Xã hội hóa dịch vụ công ích trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 33)

1.2.3.1. Các chính sách

Xã hội hóa dịch vụ công ích là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước ra nhằm huy động được nguồn lực tham gia cũng như sự chung tay góp sức của người dân trong công cuộc bảo vệ môi trường theo xu thế phát triển chung của đất nước. Chính vì thế, Nhà nước ta luôn có những chính sách ưu đãi nhất định, khuyến khích hoạt động này phát triển.

Dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng là dịch vụ thuộc Danh mục B quy định tại Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ [5], Việc cung ứng dịch vụ này được Nhà nước có những chính sách ưu đãi cụ thể sau:

- Việc cung ứng dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng được cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức trợ giá, trợ cấp phù hợp

theo trình tự, thủ tục trợ giá, trợ cấp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn chi tiết [6];

- Đối tượng tham gia (doanh nghiệp, hợp tác xã) được thực hiện việc ký kết hợp đồng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật đối với việc cung gia cung ứng dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng. Vì vậy được thanh toán theo giá hoặc phí theo hợp đồng đã ký kết hoặc theo quy định được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận đồng thời được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của Nhà nước [6];

Ngoài ra, đối với tổ chức kinh tế là hợp tác xã còn được hưởng những chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước trên cơ sở căn cứ vào lĩnh vực, địa bàn, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước và trình độ phát triển của hợp tác xã [7]:

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; - Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;

- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; - Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

- Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

- Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã.

- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;

- Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Như vậy, dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng là một trong những dịch vụ công ích thiết yếu đối với đời sống và sự phát triển chung của kinh tế - xã hội do đó được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhất định trên cơ sở đó tạo tiền đề cho các đối tượng tham

gia đặc biệt là đối tượng hợp tác xã trong sự phát triển thị trường hiện nay.

1.2.3.2. Các hình thức dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Trên cơ sở thực tiễn các đối tượng tham gia hoạt động lĩnh vực dịch vụ công ích nói chung, dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng cho thấy có hai nhóm cơ bản là doanh nghiệp và hợp tác xã thường tham gia vào lĩnh vực trên. Trong đó nhóm doanh nghiệp chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp chủ yếu là dạng công ty cổ phần và dạng công ty trách nhiệm hữu hạn; nhóm hợp tác xã chịu chi phối của Luật Hợp tác xã hình thành nên các hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã dịch vụ môi trường. Trên quan điểm xem xét khách quan tính ưu việt của từng nhóm tham gia (không đi sâu chi tiết mà chủ yếu xem xét các đặc trưng cơ bản của từng nhóm đối tượng) để chúng ta có các đánh giá về tiềm năng áp dụng của các hình thức dịch vụ nói trên đối với địa bàn cụ thể là huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội như đã nêu tại các mục 1.2.1 .

1.2.3.2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm hai dạng chính là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong đó:

* Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có những đặc điểm cơ bản sau:

- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi người;

- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

- Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác theo quy định của công ty (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty).

- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

Xét trên khía cạnh lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có những ưu điểm, nhược điểm sau:

- Ưu điểm

+ Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

+ Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

- Nhược điểm

+ Việc chuyển nhượng vốn tương đối phức tạp;

+ Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu và bị giới hạn đến 50 thành viên.

* Công ty TNHH một thành viên

- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Xét trên khía cạnh lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, Công ty TNHH một thành viên có những ưu điểm, nhược điểm sau:

- Ưu điểm

+ Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

+ Lợi thế chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

- Nhược điểm

+ Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Mặt khác do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu, nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phức tạp

* Một số ví dụ điển hình về loại hình công ty TNHH tham gia trong hoạt động lĩnh vực dịch vụ môi trường: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng; Công ty TNHH Môi trường đô thị Vinh;…

1.2.3.2.2. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn

tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế Công ty cổ phần có những đặc điểm cơ bản sau:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba thành viên và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp.

Xét trên khía cạnh lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, công ty cổ phần có những ưu điểm, nhược điểm sau:

* Ưu điểm

- Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;

- Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;

-Việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự do; Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần

- Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu

* Nhược điểm

- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp;

- Chi phí cho việc thành lập khá tốn kém và nhiều thủ tục phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc

biệt về chế độ tài chính, kế toán;

- Tổ chức công ty cổ phần phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, đòi hỏi một cơ chế quản lý chặt chẽ nếu không rất dễ mất kiểm soát;

- Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của công ty cổ phần quyết định.

* Một số ví dụ điển hình về loại hình công ty cổ phần tham gia trong hoạt động lĩnh vực dịch vụ môi trường: Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội; Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hà Đông;…

1.2.3.2.3. Hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã [1].

Hợp tác xã có những đặc điểm cơ bản sau:

- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các thành viên tự nguyện hợp tác nhằm tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ cho chính mình và hợp thành khu vực thứ 3 của nền kinh tế, bên cạnh khu vực công và khu vực tư. Hợp tác xã được thành lập với mục đích tối đa hóa lợi ích của thành viên.

- Về mối quan hệ sở hữu và quyền lực: Hợp tác xã thể hiện đồng sở hữu trên nguyên tắc bình đẳng. Thành viên của hợp tác xã góp vốn và trở thành người đồng sở hữu hợp tác xã với mục đích chính là sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Như vậy, trong hợp tác xã, tập hợp thành viên có tính chất rất đặc biệt, thành viên vừa là người đồng sở hữu, quản lý hợp tác xã theo nguyên tắc dân chủ, vừa là người sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.

quốc tế, mức vốn góp tối đa của thành viên trong vốn điều lệ của hợp tác xã hạ xuống còn không quá 20% vốn điều lệ. Thành viên thực hiện vai trò làm chủ của mình bằng cách tham gia vào quá trình ra quyết định.

Trong hợp tác xã, một phần vốn chủ sở hữu là tài sản không chia. Tài sản không chia của hợp tác xã mang tính chất bất khả chuyển nhượng nhằm bảo đảm sự tồn tại liên tục của hợp tác xã và chống lại bất cứ sự mua bán cơ hội nào. Tài sản không chia còn là di sản của hợp tác xã dành cho thế hệ tương lai. Tài sản không chia được hình thành và phát triển không có mục đích tự thân mà hướng đến việc phục vụ có hiệu quả nhu cầu chung, lâu dài của thành viên.

- Về quan hệ phân phối trong hợp tác xã dựa trên giao dịch của thành viên theo nguyên tắc công bằng. Thành viên cùng góp vốn gây dựng sản nghiệp chung, cùng sử dụng dịch vụ, cùng chia sẻ chi phí, cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã. Thành quả của hợp tác xã được phân phối lại một cách công bằng cho mọi thành viên.

Giá trị bình đẳng và tính công bằng là những đặc tính quan trọng của hợp tác xã. Giá trị bình đẳng thể hiện ở việc tổ chức điều hành và chia sẻ quyền lực. Tính công bằng được thể hiện dựa trên cơ sở: thu nhập của hợp tác xã được phân phối lại cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ và chia lãi theo vốn góp bị giới hạn ở mức tối đa.

- Hợp tác xã là tổ chức mang tính xã hội, rộng mở cho tất cả những ai có nguyện vọng trở thành thành viên hợp tác xã.

Xét trên khía cạnh lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, hợp tác xã có những ưu điểm, nhược điểm sau:

* Ưu điểm

- Có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia, việc gia nhập thành viên hợp tác xã tương đối đơn giản;

- Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi thành viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan

đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn tạo nên tinh thần đoàn kết thống nhất trong hợp tác xã.

- Tài sản không chia của hợp tác xã là di sản của hợp tác xã dành cho thế hệ tương lai điều này thể hể hiện tính nhân văn và bền vững khi hợp tác xã đi vào hoạt động.

- Các thành viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)