Quá trình hình thành và phát triển của trại giam Phú Sơn 4 tỉnh

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trại giam Phú Sơn 4 tỉnh

Thái Nguyên

Trại giam Phú Sơn 4 là một đơn vị trực thuộc Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp quản lý, là đơn vị đóng quân trên địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là xã miền núi nằm ở

vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Trại có tổng số cán bộ chiến sỹ là: 913 cán bộ, quản lý hơn 5.000 phạm nhân, với diện tích đất được giao quản lý, sử

dụng là 422 ha. Trại giam Phú Sơn 4 là trại lớn nhất khu vực phía Bắc, trại có 6 phân trại và một Trung tâm chỉ huy. Trại nằm cách đường quốc lộ số 3 (từ

Hà Nội đi Bắc Cạn) khoảng 2 km, cách thành phố Thái Nguyên 10 km.

Trại giam Phú Sơn 4 được thành lập năm 1965 trên cơ sở sát nhập 3 trại: Sơn Cẩm, Việt Bắc, Tam Lộng. Giai đoạn 1965 -1968, Trại giam Phú Sơn 4 đẩy mạnh công tác phòng không, sơ tán, cho các phân trại phân tán thành nhiều nhóm nhỏ để lao động sản xuất, trú trong các rừng cây của nhân dân các xóm thuộc 3 xã: Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Vô Tranh. Đến giữa năm 1967, Trại giam Phú Sơn 4 đã được phân tán thành 6 phân trại, ở từng phân trại số

phạm nhân lại được chia ra làm các nhóm nhỏđể lao động sản xuất hoặc ban ngày vào rừng ẩn náu, tối đến số phạm nhân cải tạo tiến bộđược ở luôn ngay

địa điểm sơ tán. Đầu năm 1968, Trại giam Phú Sơn tích cực triển khai công tác thực hiện quyết định số 37- CP của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với phạm nhân và các con của phạm nhân theo mẹ vào trại. Đối với phạm nhân, Trại không chỉ chú trọng cải tạo họ bằng lao động mà còn tăng cường nghiên cứu, tạo điều kiện cho phạm nhân sau khi ra trại có tay nghề, có khả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

còn đặc biệt quan tâm đến chế độ cho con của phạm nhân phải theo mẹ vào trại. Được sự nhất trí của Bộ Công an cuối năm 1968 Trại giam Phú Sơn 4 khởi công xây dựng nhà máy xi măng Phú Sơn tại xóm 8, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với công suất 2.500 tấn/năm.

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ chấm dứt. Được sự chỉ đạo của Bộ Công an, Trại giam Phú Sơn 4 khẩn trương chuyển hướng tổ chức và công tác để phù hợp với tình hình. Lãnh đạo Trại quyết định đưa số phạm nhân và cán bộ từ các điểm sơ tán về các phân trại, xây dựng lại các phân trại,

đẩy mạnh lao động sản xuất, thực hiện đúng các quy định về giam giữ và cải tạo phạm nhân.

Giai đoạn 1975 – 1981, nhân dân cả nước chuẩn bị bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất nhưng trong khi đó, tư tưởng của phạm nhân diễn biến phức tạp, có cả phấn khởi lẫn buồn lo, mong đợi… Đặc biệt, số phản cách mạng nguy hiểm chưa được tha, số gián điệp biệt kích tỏ thái độ bi quan. Trước tình hình phức tạp đó, lãnh đạo Trại giam Phú Sơn 4 đã phát động phong trào thi đua bảo vệ trại an toàn, tăng cường công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, đẩy mạnh lao động sản xuất. Giữa năm 1977, Trại giam Phú Sơn 4 bắt đầu xây dựng Phân trại A, nguồn lực chủ yếu là các đối tượng Z6. Một sốđối tượng có trình độ kỹ thuật được huy động vào công tác khảo sát, đo vẽ, thiết kế, thi công. Tháng 2/1979, cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc nổ ra lãnh đạo Trại giam Phú Sơn 4 đã trực tiếp đến các phân trại để nắm bắt tình hình, chỉ đạo công tác nghiệp vụ và sẵn sàng đối phó khi chiến tranh nổ ra.

Đến năm 1981, đất nước đang gặp khó khăn về kinh tế, khan hiếm lương thực, lãnh đạo Trại đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu tự túc 1/4 lương thực, 50% thực phẩm, và 100% rau xanh cho phạm nhân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

Giai đoạn 1982 đến 1989, đây là thời kỳ Trại giam Phú Sơn 4 do Công an tỉnh quản lý. Được sự quan tâm của chính quyền tỉnh Bắc Thái (tỉnh Thái Nguyên ngày nay), Trại giam Phú Sơn 4 được giao thêm 92 ha đất rừng, nâng tổng diện tích đất của trại lên 284 ha, trại đã huy động 500 phạm nhân và các

đối tượng tập trung cải tạo để trồng các loại cây lâm nghiệp. Những vùng trồng cây keo đã lên xanh, những đồi chè đã trổ búp non tơ, đào được 16 ha ao hồ để nuôi thả cá, những vườn cây ăn quảđã bắt đầu ra hoa kết trái… Để

tiếp tục củng cố lực lượng tháng 8/1983 toàn thể cán bộ chiến sỹ Trại giam Phú Sơn 4 tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/BNV của Bộ Nội vụ

và Kế hoạch số 510-KH/CABT của Công an tỉnh Bắc Thái về học tập và thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Cuối năm 1983, Trại giam Phú Sơn 4 được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái cho mở khu khai thác lâm sản ở km 62 trên đường từ Thái Nguyên đi Bắc Cạn. Đến năm 1984,

được sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công an tỉnh Bắc Thái, Trại giam Phú Sơn 4 triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 39. Trại tập trung vào công tác xây dựng doanh trại, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo hậu cần phục vụ đời sống cán bộ chiến sỹ và phạm nhân. Tại Hội nghị

Tổng kết 10 năm xây dựng lực lượng Công an tỉnh Bắc Thái ngày 17/1/1985,

Đảng bộ Công an tỉnh đã đánh giá cao thành tích của lãnh đạo và cán bộ chiến sỹ trại giam Phú Sơn 4.

Sau 40 năm không ngừng vượt khó khăn và thử thách để từng bước trưởng thành và đạt nhiều thành tích to lớn, ngày 29/8/1985, Trại giam Phú Sơn 4 được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Đơn vị anh hùng lực lượng vũ

trang nhân dân. Trại giam Phú Sơn 4 là một trại lớn, có quá trình phát triển liên tục và đã đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý và giáo dục phạm nhân, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sựđổi mới của trại còn chậm, việc khai thác tiềm năng kinh tế chưa cao, công tác xây dựng cơ bản cần phải đẩy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

mạnh hơn nữa. Trước tình hình đó, Bộ Nội vụ có chủ trương củng cố lại tổ

chức và hoạt động của Trại giam Phú Sơn 4. Ngày 15/8/1989, Bộ trưởng Bộ

Nội vụ ra Quyết định số 1046-QĐ/BNV về việc chuyển giao Trại giam Phú Sơn 4 về Cục Cảnh sát quản lý trại giam quản lý. Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, đưa phạm nhân vào kỷ cương, nề nếp, thực hiện nếp sống trật tự, vệ sinh, đồng thời đẩy mạnh sản xuất và tạo điều kiện cho phạm nhân sau khi ra trại, năm 1993, Đảng ủy và Ban giám thị Trại quyết

định thành lập “Trung tâm xúc tiến việc làm”. Trung tâm xúc tiến việc làm có nhiệm vụ dạy nghề cho phạm nhân. Trại sử dụng số phạm nhân biết nghề dạy cho số phạm nhân chưa biết nghề. Sau này, Trại mời một số cán bộ kỹ thuật bên ngoài vào dạy nghề cho phạm nhân. Những sản phẩm của phạm nhân làm ra đều đạt tiêu chuẩn và có giá trị trên thị trường, góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống cho phạm nhân.

Sau 50 năm xây dựng và phát triển liên tục, Trại giam Phú Sơn 4 đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngày nay, Trại giam Phú Sơn 4 đã trở thành trại giam lớn nhất khu vực phía Bắc và là mô hình kiểu mẫu về nhiều mặt để các đơn vị bajn và nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, học tập. Trại có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, cơ sở vật chất đảm bảo để quản lý giáo dục phạm nhân. Trại đã

để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho các đoàn khách và được nhiều khách thăm quan ghi lại những dòng tâm sự hết sức chân thành. Trong 50 năm qua với những thành tích đã đạt được, Trại giam Phú Sơn 4 đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương kháng chiến hạng 3 (1993); Hai lần được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1985; 1996); ngoài ra trại luôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân ở trại giam phú sơn 4, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)