Dự toán chi phí xây dựng và vận hành

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 86 - 95)

a. Mục tiêu dự toán chi phí xây dựng và vận hành

Đề tài xây dựng dự toán chi phí xây dựng và vận hành Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn với các mục tiêu chính:

- Dự toán chi phí xây dựng và vận hành cần thiết cho Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn trên cơ sở xác định các nhóm tác động kinh tế chính làm cơ sở thông tin cơ bản giúp Sáng lập viên Hợp tác xã bao quát được các vấn đề tài chính cần thiết từ đó triển khai vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã, đặc biệt dự thảo vốn điều lệ của Hợp tác xã là điều kiện cần để xem xét năng lực những đối tượng có nhu cầu tham gia và trở thành thành viên Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn;

- Dự toán chi phí xây dựng và vận hành theo cách thức đánh giá chi phí-lợi ích tạo lập kênh thông tin cơ sở cho các hoạch định phát triển Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn khi triển khai thực hiện.

b. Nội dung dự toán chi phí xây dựng và vận hành mô hình Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn

Chi phí xây dựng và vận hành của mô hình Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn gồm: Nhóm chi phí cho hoạt động trực tiếp và nhóm chi phí hoạt động quản lý hành chính. Trong đó:

- Chi phí cho hoạt động trực tiếp là chi phí cần thiết để hoàn thành các công việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn đảm bảo quy trình theo phương án đề ra. Các chi phí nhóm này bao gồm:

+ Chi phí cho trang thiết bị như: Dụng cụ lao động, bảo hộ lao động, thiết bị thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chuyên dùng...tính theo mức đầu tư mới và xác định khấu hao sản phẩm theo thời gian.

+ Chi phí cơ sở vật chất khác bao gồm các chi phí cho các điều kiện cơ sở vật chất khác như chi phí cải tạo các điểm tập kết phụ, chi phí sân bãi,...phục vụ cho hai nhiệm vụ chính nêu trên.

+ Chi phí nhân công là mức lương phải chi trả cho nhân công khi thực hiện công việc trong quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cụ thể. Chi phí nhân công không thấp hơn mức lương tối thiểu đã được Nhà nước quy định.

- Chi phí hoạt động quản lý hành chính là các chi phí để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nội tại của mô hình Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn. Bao gồm chi phí trang thiết bị văn phòng, chi phí nhân công thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Hợp tác xã.

* Trên cơ sở lập dự toán, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn có thể xem xét thông qua bài toán chi phí lợi ích đơn giản sau:

(b1)

Trong đó:

+ E là lợi ích kinh tế của mô hình (đồng/tháng hoặc đồng/năm) + B là lợi ích từ các nguồn thu

+ C là các chi phí vận hành cần thiết, gồm: chi phí cho hoạt động thu gom, xử lý (CTG,XL), chi phí vận chuyển (Cvc), chi phí khấu hao (CKH), chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu và chi phí quản lý hành chính (CĐT&QL)

- Chi phí trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTG,XL) được tính theo công thức:

CTG,XL = PiXi + S + S * (b1.1)

Trong đó:

+ S là lương chi trả cho nhân công thực hiện công việc thu gom, xử lý E = B – C

(Si là mức lương chi trả cho mỗi nhân công; Li là số nhân công)

+ S* là tổng mức phụ cấp đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại [11]

+ PiXi là chi phí công cụ, dụng cụ hoạt động

(Xi là loại công cụ, dụng cụ lao động; Pi là giá tiền tương ứng của loại công cụ, dụng cụ lao động)

- Chi phí vận chuyển (Cvc) theo tính định mức chi phí vận chuyển do Bộ Xây dựng hướng dẫn [12].

Hình 3.9. Sơ đồ chi phí xây dựng và vận hành của mô hình Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn

Chi phí xây dựng và vận hành

Chi phí hoạt động trực tiếp Chi phí quản lý hành chính

Thu gom CTRSH Xử lý

CTRSH

Trang thiết bị Cơ sở vật chất khác

Lương nhân công

Đầu tư mới

Khấu hao Trang thiết bị văn phòng Lương nhân công Trung chuyển, vận chuyển CTRSH

Đầu tư mới

Việc lập dự toán chi phí xây dựng và vận hành phải dựa trên các căn cứ thực tế của phương án sản xuất kinh doanh cụ thể mới đảm bảo tính chính xác và là cơ sở đánh giá chi phí lợi ích của quá trình có tính gần đúng nhất. Tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu đề tài khi xây dựng mô hình là không mang tính áp đặt, cứng nhắc mà định hướng để các thành viên tham gia xây dựng mô hình Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn định hình được những công việc chính cần thực hiện vì vậy việc dự toán chi phí xây dựng và vận hành của mô hình trong nghiên cứu không thể xác định số liệu cụ thể.

Mặt khác, đề tài cũng nghiên cứu một phương án giả định, sử dụng các nguồn dự báo có tính khả thi và những số liệu cơ sở để thực hiện bài toán tính chi phí lợi ích đơn giản của quá trình vận hành, hoạt động mô hình làm dữ liệu đánh giá như sau:

* Phương án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn :

- Sử dụng 65 nhân công cho hoạt động thu gom, xử lý. Trong đó: Theo phương án thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn (tại mục 3.2.3.3.4), số nhân công dự kiến như sau:

+ Tại vùng 1 (gồm thị trấn Anh Sơn và vùng phụ cận là các xã: Hoa Sơn, Hội Sơn,Tường Sơn, Thạch Sơn và một phần xã Phúc Sơn) thực hiện việc thu gom theo tần suất 1 lần/tuần, sử dụng 37 nhân công.

+ Tại vùng 2 (gồm một phần xã Phúc Sơn và mười lăm xã còn lại) thực hiện việc thu gom theo tần suất 02 lần/tháng, sử dụng 28 nhân công.

+ Có 04 nhân công phụ trách quản lý hành chính, là nhân công có đào tạo do đó tính lương trung bình gấp 2 lần so với nhóm nhân công lao động chân tay.

- Mức phụ cấp đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại chỉ áp dụng cho nhân công làm việc trực tiếp tiếp xúc chất thải (không tính đối với nhân công quản lý hành chính của Hợp tác xã), áp dụng mức phụ cấp mức 2 theo quy định [11]

- Công cụ, dụng cụ thực hiện trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thống kê thể hiện tại Bảng 3.7

Bảng 3.7. Tổng hợp chi phí công cụ, dụng cụ trong hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

TT Dụng cụ, thiết bị (Xi)

Số lƣợng

Xi/năm Đơn giá P(đồng) i

Chi phí (đồng/năm)

1 Bảo hộ lao động cho nhân công

1.1. Quần áo bảo hộ lao động 130 Bộ 150.000 19.500.000 1.2. Mũ, nón bảo hộ lao động 130 Chiếc 80.000 10.400.000

1.3. Găng tay 130 Đôi 50.000 6.500.000

1.4 Ủng, giầy lao động 130 Đôi 80.000 10.400.000

2 Dụng cụ lao động

2.1. Cuốc, xẻng, cào 32,5 Chiếc 200.000 6.500.000

2.2. Thùng chứa rác (tại điểm cố

định ở vị trí công cộng) 21 Chiếc 1.500.000 31.500.000 3 Thiết bị lao động

3.1. Thiết bị thu gom, vận

chuyển (dạng đơn giản) 32,5 Chiếc 4.000.000 130.000.000 3.2. Xe chở chất thải rắn sinh

hoạt chuyên dụng 3/10 Chiếc 500.000.000 150.000.000

Tổng cộng 364.800.000

- Khoảng cách vận chuyển trung bình của một chu trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt là 30 km; Tần suất thu gom trung bình 280 chuyến/tháng

- Tỉ lệ thu phí vệ sinh môi trường đạt 50% đối với nhóm hộ gia đình và 80% đối với nhóm đối tượng tổ chức, đơn vị trên địa bàn huyện. Mức thu phí vệ sinh trung bình tính áp dụng theo Bảng 3.8

Bảng 3.8. Tổng hợp thu phí vệ sinh môi trƣờng T T Nhóm đối tƣợng phát sinh CTRSH Số lƣợng Mức thu phí VSMT (đồng/tháng/hộ; đơn vị) Phí VSMT (đồng/ tháng)

1 Hộ gia đình không tham gia hoạt

động kinh doanh, dịch vụ 25256 hộ 15.000 378.840.000

2 Hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ

- Các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ có sử dụng từ 4 lao động trở lên và các hộ thải nhiều rác như: bán vật liệu xây dựng, giết mổ gia súc,…

10 hộ 100.000 1.000.000

- Các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ có sử dụng dưới 04 lao động

2626 hộ 50.000 131.300.000

3 Tổ chức, đơn vị

- Cơ quan hành chính 21 cơ

quan 100.000 2.100.000

- Đơn vị sự nghiệp (trường học; trung tâm dạy nghề; cơ quan Thuế, cơ quan Kho bạc nhà nước;...)

62 đơn

vị 100.000 6.200.000

- Doanh trại các lực lượng vũ trang và an ninh quốc phòng

03 đơn

vị 100.000 300.000

- Đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ

84 đơn

vị 90.000 7.560.000

4 Chợ trung tâm

- Chợ trung tâm tại các đô thị có từ 10 điểm kinh doanh cố định trở lên

03 chợ 100.000 300.000

- Chợ tại các xã miền núi, có dưới

10 điểm kinh doanh cố định 11 chợ 60.000 660.000

Khi đó ta có bài toán chi phí lợi ích đơn giản được tính như sau:

- Chi phí trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTG,XL) được tính theo công thức (b1.1) và (b1.2):

= PiXi + SiLi+ S *

= 364.800.000/12 + (1.150.000*65+1.150.000*4*2) + 15.000*30*65 = 143.600.000 (đồng)

- Chi phí vận chuyển (Cvc)

Nguyên liệu (Dầu Điêzen) sử dụng trung bình trong một chuyến vận chuyển là: 0,803 lít/chuyến

Chi phí nhân công cho một chuyến vận chuyển là: 120.000 đồng/chuyến/nhân công

Suy ra chi phí vận chuyển là:

Cvc = 280 * (23.050 * 0,803 + 120.000) = 38.782.562 (đồng)

- Chi phí khấu hao của hoạt động thu gom chủ yếu được tính cho khấu hao của phương tiện vận chuyển của xe chuyên chở với chi phí là:

CKH = 1.200.000 (đồng/tháng)

- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu và chi phí quản lý hành chính (CĐT&QL) + Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu tạm tính bằng không (đối với hoạt động của hợp tác xã thì đây là nguồn chi phí được trích từ vốn điều lệ, nguồn quỹ phát triển hợp tác xã và các quỹ chung khác, mặt khác chưa xác định phương thức thực hiện chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu là trực tiếp hay gián tiếp thông qua tiếp nhận với cơ quan hành chính. Vì vậy chi phí này sẽ đánh giá dựa trên kết quả tạm tính của bài toán chi phí lợi ích)

+ Chi phí quản lý hành chính tối thiều sử dụng 04 lao động có đào tạo Như vậy: CĐT&QL ≈ CQL = 4*1.150.000*2 = 9.200.000 (đồng)

Khi đó ta có: các chi phí vận hành cần thiết: C = CTG,XL + Cvc + CKH + CQL

C = 143.600.000 + 38.782.562 + 1.200.000 + 9.200.000 = 192.782.562 (đồng)

6.200.000 + 300.000 + 7.560.000 + 300.000 + 660.000) * 80% = 255.570.000 +15.408.000

= 269.266.000 (đồng)

Thay các số liệu tính toán vào công thức (b1) ta có kết quả chi phí lợi ích đơn giản (theo phương án giả định) như sau:

E = B – C

= 269.266.000 - 192.782.562 = 76.483.438 (đồng)

Kết quả theo bài toán giả định tương ứng nêu trên thì lợi ích ròng của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn tính theo một tháng đạt kết quả dương. Như vậy Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả về kinh tế.

c. Những điểm cần lưu ý khi tính toán chi phí xây dựng và vận hành thực tế - Các cơ sở xây dựng tính toán tài chính cho mô hình thực hiện theo các căn cứ văn bản pháp luật tính đến thời điểm đang triển khai nghiên cứu đề tài (theo khung pháp lý tại mục 3.1.2.1.1). Trong điều kiện các văn bản luật còn có nhiều thay đổi, bổ sung và điều chỉnh, vì vậy khi mô hình được triển khai cần phải đối chiếu với khung pháp lý đã nêu đồng thời có những điều chỉnh cần thiết đảm bảo sự tương thích của các cơ sở xây dựng dự toán chi phí vận hành đã nêu trên.

- Dự toán chi phí xây dựng và vận hành tại phương án giả định chỉ mang tính tham khảo khi xem xét lợi ích kinh tế của hoạt động mô hình Hợp tác xã quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn chưa tính các chi phí xây dựng cơ bản (trường hợp Hợp tác xã tự đầu tư cơ sở hạ tầng như: cải tạo, đầu tư điểm tập kết phụ,...) cũng như chưa dự tính một phần chi phí cho hoạt động trong quản lý hành chính nội tại của hợp tác xã vì vậy, trong trường lập dự toán chi phí xây dựng và vận hành làm cơ sở thương lượng, ký kết hợp đồng dịch vụ phải bổ sung tỉ lệ chiết khấu đối với nhóm công trình xây dựng và phần chi phí cho quản lý để dự toán hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 86 - 95)