2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
2.2.4. Nghiên cứu có liên quan
Thái Thị Tuyết (2013) đã nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong các làng nghề ở huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội”
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội [7]. Luận văn tổng kết cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng lao động trong làng nghề; thực trạng chất lượng lao động trong các làng nghề Bát Tràng, Kiêu Kỵ tại Gia Lâm Hà Nội: truyền nghề, đào tạo nghề, cơ sở sản xuất sử dụng lao động, điều kiện làm việc, mức lương, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động trên địa bàn huyện đề đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong các làng nghề.
Nguyễn Thị Thanh (2013) nghiên cứu đề tài luận văn“Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam”, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội [4]. Luận văn nói về cơ sở lý luận và thực tiễn cho dạy nghề cho lao động nông thôn; cụ thể là thực trạng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam: Giới thiệu chung về trường, thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 trạng đào tạo lao động, đánh giá chất lượng lao động, giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng lao động.
Lê Hoàng Thuyên (2010) nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn tỉnh Hà
Nam”, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội [5]. Luận văn nói về cơ sở lý luận và thực tiễn cho dạy nghề cho lao động nông thôn; cụ thể là thực trạng lao động, việc làmvà thực trạng đào tạo nghề tại Hà Nam: số lượng, quy mô cơ sở dạy nghề, ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề với lao động nông thôn Hà Nam.
Nguyễn Văn Lượng (2008) nghiên cứu đề tài luận văn “Đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động tỉnh Thái Bình”, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2008 [3]. Luận văn tổng hợp cơ sở lý luận về dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp, tạo việc làm, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của trung tâm; vị trí, vai trò, thực trạng, kết quả đào tạo, nhân tố ảnh hưởng của trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tại Thái Bình từ đó đề xuất ra định hướng và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động tỉnh Thái Bình.
Bùi Mạnh Cường (2013) nghiên cứu luận văn “Giải pháp huy động nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề công lập tỉnh Thái Nguyên”, Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, 2013 [1]. Luận văn đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề huy động nguồn tài chính đối với nâng cao chất lượng đào tạo nghề; thực trạng huy động nguồn tài chính đối với hoạt động đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề công lập tỉnh Thái Nguyên, tác động của nguồn tài chính đối với hoạt động đào tạo nghề tỉnh Thái Nguyên; từ đó đưa ra giải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 pháp thu hút nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các Trung tâm dạy nghề công lập tỉnh Thái Nguyên hướng tới năm 2020.
Các nghiên cứu trên tuy có đề cập đến các khía cạnh khác nhau về chất lượng đào tạo nghề nhưng không có nghiên cứu nào trùng lặp với nghiên cứu của học viên lựa chọn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38