phiếu điều tra đánh giá tiêu chí này ở mức không phù hợp. Qua quá trình phân tích nguyên nhân, tiêu chí thời gian đào tạo được phạm nhân đánh giá thấp là do tâm lý phạm nhân luôn mong muốn rút ngắn thời gian đào tạo nghề, trong khi đó để có được lao động lành nghề,

đảm bảo thì cần phải có đủ thời gian đào tạo nghề như chương trình đào tạo

đã đặt ra, đây là một mâu thuẫn luôn tồn tại, mang tính khách quan.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)