Trên địa bàn huyện Anh Sơn đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng bãi xử lý rác thải do ủy ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư,
* Địa điểm thực hiện dự án: Xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn; * Về thiết kế: Thiết kế bãi xử lý rác thải được phê duyệt [4] - Tổng diện tích đất sử dụng: 7,3244 ha
- Tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng: 6 ha
- Phương pháp xử lý rác thải chính: Chôn lấp hợp vệ sinh. Tổng số ô chôn lấp rác thải hợp vệ sinh: 8 ô chôn lấp, tổng diện tích 21.600m2. Dự kiến công suất đến năm 2020 đạt 66.611 tấn.
- Khu vực xử lý nước rỉ rác gồm 6 hồ, tổng diện tích 6.680m2
* Dự kiến sử dụng [4]: Bãi xử lý rác thải được xây dựng với mục đích chính là xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương thức chôn lấp hợp vệ sinh cho địa bàn thị trấn Anh Sơn và vùng phụ cận dự tính đến năm 2030.
* Nhận xét:
- Căn cứ vào hiện trạng thiết kế và dự kiến thời gian hoàn thiện thi công dự án: Bãi xử lý rác thải thị trấn Anh Sơn và vùng phụ cận tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn cho thấy trên địa bàn huyện chưa có dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt có quy mô xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho toàn huyện hoặc khu vực được đưa vào sử dụng do đó nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt đối với địa bàn toàn huyện là rất lớn.
- Mặt khác, dự án: “Bãi xử lý rác thải thị trấn Anh Sơn và vùng phụ cận tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn” triển khai xây dựng tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn đã được phê duyệt chỉ có khả năng giải quyết việc xử lý chất rắn sinh hoạt của khu vực thị trấn và vùng phụ cận trong khi đó dự kiến sử dụng (hay tuổi thọ lý thuyết) của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tính đến năm 2030 tuy nhiên thực tế tuổi thọ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chịu ảnh hưởng của nhiều tác động có tính biến đổi như: nhu cầu chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt gia tăng, điều kiện về thời tiết,... dẫn đến tuổi thọ bãi chôn lấp có thể ngắn hơn so với dự kiến. Vì vậy, khi tiếp nhận
quản lý, sử dụng bãi chôn lấp chất thải phải định hướng đảm bảo các quy định nghiêm ngặt nhằm hạn chế tối đa rác thải đem chôn lấp, cũng như cần đa dạng hóa các hình thức xử lý, khuyến khích việc xử lý tại nguồn như làm phân bón, phân ủ kết hợp,…
1.2.2.3. Phƣơng pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Từ thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn có thể khái quát các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được sử dụng như sau:
- Phương pháp tái chế, tái sử dụng: Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt thực tế, nếp sống của người dân hiện đang có sự giao thoa giữa nếp sống hiện đại gắn với sự phát sinh nhiều loại chất thải sinh hoạt có nguồn gốc công nghiệp và nếp sống nông thôn gắn với nhiều hoạt động nông nghiệp thiết yếu như chăn nuôi, trồng các cây nông nghiệp, làm vườn... Thông thường các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ dân thuộc khu vực ngoài đô thị thường áp dụng phương pháp này. Chất thải rắn sinh hoạt là phế phụ phẩm hữu cơ như: rau,củ quả, thực thẩm thừa.... được tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi trong nhà (trâu, bò, gà, lợn,...); Đối với các đồ dụng, vật dụng, sản phẩm có tính chất công nghiệp như: vỏ chai lọ của các loại đồ uống công nghiệp, vỏ hộp từ các loại thực phẩm đóng hộp,...được người dân tận dụng, sử dụng nhiều lần trước khi thải bỏ. Bên cạnh đó, việc thu mua ve chai, thu mua các loại phế liệu cũng là một trong những nhân tố thể hiện sự đa dạng trong các áp dụng phương pháp tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn.
- Phương pháp làm phân hữu cơ: Phương pháp này không thực sự phổ biến, tuy nhiên đã có nhiều hộ gia đình biết cách sử dụng các loại rau, quả thừa và các loại chất thải sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ khác đem ủ, trộn với một số loại phân vi sinh có bán trên thị trường làm thành phân bón hữu cơ, sử dụng bón cho cây trồng trong vườn nhà.
Hạn chế lớn khi người dân áp dụng phương pháp này chính là quá trình thực hiện để tạo ra phân bón kéo dài, tốn diện tích mặt khác việc kiểm soát pha trộn thêm
các nhóm phân vi sinh khác còn nhiều hạn chế đặc biết là chưa sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, nguồn gốc hàng hóa đối với nhóm sản phẩm trên. Vì vậy, hiệu quả phương pháp này không cao, người dân không áp dụng thường xuyên.
- Phương pháp đốt: Đây là phương pháp khá phổ biến do khả năng tiện dụng của phương pháp này. Tuy nhiên, cách thức áp dụng chủ yếu là: tập trung chất thải rắn sinh hoạt thành đống, để khô tự nhiên sau đó đem đốt thông thường (không sử dụng lò đốt tiêu chuẩn), vì vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm thứ cấp từ quá trình đốt thông thường, từ quá trình để khô tự nhiên khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi,....
- Phương pháp chôn lấp: Hình thức áp dụng đối phương áp chôn lấp tại địa bàn huyện Anh Sơn chủ yếu là chôn lấp đơn thuần. Phương pháp này được sử dụng trong các phong trào dọn vệ sinh công cộng, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, tập trung thành đống trong hố đào (hố đào đất hoặc hố đào đã gia trát nền bằng xi măng) tại các khu vực quy hoạch bãi tập kết-xử lý chất thải rắn của từng thôn, xã, sau đó được lấp một lớp đất nền hoặc bạt che phủ phần lộ thiên. Thực tế áp dụng phương pháp chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tồn tại rất nhiều nhược điểm do chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh môi trường sau quá trình chôn lấp đơn thuần như ô nhiễm mùi, ô nhiễm do nước rỉ rác,.v.v.
* Nhận xét:
Nhìn chung, các phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt đã và đang được sử dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn huyện Anh Sơn, đồng thời các phương pháp trên đều đã được áp dụng rộng khắp trên cả nước do đó đây là điều kiện để nhà quản lý nói chung, các hộ dân trên địa bàn huyện nói riêng có nhiều cơ hội học hỏi, kế thừa nhưng kinh nghiệm để lựa chọn và áp dụng phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả nhất thông qua nhiều kênh thông tin phổ biến như: mạng xã hội, tìm hiểu, học hỏi trực tiếp những đối tượng đã áp dụng,...
Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Anh Sơn phần lớn xuất phát từ nhu cầu thực tế về xử lý chất thải rắn sinh hoạt của từng hộ gia đình, cá nhân hoặc mới dừng lại ở mức độ xử lý quy mô nhỏ lẻ
theo các phong trào do các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội tại địa phương phát động. Do vậy chưa phát huy hiệu quả ở tầm vĩ mô (xét cho địa bàn toàn huyện), chưa giải quyết được các vấn đề do sự gia tăng chất thải rắn sinh hoạt đã và đang đặt ra ở hiện tại và trong tương lai.
Mặt khác, thực tiễn các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt được áp dụng trên địa bàn huyện Anh Sơn nhưng chưa đảm bảo các yêu cầu, điều kiện cần thiết về mặt công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của từng phương pháp do mới chỉ áp dụng ở tầm vi mô (dạng quy mô hộ gia đình). Vì vậy, để đạt được mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt bên cạnh việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường việc phân loại tại nguồn để xử lý sơ bộ đảm bảo tối thiểu các tiêu chuẩn của từng phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, còn cần có sự đầu tư về các điều kiện trang thiết bị, cơ sở hạ tầng liên quan để có thể kết hợp các phương pháp xử lý đảm bảo các yêu cầu công nghệ làm cơ sở xây dựng được hệ thống quản lý vĩ mô trên cả địa bàn toàn huyện, từ đó phát huy tối khả năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các phương pháp được áp dụng.
1.2.3. Xã hội hóa dịch vụ công ích trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.2.3.1. Các chính sách 1.2.3.1. Các chính sách
Xã hội hóa dịch vụ công ích là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước ra nhằm huy động được nguồn lực tham gia cũng như sự chung tay góp sức của người dân trong công cuộc bảo vệ môi trường theo xu thế phát triển chung của đất nước. Chính vì thế, Nhà nước ta luôn có những chính sách ưu đãi nhất định, khuyến khích hoạt động này phát triển.
Dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng là dịch vụ thuộc Danh mục B quy định tại Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ [5], Việc cung ứng dịch vụ này được Nhà nước có những chính sách ưu đãi cụ thể sau:
- Việc cung ứng dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng được cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức trợ giá, trợ cấp phù hợp
theo trình tự, thủ tục trợ giá, trợ cấp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn chi tiết [6];
- Đối tượng tham gia (doanh nghiệp, hợp tác xã) được thực hiện việc ký kết hợp đồng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật đối với việc cung gia cung ứng dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng. Vì vậy được thanh toán theo giá hoặc phí theo hợp đồng đã ký kết hoặc theo quy định được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận đồng thời được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của Nhà nước [6];
Ngoài ra, đối với tổ chức kinh tế là hợp tác xã còn được hưởng những chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước trên cơ sở căn cứ vào lĩnh vực, địa bàn, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước và trình độ phát triển của hợp tác xã [7]:
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; - Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; - Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
- Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
- Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã.
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;
- Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Như vậy, dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng là một trong những dịch vụ công ích thiết yếu đối với đời sống và sự phát triển chung của kinh tế - xã hội do đó được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhất định trên cơ sở đó tạo tiền đề cho các đối tượng tham
gia đặc biệt là đối tượng hợp tác xã trong sự phát triển thị trường hiện nay.
1.2.3.2. Các hình thức dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Trên cơ sở thực tiễn các đối tượng tham gia hoạt động lĩnh vực dịch vụ công ích nói chung, dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng cho thấy có hai nhóm cơ bản là doanh nghiệp và hợp tác xã thường tham gia vào lĩnh vực trên. Trong đó nhóm doanh nghiệp chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp chủ yếu là dạng công ty cổ phần và dạng công ty trách nhiệm hữu hạn; nhóm hợp tác xã chịu chi phối của Luật Hợp tác xã hình thành nên các hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã dịch vụ môi trường. Trên quan điểm xem xét khách quan tính ưu việt của từng nhóm tham gia (không đi sâu chi tiết mà chủ yếu xem xét các đặc trưng cơ bản của từng nhóm đối tượng) để chúng ta có các đánh giá về tiềm năng áp dụng của các hình thức dịch vụ nói trên đối với địa bàn cụ thể là huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội như đã nêu tại các mục 1.2.1 .
1.2.3.2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm hai dạng chính là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong đó:
* Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có những đặc điểm cơ bản sau:
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi người;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác theo quy định của công ty (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
Xét trên khía cạnh lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có những ưu điểm, nhược điểm sau:
- Ưu điểm
+ Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
+ Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
- Nhược điểm
+ Việc chuyển nhượng vốn tương đối phức tạp;
+ Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu và bị giới hạn đến 50 thành viên.
* Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của