5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Tình hình phạm nhân chấp hành án tại trại Phú Sơn 4 qua các năm
Đơn vị tính: người
TT Diễn giải 2012 Tỷ lệ (%) 2013 Tỷ lệ (%) 2014 Tỷ lệ (%) So sánh (%)
2013/2012 2014/2013 BQ 1 Phân tích theo giới tính 4948 100.00 5234 100.00 5424 100.00 106 104 105 Nam 4027 81.39 4341 82.94 4431 81.69 108 102 105 Nữ 921 18.61 893 17.06 993 18.31 97 111 104
2 Phân tích theo độ tuổi hiện tại 4948 100.00 5234 100.00 5424 100.00
Dưới 18 tuổi 33 0.67 22 0.42 15 0.28 67 68 67
Từ 18 - dưới 30 tuổi 1639 33.12 1789 34.18 1843 33.98 109 103 106
Từ 30 - dưới 60 tuổi 3199 64.65 3356 64.12 3482 64.20 105 104 104
Từ 60 tuổi trở lên 77 1.56 67 1.28 84 1.55 87 125 104
3 Phân tích theo trình độ văn hóa 4948 100.00 5234 100.00 5424 100.00
Không biết chữ 281 5.68 297 5.67 326 6.01 106 110 108
Tiểu học 1419 28.68 1361 26.00 1296 23.89 96 95 96
Trung học cơ sở 2126 42.97 2320 44.33 2446 45.10 109 105 107
Trung học phổ thông 1115 22.53 1248 23.84 1349 24.87 112 108 110
Trung học chuyên nghiệp trở lên 7 0.14 8 0.15 7 0.13 114 88 100
4 Phân tích theo ngành nghề 4948 100.00 5234 100.00 5424 100.00
Nông nghiệp 1153 23.30 1163 22.22 1077 19.86 101 93 97
Nghề khác 1889 38.18 2132 40.73 2330 42.96 113 109 111
Không nghề nghiệp 1906 38.52 1939 37.05 2017 37.19 102 104 103
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
Theo Bảng 4.1 phạm nhân chấp hành án tại Trại giam Phú Sơn 4 chủ yếu là nam giới chiếm gần 90%; Có từ độ tuổi từ 18 – dưới 60 tuổi; Trình độ văn hóa từ cấp 1 đến cấp 3, chỉ có một số ít không biết chữ và học trung cấp chuyên nghiệp trở lên; Phạm nhân sống ở nông thôn, miền núi nhiều hơn là thành thị và thường không có nghề nghiệp ổn định hoặc làm nông nghiệp; Phạm nhân chủ yếu phạm tội về ma túy, với các mức án tù dưới 30 năm; Phạm nhân có sức khỏe bình thường, chỉ một số ít là bị nhiễm HIV/AIDS, lao, viêm gan B và nghiện mà túy.
Đồ thị 4.1. Cơ cấu ngành nghề của phạm nhân trước khi phạm tội
Đồ thị 4.1 cho thấy, đa phần trước khi phạm tội các phạm nhân không có nghề nghiệp ổn định, lao động tự do (chiếm 77%), làm nông nghiệp (chiếm 19%). Điều đó cho thấy công tác đào tạo nghề cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng là cần thiết, giúp người phạm tội hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất, tránh bước chân vào con đường tù tội một lần nữa.
4.1.1.1. Thực trạng hệ đào tạo và ngành nghềđào tạo tại Trại giam Phú Sơn 4
Hiện tại, Trại giam Phú Sơn 4 có một trung tâm dạy nghề và các xưởng dạy nghề tại các phân trại với các nghể mộc, cơ khí, dệt, mây tre đan… Trong thời gian cải tạo, các phạm nhân được học nghề với các trình độ sơ cấp nghề
có thời gian đào tạo dưới 1 năm (3 tháng, 6 tháng và 12 tháng) tùy thuộc vào từng ngành nghề phạm nhân tham gia học; Hình thức đào tạo tại cơ sở.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 Bảng 4.2. Hệ đào tạo nghề cho phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4
Trình độ Số lớp Thời gian (tháng)
1. Sơ cấp 2 3
2. Sơ cấp 13 6
3. Sơ cấp 3 12
Nguồn:Ban quản lý Trại Phú Sơn 4
Trong thời gian cải tạo tại Trại giam Phú Sơn 4, các phạm nhân được học nghề, với các ngành, nghề mộc, cơ khí, dệt, mây tre đan… Trại đã tổ chức các lớp học lý thuyết với các chương trình đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, Trại giam cũng xây dựng các nhà xưởng như: xưởng may, dệt, cơ khí, mộc, may, làm hàng mã, khâu bóng… Ngoài ra, Trại còn tạo điều kiện để
phạm nhân được học các nghề phổ thông khác như: trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất vật liệu, xây dựng… Thông qua các lớp dạy nghề, Trại
đã trang bị cho phạm nhân những kiến thức nghề nghiệp, tạo điều kiện cho họ
có nghề nghiệp khi tái hòa nhập cộng đồng.
Tại trại giam Phú Sơn 4 - tỉnh Thái Nguyên, phạm nhân được đào tạo các ngành nghề với các hệ đào tạo tương ứng tại trại giam
Bảng 4.3. Các ngành nghề đào tạo cho phạm nhân tại Trại Phú Sơn 4 TT Ngành nghề lớpSố Thời gian đào tạo (tháng) Đối tượng TT Ngành nghề lớpSố Thời gian đào tạo (tháng) Đối tượng
1 May 1 3 Nữ 18 - 55 tuổi, sức khỏe tốt, tốt nghiệp THCS trở lên
2 Thêu ren 1 3
3 Cơ khí 2 3 hoặc 6 Nam 18 – 60 tuổi, sức khỏe
tốt, tốt nghiệp THCS trở lên
4 Mộc 1 3
5 Làm hàng mã 1 3
Nữ 18 - 55 tuổi, Nam 18 –60 tuổi, sức khỏe tốt, tốt nghiệp
THCS trở lên 6 Khâu bóng 1 3 7 Trồng trọt 3 3 hoặc hoặc 12 6 8 Chăn nuôi 3 3 hoặc 6 hoặc 12
9 Mây tre đan 5 3 hoặc hoặc 12 6
Tổng 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64
4.1.1.2. Kết quả đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4 thời gian qua
Đào tạo nghề cho phạm nhân tại trại giam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lượng phạm nhân tham gia đào tạo nghề tăng dần và đã được cấp chứng chỉ đạt yêu cầu về ngành nghề tham gia đào tạo trong quá trình thụ án. Đây là kết quả tốt đem lại hy vọng cho phạm nhân khi hoàn thành thời gian thi hành án tại trại giam trở về với xã hội có được nghề mưu
sinh, tránh tái phạm.
Bảng 4.4. Số phạm nhân được đào tạo nghề và có chứng chỉ
Đơn vị tính: người Diễn giải 2012 2013 2014 So sánh (%)
2013/2012 2014/2013 BQ
1. Số tham gia đào
tạo nghề 60 80 150 133,33 187,50 158,11 2. Số được cấp chứng chỉ nghề 60 80 150 133,33 187,50 158,11 3. Tỷ lệ được cấp chứng chỉ nghề 100 100 100 - - -
Nguồn: Ban quản lý trại Phú Sơn 4
Bảng 4.4 cho thấy, lao động tham gia đào tạo nghề của Trại có tăng lên qua các năm: năm 2014 số lao động tham gia là 150 người, tăng 87,5% so với năm 2013, tốc độ tăng bình quân là 58,11%; tỷ lệ lao động được cấp chứng chỉ là 100%. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong việc giúp phạm nhân có một công việc phù hợp trong thời gian chấp hành hình phạt; Giúp họ có niềm tin vào chính sách tái hòa nhập của Đảng và Nhà nước; đồng thời xóa dần những mặc cảm cũng như tâm trạng chán chường khi rơi vào vòng lao lý tù tội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
4.1.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4 - tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công an về tình hình chấp hành án phạt tù của phạm nhân về cư trú tại các địa phương từ năm 2002 – 2012 cho thấy, trong số 424.878 người có 80.132 người tái phạm tội chiếm 18,86%. Nguyên nhân chủ yếu là do người chấp hành xong án phạt tù hiểu biết về
pháp luật còn hạn chế, không có việc làm, thu nhập không ổn định, bị tác
động của kẻ xấu, trong đó có phần thiếu sự quan tâm của chính quyền, gia
đình, xã hội.
Để công tác tái hòa nhập cộng đồng đạt hiệu quả, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và chung tay góp sức của toàn xã hội. Thời gian tới, Bộ
Công an sẽ chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tham mưu cấp ủy, chính quyền xây dựng các mô hình nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội trong việc quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; Báo cáo Chính phủ tổ chức Hội nghị biểu dương mô hình, cá nhân điển hình thực hiện công tác tái hòa nhập cộng
đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực giáo dục dạy nghề cho các trại giam, trường giáo dưỡng”; phối hợp với Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, hỗ trợ cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong việc giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; Vận động, khuyến khích doanh nghiệp các tỉnh, thành phố tổ chức tư vấn nghề nghiệp và tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc tại các doanh nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
4.1.2.1. Chất lượng đào tạo nghề theo đánh giá của phạm nhân về chất lượng đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4 - tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.5 cho thấy, tất cả các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề
của phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn đều cao hơn điểm trung bình là 2,5. Trong đó tiêu chí tinh thần, thái độ của giáo viên có số điểm cao nhất 3,43 tiếp đến là tiêu chí kiến thức của giáo viên đạt là 3,39 điểm. Điều này chứng tỏ, đội ngũ giáo viên đào tạo đảm bảo chất lượng về năng lực và đạo đức nghề
nghiệp. Tiêu chí khả năng tìm việc sau khi ra trại đạt số điểm thấp nhất là 2,84 điểm, điều này cho thấy khi phạm nhân hoàn thành án phạt tại trại giam và trở về với xã hội có khả năng tìm kiếm việc làm là khó khăn. Qua kết quả
tổng hợp có thể thấy, phạm nhân đánh giá khá cao về các chỉ tiêu chất lượng đào tạo nghề của Trại giam.
Bảng 4.5. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề của phạm nhân năm 2014
Tiêu chí đánh giá Kết quả
1. Ngành nghềđược đào tạo 3,43
2. Nội dung đào tạo 3,20
3. Phương pháp đào tạo 3,00
4. Khả năng áp dụng kiến thức đã học 3,14 5. Tinh thần, thái độ của giáo viên 3,43 6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy 3,04 7. Khả năng tìm việc làm sau khi ra trại 2,84
8. Thời gian đào tạo 3,01
9. Kiến thức của giáo viên 3,39
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
4.1.2.2. Chất lượng đào tạo nghề theo đánh giá của cán bộ quản lý tại trại giam Phú Sơn 4 - tỉnh Thái Nguyên
Chất lượng đào tạo nghề được hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức
độ của kết quả hoạt động giáo dục và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ
khởi đầu quá trình đào tạo nghềđến kết thúc quá trình. Đồng thời chất lượng
đào tạo nghề chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố như: Quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nghề; Cơ chế quản lí, các quy chế, cách thức kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo nghề; Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; Tập thể học sinh học nghề; Cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn lực và tài chính phục vụđào tạo nghề; Chếđộ sử dụng và đãi ngộđối với người được đào tạo nghề.
Theo đánh giá của cán bộ quản lý tại Trại giam Phú Sơn thì chất lượng đào tạo được đánh giá qua các khía cạnh: ngành nghề đào tạo, nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, khả năng áp dụng kiến thức đã học, tinh thần làm việc đều được đánh giá cao. Qua bảng 4.6 cho thấy, các cán bộ quản lý đều đánh giá về chất lượng đào tạo của Trại giam là trên mức điểm trung bình (2,5
điểm), trong đó các tiêu chí tinh thần làm việc của phạm nhân, ngành nghề được đào tạo và khả năng áp dụng kiến thức đã học được đánh giá ở mức khá cao (từ trên 3,00 điểm), các tiêu thức này đều có 45% số phiếu điều tra đánh giá ở mức rất phù hợp và không có phiếu nào đánh giá ở mức không phù hợp. Tiêu chí nội dung đào tạo và thời gian đào tạo đạt mức thấp hơn 2,91 điểm trong đó có 9% số phiếu đánh giá không phù hợp, mức đánh giá phổ biến là phù hợp và bình thường điều này cho thấy các tiêu chí về nội dung đào tạo và thời gian đào tạo của Trại giam Phú Sơn cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68
Bảng 4.6. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân của cán bộ quản lý năm 2014 quản lý năm 2014 Tiêu chí đánh giá Kết quả 1.Ngành nghềđược đào tạo 3,18 2.Nội dung đào tạo 2,91 3.Thời gian đào tạo 2,91 4.Khả năng áp dụng kiến thức đã học 3,00 5.Tinh thần làm việc 3,45
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tháng 2/2015
4.2. Đặc điểm của phạm nhân
Đặc điểm của phạm nhân là một trong những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân. Tùy thuộc vào đặc điểm của phạm nhân mà có thể lựa chọn được ngành nghề đào tạo hợp lý.
Bảng 4.7. Ngành nghề của phạm nhân trước khi phạm tội
Đơn vị tính: người
Ngành nghề trước khi phạm tội Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Lao động tự do 34 45,95
2. Lái xe 6 8,11
3. Làm ruộng 14 18,92
4. Không khai 6 8,11
5. Sinh viên, Học sinh 2 2,70
6. Kế toán 1 1,35 7. Sửa chữa điện tử 2 2,70 8. Cắt gọt kim loại 1 1,35 9. Buôn bán 3 4,05 10. Thợ mộc 1 1,35 11. Vệ sỹ 1 1,35 12. Sửa xe 1 1,35 13. Ngân hàng 1 1,35 14. Kỹ sư 1 1,35 Tổng 74 100,00
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69
Theo bảng 4.7, hầu hết các phạm nhân trong trại giam trước khi phạm tội đều không có nghề nghiệp cụ thể (chiếm 45,95% và làm nông nghiệp chiếm 18,92%), chỉ một bộ phận nhỏ trước đó có nghề nghiệp cụ thể. Vì vậy trong quá trình chấp hành án tại trại giam, các phạm nhân có cơ hội tìm được một nghề thích hợp cho mình sau khi hoàn lương đểcó được nghề nghiệp ổn định và việc làm có ích cho xã hội, tránh tái phạm.
Bảng 4.8. Trình độ văn hóa của phạm nhân điều tra năm 2014
Đơn vị tính: người Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Chưa hết cấp 2 17 22,97 2. Chưa hết cấp 3 27 36,49 3. Hết cấp 3 15 20,27 4. Không khai 10 13,51 5. Chưa hết cấp 1 5 6,76 Tổng 74 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tháng 2/2015
Bảng 4.8 cho thấy, các phạm nhân có trình độ văn hóa thấp, hầu như là chưa hết cấp 3. Điều này có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu tri thức của phạm nhân trong quá trình đào tạo nghề.
Bảng 4.9. Trình độ chuyên môn của phạm nhân điều tra năm 2014
Đơn vị tính: người
Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
- Chưa được đào tạo 59 79,73 - Sơ cấp 7 9,46 - Trung cấp 5 6,76 - Khác 1 1,35 - Không khai 2 2,70 Tổng 74 100,00
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 Bảng 4.9 cho thấy, các phạm nhân chỉ có một bộ phận nhỏ được đào tạo về chuyên môn (sơ cấp và trung cấp chỉ chiếm 15%) còn lại là chưa qua đào tạo. Vì vậy, chương trình đào tạo nghề cho phạm nhân sẽ tạo cơ hội cho phạm nhân được đào tạo nghề một cách bài bản, sau này giúp ích cho gia đình và xã hội.
Qua 3 bảng (4.7, 4.8. 4.9) cho thấy, các phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 đều đang trong độ tuổi lao động và trước khi phạm tội không có nghề nghiệp nhưng trong quá trình thi hành án đã được tạo điều kiện học nghề giúp