Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 53)

lượng thành phần theo nhóm đối với chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn thể hiện tại Bảng 3.2 và Hình 3.1 Tỷ lệ khối lượng thành phần theo nhóm CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn, cụ thể:

Bảng 3.2. Tỷ lệ khối lƣợng thành phần theo nhóm CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn

TT Thành phần theo nhóm Tỷ lệ về khối

lƣợng (%) Ghi chú

1 Hữu cơ dễ phân hủy 64

2 Giấy, bìa carton, chất liệu vải 1

3 Kim loại, đồ nhựa dẻo 2

4 Thành phần khác 33

TỔNG 100

Hình 3.1. Tỷ lệ khối lƣợng thành phần theo nhóm CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn

* Nhận xét:

phần trăm theo khối lượng của nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy là 64%, nhóm kim loại, đồ nhựa dẻo là 2% so với tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn đây là nhóm chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sinh, tái chế, tái sử dụng và tận dụng trong quá trình xử lý sơ bộ cũng như xử lý chính. Ngoài ra chất thải rắn sinh hoạt thuộc phân nhóm giấy, bìa carton và chất liệu vải là 1% đây cũng là nhóm chất thải có khả năng xử lý tại nguồn bằng phương pháp đốt thông thường nếu đảm bảo được độ ẩm phù hợp. Như vậy, tỷ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt có khả năng xử lý tại nguồn cũng như xử lý chính chiếm 67% góp phần hạn chế lượng chất thải phải đem đi chôn lấp, giảm sức ép của công đoạn cuối cùng và tạo tiền đề cho khả năng tăng tuổi thọ đối với bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Tỷ lệ khối lượng theo phân nhóm của các thành phần khác là 33%, cao thứ hai trong tổng số các nhóm so sánh. Mặt khác, trong nhóm này bao gồm chủ yếu là các loại chất thải rắn sinh hoạt không đạt mục tiêu phân loại cụ thể theo mục đích xử lý bao gồm cả chất thải nguy hại phát sinh trong chất thải sinh hoạt. Tỉ lệ cao của nhóm này cho thấy những nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn của quá trình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung. Do đó, cần tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong khâu xử lý sơ bộ tại nguồn điểm thu gom.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 53)