4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, hoạt động đào tạo nghề cho phạm nhân còn gặp nhiều khó khăn do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể, còn phó mặc cho lực lượng công an; công tác giáo dục, dạy nghề cho người đang chấp hành án phạt tù trong các trại giam, trại tạm giam còn có nhiều bất cập. Nhận thức của các cấp chính quyền, các cán bộ quản lý về đào tạo chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mực đến công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân.
Thứ hai, bản thân người bị kết án thường là những người có trình độ
chuyên môn thấp hoặc không có trình độ chuyên môn, do đó trong thị trường lao động hiện nay cơ hội kiếm được việc làm khá khó khăn đối với họ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85
Thứ ba, công tác tiếp nhận lao động là người chấp hành xong án phạt tù của các tổ chức, doanh nghiệp còn dè dặt và ít quan tâm; bản thân họ ít nhiều vẫn còn bị xã hội và người đời kỳ thị, phân biệt định kiến, do đó tìm được việc làm đối với họ lại càng khó khăn hơn; chưa có hỗ trợ cần thiết về vốn,
điều kiện để sản xuất kinh doanh, công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm... Một nguyên nhân khiến cho phạm nhân khó có việc làm sau khi mãn hạn là do chất lượng và cách thức đào tạo. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác khiến cho nhiều phạm nhân có tay nghề thực thụ cũng khó kiếm được việc làm, đó là nguyên nhân về xã hội.
Thứ tư, nguồn tài chính của Nhà nước và Tỉnh còn hạn chế nên hoạt động huy động vốn của trại gặp khó khăn. Nền kinh tế hiện nay biến động lớn nên ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn phục vụ cho quá trình đào tạo nghề của trại giam. Tâm lý ỷ lại vào nguồn ngân sách Nhà nước còn nặng trong ban lãnh đạo nên việc tìm kiếm nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước còn nhiều bất cập.
Thứ năm, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản của Nhà nước về đào tạo nghề, tham mưu còn chậm.
4.5. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4 – tỉnh Thái Nguyên