5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.4. Số phạm nhân được đào tạo nghề và có chứng chỉ
Đơn vị tính: người Diễn giải 2012 2013 2014 So sánh (%)
2013/2012 2014/2013 BQ
1. Số tham gia đào
tạo nghề 60 80 150 133,33 187,50 158,11 2. Số được cấp chứng chỉ nghề 60 80 150 133,33 187,50 158,11 3. Tỷ lệ được cấp chứng chỉ nghề 100 100 100 - - -
Nguồn: Ban quản lý trại Phú Sơn 4
Bảng 4.4 cho thấy, lao động tham gia đào tạo nghề của Trại có tăng lên qua các năm: năm 2014 số lao động tham gia là 150 người, tăng 87,5% so với năm 2013, tốc độ tăng bình quân là 58,11%; tỷ lệ lao động được cấp chứng chỉ là 100%. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong việc giúp phạm nhân có một công việc phù hợp trong thời gian chấp hành hình phạt; Giúp họ có niềm tin vào chính sách tái hòa nhập của Đảng và Nhà nước; đồng thời xóa dần những mặc cảm cũng như tâm trạng chán chường khi rơi vào vòng lao lý tù tội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
4.1.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4 - tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công an về tình hình chấp hành án phạt tù của phạm nhân về cư trú tại các địa phương từ năm 2002 – 2012 cho thấy, trong số 424.878 người có 80.132 người tái phạm tội chiếm 18,86%. Nguyên nhân chủ yếu là do người chấp hành xong án phạt tù hiểu biết về
pháp luật còn hạn chế, không có việc làm, thu nhập không ổn định, bị tác
động của kẻ xấu, trong đó có phần thiếu sự quan tâm của chính quyền, gia
đình, xã hội.
Để công tác tái hòa nhập cộng đồng đạt hiệu quả, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và chung tay góp sức của toàn xã hội. Thời gian tới, Bộ
Công an sẽ chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tham mưu cấp ủy, chính quyền xây dựng các mô hình nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội trong việc quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; Báo cáo Chính phủ tổ chức Hội nghị biểu dương mô hình, cá nhân điển hình thực hiện công tác tái hòa nhập cộng
đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực giáo dục dạy nghề cho các trại giam, trường giáo dưỡng”; phối hợp với Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, hỗ trợ cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong việc giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; Vận động, khuyến khích doanh nghiệp các tỉnh, thành phố tổ chức tư vấn nghề nghiệp và tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc tại các doanh nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
4.1.2.1. Chất lượng đào tạo nghề theo đánh giá của phạm nhân về chất lượng đào tạo nghề tại Trại giam Phú Sơn 4 - tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.5 cho thấy, tất cả các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề
của phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn đều cao hơn điểm trung bình là 2,5. Trong đó tiêu chí tinh thần, thái độ của giáo viên có số điểm cao nhất 3,43 tiếp đến là tiêu chí kiến thức của giáo viên đạt là 3,39 điểm. Điều này chứng tỏ, đội ngũ giáo viên đào tạo đảm bảo chất lượng về năng lực và đạo đức nghề
nghiệp. Tiêu chí khả năng tìm việc sau khi ra trại đạt số điểm thấp nhất là 2,84 điểm, điều này cho thấy khi phạm nhân hoàn thành án phạt tại trại giam và trở về với xã hội có khả năng tìm kiếm việc làm là khó khăn. Qua kết quả
tổng hợp có thể thấy, phạm nhân đánh giá khá cao về các chỉ tiêu chất lượng đào tạo nghề của Trại giam.