Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 49)

điều tra thông tin và phân tính định lượng khối lượng các mẫu chất thải rắn sinh hoạt đã thu thập làm căn cứ tính hệ số phát thải trung bình chất thải rắn sinh hoạt tính theo đơn vị kg/người/ngày, cụ thể: hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Anh Sơn là: 0,42 kg/người/ngày. Hệ số này cho thấy so với hệ số phát sinh chất thải chung của cả nước 0,5-0,6 kg/người/ngày [9], hệ số phát sinh trung bình chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Anh Sơn ở mức thấp.

Số liệu này có ý nghĩa về mặt thống kê tại địa phương huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đồng thời là một trong những căn cứ quan trọng để dự báo số lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong thời gian ngắn hạn 5 năm hoặc lâu hơn nếu điều kiện kinh tế xã hội không có thay đổi lớn.

3.1.1.3. Phân nhóm đối tƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Trên cơ sở nguồn số liệu niên giám thống kê năm 2013 của Chi cục Thống kê huyện Anh Sơn, xét theo góc độ phân nhóm đối tượng thu phí vệ sinh môi trường của UBND tỉnh Nghệ An [10] làm căn cứ lập bảng thống kê phân nhóm đối tượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn tại Bảng 3.1

Bảng 3.1. Bảng thống kê phân nhóm đối tƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn

TT Nhóm đối tƣợng phát sinh CTRSH Đơn vị tính

Số

lƣợng Ghi chú

1 Hộ gia đình không tham gia hoạt động

kinh doanh, dịch vụ Hộ 25256

2 Hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ

- Các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ có sử dụng từ 4 lao động trở lên và các hộ thải nhiều rác như: bán vật liệu xây dựng, giết mổ gia súc,…

Hộ 10

sử dụng dưới 04 lao động 3 Tổ chức, đơn vị

- Cơ quan hành chính Cơ

quan 21

Số lượng trên 50 người - Đơn vị sự nghiệp (trường học; trung tâm

dạy nghề; cơ quan Thuế, cơ quan Kho bạc nhà nước;...)

Đơn vị 62 - Doanh trại các lực lượng vũ trang và an

ninh quốc phòng Đơn vị 03 Số lượng trên

100 người - Đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ Đơn vị 84

Quy mô sản xuất, kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ 4 Chợ trung tâm

- Chợ trung tâm tại các đô thị có từ 10

điểm kinh doanh cố định trở lên Chợ 03

Thuộc nhóm chợ hạng 3 - Chợ tại các xã miền núi, có dưới 10 điểm

kinh doanh cố định Chợ 11

Chợ nông thôn hạng 3

Bảng thống kế phân nhóm đối tượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Anh Sơn [3] chỉ có ý nghĩa về mặt tổng hợp làm cơ sở dự báo về khả năng thu phí vệ sinh môi trường tính theo mức bình quân của các nhóm đối tượng trên, khi triển khai thực tế có thể có nhiều biến động do đó cần tiến hành điều tra, phân nhóm chi tiết theo hướng dẫn thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An [10].

3.1.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

lượng thành phần theo nhóm đối với chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn thể hiện tại Bảng 3.2 và Hình 3.1 Tỷ lệ khối lượng thành phần theo nhóm CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn, cụ thể:

Bảng 3.2. Tỷ lệ khối lƣợng thành phần theo nhóm CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Thành phần theo nhóm Tỷ lệ về khối

lƣợng (%) Ghi chú

1 Hữu cơ dễ phân hủy 64

2 Giấy, bìa carton, chất liệu vải 1

3 Kim loại, đồ nhựa dẻo 2

4 Thành phần khác 33

TỔNG 100

Hình 3.1. Tỷ lệ khối lƣợng thành phần theo nhóm CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn

* Nhận xét:

phần trăm theo khối lượng của nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy là 64%, nhóm kim loại, đồ nhựa dẻo là 2% so với tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn đây là nhóm chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sinh, tái chế, tái sử dụng và tận dụng trong quá trình xử lý sơ bộ cũng như xử lý chính. Ngoài ra chất thải rắn sinh hoạt thuộc phân nhóm giấy, bìa carton và chất liệu vải là 1% đây cũng là nhóm chất thải có khả năng xử lý tại nguồn bằng phương pháp đốt thông thường nếu đảm bảo được độ ẩm phù hợp. Như vậy, tỷ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt có khả năng xử lý tại nguồn cũng như xử lý chính chiếm 67% góp phần hạn chế lượng chất thải phải đem đi chôn lấp, giảm sức ép của công đoạn cuối cùng và tạo tiền đề cho khả năng tăng tuổi thọ đối với bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Tỷ lệ khối lượng theo phân nhóm của các thành phần khác là 33%, cao thứ hai trong tổng số các nhóm so sánh. Mặt khác, trong nhóm này bao gồm chủ yếu là các loại chất thải rắn sinh hoạt không đạt mục tiêu phân loại cụ thể theo mục đích xử lý bao gồm cả chất thải nguy hại phát sinh trong chất thải sinh hoạt. Tỉ lệ cao của nhóm này cho thấy những nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn của quá trình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung. Do đó, cần tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong khâu xử lý sơ bộ tại nguồn điểm thu gom.

3.1.1.5. Các điều kiện khác

* Quy định tại các địa phƣơng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Trên địa bàn huyện Anh Sơn bao gồm 21 đơn vị hành chính cấp xã gồm: một thị trấn, bốn (04) xã miền núi cao và mười sáu (16) xã miền núi thấp. Nhìn nhận theo mức độ đô thị hóa đã và đang diễn ra tại đây cho thấy có nhiều thay đổi trong lối sống, nếp sống văn hóa tuy nhiên xem xét đánh giá ở góc độ chung thì nếp sống văn hóa làng xã nông thôn vẫn đang chiếm vị trí quan trọng. Điều này cho thấy, để hoạt động quản lý nhà nước trong đó có hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả thì cách thức quản lý có sự kết hợp với những quy định cá biệt của làng xã trong khuôn khổ pháp luật phải là ưu tiên hàng đầu.

hợp này, cụ thể: Trong năm 2013, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tại hai mươi (20) đơn vị cấp xã của huyện Anh Sơn, các thôn, bản của từng đơn vị cấp xã đã xây dựng hương ước làng xã trong đó có nội dung thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường và được ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, tổng 242 Hương ước được phê duyệt đạt tỉ lệ 100% thôn, bản có Hương ước có nội dung thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, về góc độ thực tế cho thấy tính hiệu quả của các Hương ước này chưa cao do thiếu tính cụ thể và chế tài xử lý các vi phạm. Vì vậy, đối với nội dung đảm bảo vệ sinh môi trường trong Hương ước làng xã cần có sự cân nhắc và định hướng để phát huy tính hiệu quả của nhóm công cụ tích cực này.

Ngoài ra, cùng với các phong trào vệ sinh môi trường nông thôn do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trên địa bàn huyện đã triển khai tại một số địa phương, các phương thức xử lý chất thải như làm hố chôn lấp rác tại hộ gia đình, phân loại và xử lý chất thải đơn giản. Tuy nhiên, các phương thức trên sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho công tác triển khai các phương án xử lý chất thải tại nguồn góp phần giảm thiểu khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải đem xử lý tập trung nếu có sự đầu tư, hướng dẫn cụ thể gắn hiệu quả xử lý chất thải tại hộ gia đình với những lợi ích thiết thực đối với người dân trực tiếp tham gia nhưng không thể thay thế việc thu gom, xử lý tập trung đáp ứng nhu cầu quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện tại và trong tương lai trên địa bàn huyện Anh Sơn.

* Báo giá thị trƣờng chi phí dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Trên cở sở tham khảo bảng báo giá dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên thị trường (thông qua các websize vật giá, các thông tin thị trường khác), việc lập bảng tổng hợp báo giá dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt có ý nghĩa góp phần dự toán chi phí lợi ích làm căn cứ dự toán đầu tư khi tham gia hoạt động quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tổng hợp thông tin báo giá dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt (tháng 4/2014)

TT Dụng cụ, thiết bị Đơn vị

tính

Giá khảo

sát (đồng) Ghi chú

1 Bảo hộ lao động cho nhân công

1.1. Quần áo bảo hộ lao động Bộ 150.000

1.2. Mũ, nón bảo hộ lao động Chiếc 80.000

1.3. Găng tay Đôi 50.000

1.4 Ủng, giầy lao động Đôi 80.000

2 Dụng cụ lao động

2.1. Cuốc, xẻng, cào Chiếc 200.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Thùng chứa rác (tại điểm đặt công

cộng) Thùng 1.500.000 Dung tích 120- 240 lít, gồm 2 ngăn, có nắp kín 3 Thiết bị lao động

3.1. Thiết bị thu gom, vận chuyển

(dạng đơn giản) Chiếc 8.000.000

3.2. Xe chở chất thải rắn sinh hoạt

chuyên dụng Chiếc 500.000.000

4 Dầu Điêzen Lít 23.050

Như đã nêu ở trên, Bảng 3.3 được thực hiện trên nguồn cơ sở số liệu tham khảo các thông tin vật giá thị trường đối với nhóm cơ bản tuy nhiên do đặc tính biến

động của thị trường vật giá, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện lập dự toán chi tiết cần kiểm tra, cập nhật để có điều chỉnh hợp lý.

3.1.2. Dự báo

Để dự báo được sát thực nhất nhu cầu xử lý và thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện phải dựa vào nhiều yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội; phong tục tập quán-nếp sống; tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên; nhịp độ mùa.v.v. Phần lớn là các yếu tố có tính biến động cao, mặt khác chúng có sự tương tác lẫn nhau do vậy việc dự báo có thể sai lệch lớn. Tuy nhiên trên cơ sở dựa vào các yếu tố chính là dân số và khả năng phát sinh chất thải rắn trung bình của các hộ dân được xác định qua số liệu điều tra tại các vùng khảo sát sẽ là kênh thông tin quan trọng giúp công tác dự báo nhu cầu xử lý và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tính đến các mốc thời gian là năm 2015 và năm 2020 (là các mốc thời gian có dự báo và báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội theo giai đoạn) có tính sát thực cao, theo đó:

3.1.2.1. Dự báo dân số

Theo số liệu thống kê dân số huyện Anh Sơn năm 2013 là 102.604, tốc độ tăng trưởng dân số trung bình r = 1,19% [3], áp dụng công thức Euler cải tiến ta có bảng tổng hợp dự báo dân số như sau:

Bảng 3.4. Dự báo dân số huyện Anh Sơn đến năm 2020

Mốc thời gian r Ni Ni+1

Năm 2013 0,0119 102.604 103.825 Năm 2014 0,0119 103.825 105.061 Năm 2015 0,0119 105.061 106.311 Năm 2016 0,0119 106.311 107.576 Năm 2017 0,0119 107.576 108.856 Năm 2018 0,0119 108.856 110.151 Năm 2019 0,0119 110.151 111.462 Năm 2020 0,0119 111.462 -

Như vậy, với tốc độ tăng trưởng dân số bình quân 1,19% mỗi năm, dân số huyện Anh Sơn tính đến năm 2015 ước đạt 105.061 người, năm 2020 ước đạt 111.462 người.

3.1.2.2. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt

- Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

Trên cơ sở số liệu tổng hợp từ điều tra, hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Anh Sơn là: 0,42 kg/người/ngày. Theo đó, khả năng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dựa vào dự báo dân số được xác định theo công thức tính thể hiện tại bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Anh Sơn đến năm 2020 Mốc thời gian (Ngƣời) Dân số

Hệ số phát sinh CTRSH (kg/ngƣời/ngày) Lƣợng CTRSH phát sinh (Tấn/năm) Năm 2013 102.604 0,42 43.094 Năm 2014 103.825 0,42 43.607 Năm 2015 105.061 0,42 44.126 Năm 2016 106.311 0,42 44.651 Năm 2017 107.576 0,42 45.182 Năm 2018 108.856 0,42 45.720 Năm 2019 110.151 0,42 46.263 Năm 2020 111.462 0,42 46.814

- Dự báo nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Dựa trên số liệu dự báo thống kê tại bảng 3.4 và bảng 3.5 về dân số và khả năng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn tính đến năm 2020, kết hợp đánh giá phương thức quản lý chất thải rắn hiện tại (nêu tại mục 1.2.2.1) với khả năng tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 55% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

Dự báo nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn xét tại các mốc thời gian đánh giá là năm 2015 và năm 2020 được thể hiện tại bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn đến năm 2020

Đơn vị tính: Tấn CTRSH

Mốc thời gian Lƣợng CTRSH phát sinh (Tấn/năm) Hệ số tồn đọng CTRSH (%) Lƣợng CTRSH tồn đọng (Tấn/năm) Năm 2013 43.094 55 49.594 Năm 2014 43.607 55 73.578 Năm 2015 44.126 55 97.847 Năm 2016 44.651 55 122.405 Năm 2017 45.182 55 147.255 Năm 2018 45.720 55 172.401 Năm 2019 46.263 55 197.846 Năm 2020 46.814 55 223.594

Ghi chú: - Lượng CTRSH tồn đọng năm 2013 tính = Lượng CTRSH phát sinh năm 2013 + Lượng CTRSH tồn đọng các năm trước theo số liệu đánh giá điều tra (6.500 tấn);

- Lượng CTRSH tồn đọng năm thứ i = Lượng CTRSH phát sinh năm thứ i * hệ số tồn đọng CTRSH (theo đánh giá điều tra) + Lượng CTRSH tồn đọng năm thứ (i-1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét:

Từ các số liệu dự báo trên cho thấy tính khả thi của phương thức quản lý hiện tại là rất thấp bởi tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng chiếm tỉ lệ khoảng 55% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tương đương khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng vào năm 2015 khoảng 97.847 tấn, năm 2020 khoảng 223.594 tấn, điều này đồng nghĩa với các nguy cơ về ô nhiễm môi trường dẫn đến các hệ lụy xã hội như dịch bệnh, nguy cơ gia tăng các căn bệnh về ung thư, đột biết gen; suy thoái về đất đai; giảm đa dạng sinh học; mất mĩ quan đô thị… đây trở thành các áp lực tiêu cực có khả năng kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội đối với địa bàn huyện Anh Sơn nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời.

3.2. Xây dựng mô hình Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn

Hình 3.2. Sơ đồ Quy trình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình hợp tác xã trên địa bàn huyện Anh Sơn

Chất thải rắn sinh hoạt

Phân loại và xử lý sơ cấp tại nguồn

Dụng cụ chứa Phế liệu Sản xuất các nhóm sản phẩm Điểm tập kết, xử lý Thu gom tập trung Phân loại và xử lý thứ cấp CTRSH CTRSH không thể phân loại Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Điểm thu gom Đối tượng phát sinh CTRSH

Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 49)