* Khung pháp lý đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
- Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 12/6/2007 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Giải thưởng về Môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Chỉ thị số 21/2009/CT-UBND ngày 21/7/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Chỉ thị số 17/2013/T-UBND ngày 08/7/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Chỉ thị số 12/2011/CT-UBND ngày 31/5/2011 của UBND huyện về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Anh Sơn;
* Khung pháp lý cần thiết khi xây dựng mô hình kinh tế hợp tác xã
- Luật Hợp tác xã năm 2012;
- Nghị định số 193/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
- Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;
* Chính sách hỗ trợ, ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã
- Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26/4/1999 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi về thuế đối với Hợp tác xã;
- Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã;
- Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ các sáng lập viên Hợp tác xã chuẩn bị thành lập,
các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Hợp tác xã;
* Căn cứ pháp lý làm cơ sở tài chính xây dựng Mô hình Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn
- Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đốivới người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động.
- Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị;
- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-TNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướngdẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
- Thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ;
- Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 30/5/2012 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
- Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Công văn số 2272/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị;
Thông qua quy định về đối tượng, mức thu, tỷ lệ trích nộp phí vệ sinh môi trường và phí bảo vệ môi trường đối với chất rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Nghị quyết số 344/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Nghệ An về phân nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 256/2006/QĐ-TT ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Quyết định 86/2009/QĐ-UBND ngày 05/9/2009 của UBND tỉnh Nghệ An quy định đối tượng, mức thu, tỉ lệ trích nộp phí vệ sinh môi trường và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 18/01/2011 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 04/5/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
3.2.3.1.2. Những đặc trƣng cơ bản của Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn
Trên cơ sở khung pháp lý, mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn mang những đặc trưng cơ bản sau:
a. Về bản chất các quan hệ (quan hệ sở hữu, quan hệ quyền lực, quan hệ kinh tế và quan hệ phân phối) trong Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn:
- Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn là tổ chức kinh tế tập thể trong đó các thành viên là chủ của Hợp tác xã có toàn quyền quyết định những vấn đề tổ chức, hoạt động và phân phối lợi ích trên cơ sở những quy định của Luật Hợp tác xã và văn bản pháp luật quy định có liên quan;
- Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn có số lượng thành viên từ bảy (07) thành viên trở lên, không giới hạn mức tối đa; Thành viên của Hợp tác xã có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện tốt quy định Điều lệ của Hợp tác xã, làm việc trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng (mỗi thành viên có một phiếu bầu), hợp tác và cùng xây dựng Hợp tác xã phát triển;
- Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn có tự cách pháp nhân, hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của Hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
- Mục tiêu hoạt động của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn là mang lại lợi ích vật chất và tinh thần cho tất cả các thành viên tham gia và cộng đồng thông qua hoạt động kinh tế trong quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn góp phần tạo công ăn việc làm cho các thành viên đồng thời đáp ứng yêu cầu môi trường xanh-sạch-đẹp cho cộng đồng dân cư.
- Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn hoạt động và phát triển trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai và đoàn kết.
b. Ngành nghề đăng ký tham gia
Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn có quyền được thực hiện đăng ký các ngành nghề mà pháp luật không cấp. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra cũng như định hướng cơ hội phát triển, khả năng thích ứng lâu dài của mô hình, Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn đăng ký tham gia các ngành nghề, bao gồm:
- Quản lý, thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Dịch vụ vệ sinh môi trường.
- Dịch vụ chăm sóc cây xanh, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, cắt tỉa cỏ.
- Dịch vụ vệ sinh tu sửa quản lý nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tưởng niệm, tượng đài.
- Dịch vụ nước sạch.
3.2.3.2. Tổ chức quản lý 3.2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức
a. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức quản lý Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn gồm: Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc và Ban kiểm soát (Hình 3.3.). Trong đó:
* Đại hội thành viên Hợp tác xã: có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên. Tiêu chuẩn đại biểu và trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do điều lệ quy định, quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội thành viên thực hiện theo Điều 32, Luật Hợp tác xã năm 2012.
* Hội đồng quản trị Hợp tác xã: là cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị Hợp tác xã tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm. Hội đồng quản trị thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 36, Luật Hợp tác xã năm 2012. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã, thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 37, Luật Hợp tác xã năm 2012.
* Giám đốc Hợp tác xã: là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 38, Luật Hợp tác xã năm 2012.
động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ, được sử dụng con dấu của hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ của mình. Ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín, số lượng thành viên Ban kiểm soát không quá 07 người.
Trưởng ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên ban kiểm soát; nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát Hợp tác xã thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4, Điều 38, Luật Hợp tác xã năm 2012
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức Mô hình Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn
b. Tổ chức hoạt động
Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn tổ chức hoạt động triển khai các phương án quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn thông qua cơ cấu quản lý thể hiện tại Hình 3.4.
Đại hội thành viên Hợp tác xã
Hội đồng quản trị Hợp tác xã
Ban kiểm soát Hợp tác xã
Giám đốc Hợp tác xã
Hình 3.4. Sơ đồ Tổ chức hoạt động Mô hình Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Anh Sơn
Trong đó:
* Phó Giám đốc phụ trách sản xuất có nhiệm vụ:
- Giúp Giám đốc tổ chức triển khai chi tiết việc thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã đã thông qua đến từng thành viên mà trực tiếp là thu gom, vận chuyện và xử lý sơ bộ chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình làm việc;
- Phối hợp với Phó Giám đốc phụ trách hành chính tham mưu cho Giám đốc đề xuất các phương án sản xuất hoặc điều chỉnh phương án sản xuất nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất gắn với thực tế của hoạt động hợp tác xã trình Đại hội thành viên xem xét, quyết định.
* Phó Giám đốc phụ trách hành chính có nhiệm vụ:
- Giúp Giám đốc trong việc xem xét các điều kiện để thực hiện ký kết các hợp đồng dịch vụ môi trường hoặc đấu thầu các dịch vụ môi trường mà hợp tác xã