2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
2.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhàn ước về đào tạo nghề cho phạm nhân
Đào tạo nghề cho phạm nhân là một trong những hình thức giáo dục nhằm giúp cho phạm nhân có một nghề nhất định trước khi trở về với gia đình và xã hội, tái hòa nhập cộng đồng và đặc biệt, để họ có ý thức lao động, làm lại cuộc đời mà không tái phạm những sai lầm trước đó. Đây được coi là một hành động mang ý nghĩa nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
nước đối với những người lầm đường, lạc lối; cho họ cơ hội trở về lao động
để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Theo Điều 23 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù [10] thì trong thời gian chấp hành án, phạm nhân được học nghề. Quy chế trại giam đã xác định: “Phạm nhân được học nghề phù hợp với
điều kiện cụ thể của trại giam. Việc dạy nghề cho phạm nhân là người chưa thành niên là bắt buộc”. Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/1998 phê duyệt Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm [11] đã xác định một trong những nội dung của chương trình là: “Nâng cao hiệu quả công tác giam giữ, giáo dục cải tạo người phạm tội, tổ chức dạy nghề, mở rộng mô hình các trung tâm dạy nghề cho phạm nhân và xúc tiến việc làm cho họ sau khi mãn hạn tù nhằm giúp người phạm tội mau chóng tái hoà nhập cộng đồng xã hội”. Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 29/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tăng cường năng lực giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân trong các trại giam [14]. Theo đó, tổng số tiền đầu tư
cho đề án này (từ năm 2008 đến năm 2015) là 446.676.213.000 đồng.
Trong những năm qua, nhằm giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù,
đặc xá tha tù trở vềđịa phương tái hòa nhập cộng đồng, Bộ Công an đã tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, ngày 16/9/2011 [17] quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Chỉđạo Công an các đơn vị, địa phương tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2011/NĐ-CP; tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, tổ chức tiếp nhận, quản lý giáo dục người chấp hành xong án phạt tù ngay từ khi họ hết án trở vềđịa phương.
Các trại giam tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân; chú trọng công tác tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề cho phạm nhân, thành lập Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp cho phạm nhân tại các trại giam; lập Quỹ tái hòa nhập cộng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 đồng trích từ kết quả lao động, học nghề của phạm nhân, nhằm giúp họ có
điều kiện thuận lợi để tái hòa nhập cộng đồng.