Kinh nghiệm của các địa phương về đào tạo nghề cho phạm nhân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương về đào tạo nghề cho phạm nhân

2.2.2.1. Kinh nghiệm nhà tù Tihar (Ấn Độ) [28]

Nhà tù Tihar được biết đến là nhà tù lớn nhất Nam Á, nằm ở New Delhi (Ấn Độ) đang có nhiều biện pháp giúp đỡ các phạm nhân thay đổi cuộc sống của họ sau khi ra tù thông qua việc dạy nghề. Tại đây, các phạm nhân

được đạo tạo các kỹ năng nghềđể họ có thể sản xuất ra các sản phẩm đa dạng như chế biến món ăn, làm bánh, cắt may hay sản xuất các sản phẩm từ thảo mộc… Những người quản lý nhà tù cho biết, thông qua các hoạt động này để

các phạm nhân ý thức được việc lao động tích cực sẽ giúp họ tìm thấy niềm vui cuộc sống sau khi mãn hạn tù. Các nhà quản lý cũng lập nên một trang web để bán các sản phẩm do các phạm nhân làm ra. Sandivan Rai, một phạm nhân bị giam giữ tại nhà tù Tihar vì phạm tội buôn lậu ma túy cho biết, các kỹ

năng học được trong nhà tù giúp anh ta có thể tìm được một công việc sau khi ra tù. Các phạm nhân được học cách làm bánh mì, ban đầu là đểđáp ứng nhu cầu ăn uống của hơn 11.000 phạm nhân trong nhà tù, sau đó hoạt động sản xuất được mở rộng, giúp các phạm nhân hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp. Các nhà quản lý nhà tù cho biết, việc dạy các kỹ năng nghề nghiệp cho phạm nhân là một trong những chức năng chính của nhà tù là nơi trừng phạt và cải tạo các nạn nhân. Bên cạnh đó, nhà tù còn có các hình thức cải huấn khác như

giúp phạm nhân tập yoga.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Trại giam Vĩnh Quang [25]

Trại giam Vĩnh Quang hiện đang quản lý và cải tạo khoảng 2500 phạm nhân, hầu hết là những người phạm tội nghiêm trọng như cướp của, giết người, buôn bán ma túy, lừa đảo… lĩnh mức án tù rất cao. Với mọi lứa tuổi khác nhau, có người còn rất trẻ nhưng cũng có người đã luống tuổi. Những phạm nhân vào đây hầu hết là do không hiểu biết về pháp luật, không có nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

nghiệp, việc làm ngoài xã hội và có khoảng 80% số phạm nhân đã mắc nghiện ma túy từ ngoài vào. Vì vậy, khi vào trại giam các phạm nhân đều phải lao

động, học nghề; đây là một phần không thể thiếu trong hoạt động của trại giam và là quy tắc bắt buộc đối với phạm nhân. Nên sau khi vào trại giam, dựa trên kết quả khám sức khỏe, lứa tuổi, vùng miền và nguyện vọng, hoàn cảnh của từng phạm nhân, ban giám thị trại giam sẽ bố trí từng người theo học các ngành nghề phù hợp như: may túi, đan lát, cơ khí, xây dựng, sản xuất gạch, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng... Tuy nhiên, dạy nghề cho phạm nhân không phải là điều dễ, bởi rất nhiều phạm nhân trước khi vào trại họ có cách sống buông thả, hầu hết đều là những người lĩnh án cao nên thường có suy nghĩ tiêu cực, chán nản, nghĩ đến ngày ra tù cũng không biết làm gì mà kiếm sống, lại thêm miệng lưỡi thế gian. Bên cạnh đó, các phạm nhân lại mắc nghiện nhiều nên khi lao động thường mệt mỏi khiến việc học nghề sẽ khó khăn, gián đoạn. Đối với người bình thường, rèn luyện để có một tay nghề

vững vàng là điều không dễ dàng, với các phạm nhân - những con người chịu khiếm khuyết về nhân cách, hạn chế về trình độ, sức khỏe… thì việc học nghề để sau này có thể “kiếm cơm” được là điều càng khó gấp bội.

Nắm bắt được việc đó, Ban Giám thị trại giam cùng các cán bộ đã tích cực tìm hiểu, nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh các phạm nhân; luôn quan tâm, ân cần và bên cạnh phạm nhân tìm hiểu xem họ có mong muốn gì, từđó, sẽđịnh hướng cho phạm nhân học nghề phù hợp. Khi phạm nhân rơi vào cảm giác chán nản, cán bộ trại giam tích cực động viên họ không xao nhãng tinh thần, công việc bởi tương lai của họ vẫn còn ở phía trước. Vì vậy, hầu hết các phạm nhân vào trại giam đều đã thích ứng được với cuộc sống, công việc ở trong trại và rất nhiều người đã dần hăng say với nghề mình chọn, tự cải tạo tốt. Trước đây, đã có 300 phạm nhân được cấp chứng chỉ nghề xây dựng, cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

nhìn ra lỗi lầm của mình, chịu khó lao động, cải tạo để có một đường về rộng mở hơn.

Hằng năm các đơn vị có nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo, như sử

dụng số trại viên có nghề, liên kết với các trường dạy nghề để tổ chức học nghề, truyền nghề tại chỗ. Và đó là 'vốn liếng' cơ bản để khi phạm nhân được tha tù họ có thể tự lo bảo đảm cuộc sống của mình, của gia đình và đóng góp cho xã hội.

Đồng thời, để giúp các phạm nhân tái hòa nhập trại giam Vĩnh Quang mở nhiều lớp dạy nghề cho phạm nhân, phổ biến là các nghề: làm mộc, xây dựng, thủ công truyền thống. Đáng chú ý là mô hình "học nghề của nhau” giữa các phạm nhân. Đại tá Trần Mạnh Hùng Giám thị trại giam Vĩnh Quang cho biết: "Phần lớn phạm nhân ở đây khi ra trại đều học được một nghề để

mưu sinh. Nhiều phạm nhân đã làm giàu từ những nghề học tại trại”.

Theo báo cáo của ba trại Vĩnh Quang, Hồng Ca, Tân Lập, thì phạm nhân được đặc xá, tha tù các năm trước, số tái phạm tội phải quay trở lại trại hầu như không có. Trung tá Lại Hợp Quang, quản giáo Trại Vĩnh Quang cho biết thêm: “Nhiều trại viên sau khi được tha tù đã trở thành doanh nghiệp giỏi, như anh Phạm Văn Minh, Phú Thọ, Nguyễn Trần Nhân, Công ty Xmen (Tây Hồ, Hà Nội)... Điển hình như trường hợp phạm nhân Hưng Vĩnh phạm tội giết người bị kết án 8 năm, nhờ học được nghề xây dựng ra trại anh đã mở

công ty riêng. Đến nay công ty của anh cho doanh thu 200 tỷđồng mỗi năm”.

2.2.2.3. Kinh nghiệm của Trại giam Nam Hà (Hà Nam) [27]

Theo Đại tá Dương Đức Thắng, Giám thị trại giam Nam Hà, vấn đề dạy nghề, hướng nghiệp cho phạm nhân nói chung, phạm nhân được đặc xá nói riêng là rất quan trọng. Những năm qua trại đã đặc biệt chú trọng vấn đề này. Trại tổ chức học nghề, dạy nghề cho các phạm nhân từ những nghề thủ công như mỹ nghệ, thuê, may tre đan, sửa chữa điện tử, mộc rèn... cho đến kỹ thuật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

chăn nuôi. Thông qua các tổ lao động, đích cuối cùng, các phạm nhân đựoc truyền nghề từ những phạm nhân giỏi nghề. Nhiều phạm nhân trong trại có tay nghề không kém bên ngoài xã hội. Có nghề nghiệp, cùng tác phong, ý thức lao động công nghiệp tốt sẽ giúp cho phạm nhân đứng trong các dây chuyền lao động công nghiệp ngoài xã hội...

2.2.2.4. Kinh nghiệm của trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng) [26]

Trong hơn 3.000 phạm nhân đang thi hành án phạt tù ở Trại giam Xuân Nguyên, có khoảng 1.600 số phạm nhân ở độ tuổi từ 18 đến 35, học vấn chủ

yếu từ lớp 1 đến lớp 9, có nhiều trường hợp mù chữ nên kiến thức xã hội và nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian thi hành án phạt tù, các phạm nhân được học các lớp xóa mù chữ và các nghề như cơ khí, mộc, xây dựng, may... Tổng số phạm nhân: 3.243 người (nam 2.619 người) hiện

đang lao động trong các ngành nghề như sau: May mặc: 183 người; dán giấy: 829 người; điện tử: 220 người; chiếu tre: 170 người; gắn hạt: 250 người; trồng rau xanh: 35 ngườ; sản xuất gạch: 90 người; xây dựng, nấu ăn, dọn vệ sinh: 556 người; ốm yếu: 690 người. Chế độ lao động học nghề của phạm nhân thực hiện theo Thông tư liên tịch số 12/2013-TTLT-BCA-BTC-BQP ngày 2/12/2013 về việc Hướng dẫn chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân trong trại giam: Ngày làm việc 8h, 1 tuần không quá 40 giờ.

Năm 2011, mở lớp dạy nghề cho 60 phạm nhân. Cấp chứng chỉ nghề điện dân dụng và điện công nghiệp. Hiện đang phối hợp với Trung tâm nghề

xây dựng Hải Phòng mở lớp nghề nề hoàn thiện cho 34 phạm nhân. Các ngành nghề hiện tại phạm nhân đang lao động chủ yếu là theo hình thức truyền nghề.

Ngày 12/12/2014, Hội LHTN Việt Nam thành phố Hải Phòng phối hợp với trường Trung cấp kỹ thuật - nghiệp vụ Hải Phòng và Trại giam Xuân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Nguyên tổ chức lễ ký kết đào tạo và khai giảng hệ trung cấp nghề “Nề hoàn thiện” cho 34 phạm nhân đang cải tạo tại Trại giam Xuân Nguyên.

Tại chương trình, đại diện lãnh đạo 3 đơn vị đã cùng ký kết biên bản ghi nhớ phối hợp tuyển sinh và đào tạo nghề cho phạm nhân trong độ tuổi thanh niên tại trại giam Xuân Nguyên giai đoạn 2013 - 2017. Trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao tay nghề và tổ chức dạy nghề phổ thông cho phạm nhân, trại viên trong độ tuổi thanh niên. Định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn về việc làm khi chấp hành xong án phạt tù. Chương trình phối hợp tuyển sinh và đào tạo nghề cho phạm nhân trong độ tuổi thanh niên tại trại giam Xuân Nguyên sẽ được chia làm 3 giai

đoạn. Trong năm 2013, sẽ mở 01 lớp hệ trung cấp nghề theo chuyên ngành phù hợp với nhu cầu của học viên kết hợp giới thiệu việc làm cho những học viên hoàn thành xuất sắc khóa học. Giai đoạn 2, từ nay đến hết năm 2014 sẽ

mở thêm hai lớp hệ sơ cấp nghề và trung cấp nghề đồng thời tổ chức sơ kết một năm thực hiện đào tạo nghề. Giai đoạn 3, từ năm 2015 đến hết 2017, mỗi năm sẽ mở ít nhất 02 lớp hệ sơ cấp hoặc trung cấp nghề theo chuyên ngành phù hợp với nhu cầu của học viên. Đồng thời, tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện phối hợp đào tạo nghề cho phạm nhân trong độ tuổi thanh niên tại Trại giam Xuân Nguyên.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)