Đánh giá chương trình đào tạo phạm nhân năm 2014

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 83)

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.10. Đánh giá chương trình đào tạo phạm nhân năm 2014

Tiêu chí đánh giá Phạm nhân Cán bộ quản lý Cán bộ giảng dạy

1.Ngành nghềđào tạo 3,19 3,55 3,50 2.Môn học 3,14 3,45 3,33 3.Thời gian đào tạo 2,56 2,91 2,75 4.Phương thức đào tạo 2,93 2,82 2,92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

Có thể nói, sự kết hợp chặt chẽ giữa quản giáo và cán bộ giảng dạy tại Trại giam Phú Sơn 4 đã đáp ứng yêu cầu về mặt tâm lý đối với phạm nhân, cũng như nhận thức của phạm nhân từ đó xây dựng nội dung chương trình học tập nghề phù hợp. Giúp phạm nhân dễ dàng tiếp cận với ngành nghề mới, yên tâm tin tưởng cải tạo, học nghề.

Bảng 4.10 cho thấy, đánh giá của cán bộ quản lý về chương trình học đều trên mức phù hợp. Ngành nghề đào tạo (đạt 3,55 điểm) và môn học (đạt 3,45 điểm) là hai chỉ tiêu được cán bộ quản lý đánh giá rất cao. Đối với hai tiêu thức này có khoảng 63% - 72% phiếu điều tra đánh giá ở mức rất phù hợp. Về thời gian đào tạo và phương thức đào tạo chỉ đạt 2,91 điểm và 2,82

điểm; hai tiêu chí này có 50% số cán bộ quản lý được phỏng vấn đánh giá ở

mức phù hợp bình thường. Không có cán bộ quản lý nào đánh giá chương trình học là không phù hợp.

Về đánh giá của cán bộ giảng dạy về chương trình học theo ý kiến cán bộ giảng dạy, bảng 4.10 cho thấy, hai tiêu chí ngành nghềđào tạo và môn học

ở mức điểm là 3,5 và 3,33 tương ứng với mức độ phù hợp. Nhưng bên cạnh hai tiêu chí được đánh giá cao này, hai tiêu chí về thời gian đào tạo và phương thức đào tạo chỉ ở mức độ phù hợp bình thường với 41% - 50% cán bộ giảng dạy đánh giá.

Mức độ phù hợp với nội dung chương trình đào tạo nghề của Trại giam Phú Sơn 4 đã đạt mức tương đối cao. Điều này thể hiện các cán bộ quản giáo

đã nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phạm nhân từđó xây dựng ngành nghềđào tạo, phối kết hợp với cơ sởđào tạo nghềđể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng phạm nhân đang tập trung cải tạo tại trại giam Phú Sơn 4.

Chương trình đào tạo nghề của Trại giam đã đáp ứng được nhu cầu của phạm nhân và họ cảm thấy hài lòng cũng như phù hợp với các ngành nghề được đào tạo. Theo đánh giá của các cán bộ quản lý cũng như các cán bộ giảng dạy thì chương trình đào tạo nghề cũng khá phù hợp và tạo điều kiện cho phạm nhân học tập tốt nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

Nhìn chung, chất lượng đào tạo nghề đã nắm bắt tư tưởng của phạm nhân, từ đó xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề phù hợp. Đây có thể coi là tiền đề, là điểm mấu chốt đem lại hiệu quả cho hoạt động đào tạo nghề cho phạm nhân.

4.3.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy

Hiện nay, Trại giam Phú Sơn 4 đã đào tạo nghề theo hình thức truyền thụ, áp dụng phổ biến đối với nghề mộc, may, dệt… Phạm nhân sẽ được học theo hình thức học truyền miệng, cầm tay chỉ việc. Người giảng dạy chủ yếu là những người thợ có tay nghề (thợ thuê từ bên ngoài vào dạy hoặc lấy trực tiếp từ những phạm nhân làm nghề đó trước khi phạm tội) hướng dẫn cho phạm nhân cách thức làm sản phẩm. Sau đó, các phạm nhân có kinh nghiệm sẽ

hướng dẫn các phạm nhân mới. Đây là cách dạy nghề tương đối nhanh, không yêu cầu về nội dung kiến thức giảng dạy mà chủ yếu dựa vào khả năng của người truyền nghề cho phạm nhân. Do đó, chất lượng đội ngũ truyền nghề là yếu tố quan trọng dẫn đến hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho phạm nhân.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)