Trên cơ sở Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan yêu cầu hồ sơ, dữ liệu cơ sở cho quá trình hình thành và hoạt động của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn bao gồm:
- Điều lệ và Quy chế của hợp tác xã;
- Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; Cam kết bảo vệ môi trường; - Phương án sản xuất kinh doanh;
- Sổ đăng ký thành viên;
- Đơn xin gia nhập, giấy chứng nhận góp vốn của thành viên;
- Biên bản, Nghị quyết của hội nghị thành lập, đại hội thành viên, các quyết định của hợp tác xã;
- Hợp đồng vệ sinh môi trường (theo hình thức đấu thầu).
3.3.3. Những lƣu ý khi áp dụng mô hình
Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn là mô hình kinh tế hợp tác xã nhằm thực hiện mục tiêu quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn đem lại lợi ích kinh tế phù hợp do đó trong quá trình hoạt động mô hình luôn quan tâm thực hiện mục tiêu đã nêu trên. Vì vậy, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Ưu tiên giải quyết chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng (theo hình thức đặt hàng, kế hoạch hoặc nhận thầu theo giá dịch vụ công ích với đơn vị quản lý hành chính là ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã) sau đó lập phương án chi tiết quản lý, cải tạo các vùng quy hoạch sử dụng đất vào mục đích tập kết, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã, thị trấn...
lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn chủ yếu sẽ là chính những người dân tại địa phương, có thể là những người không có tiềm lực kinh tế lớn nhưng có khả năng và nguyện vọng tham gia thực hiện mô hình, do đó cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể về tài chính và về tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn để họ nhanh chóng thích ứng vận hành mô hình;
- Mô hình chỉ thực sự phát huy được hiệu quả về kinh tế khi phát triển được nhiều dịch vụ môi trường liên quan như dịch vụ chăm sóc cây xanh đô thị, dịch vụ chăm sóc nghĩa trang, hợp đồng vận chuyển chất thải rắn xây dựng, ….Tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi mới thành lập Hợp tác xã dạng này thì một mặt với đặc thù của địa bàn huyện Anh Sơn chưa phát triển các nhu cầu về các dịch vụ về môi trường kể trên; mặt khác khả năng đáp ứng của Hợp tác xã dạng này cũng như các hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng sẽ là trở ngại lớn. Vì vậy, để khuyến khích phát triển Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn cần có sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong đó đứng đầu là uỷ ban nhân dân huyện Anh Sơn phải có sự đôn đốc, hướng dẫn cụ thể về mặt pháp lý để nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng;
- Để phát huy được hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt khi vận hành mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn phải phân định rõ:
Thứ nhất: Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn không phải là cơ quan quản lý nhà nước và không thay thế trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. Vì vậy, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này và Hợp tác xã Môi trường là hết sức cần thiết thể hiện sự tương tác, phối kết hợp trong quản lý đem lại hiệu quả cao;
hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn về bản chất là hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Tuy nhiên, như trong điều kiện về khung pháp lý hiện nay vẫn đang có nhiều thay đổi do đó về quá trình hoạt động, cần có sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan nhà nước cụ thể là UBND huyện Anh Sơn trong việc cập nhật được thông tin liên quan.
- Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương pháp chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh khi dự án bãi xử lý chất thải của huyện đi vào hoạt động (như đã nêu tại mục 1.2.2.2.2) là phương pháp chủ yếu, trong khi bãi chôn lấp hợp vệ sinh có tuổi thọ dự kiến là 10 năm, do vậy việc tiếp tục quy hoạch bãi xử lý, các phương pháp xử lý mới, công nghệ mới phù hợp cần được quan tâm để kịp thời đáp ứng nhu cầu xử lý về sau cũng như tương lai việc vận hành, phát triển mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn.
- Như đã phân tích trong phần tài chính của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn cho thấy nguồn thu từ phí vệ sinh môi trường trong giai đoàn mới hình thành của hợp tác xã là nguồn thu chính do đó hợp tác xã phải có sự phối hợp với chính quyền địa phương, cụ thể tại các cụm dân cư trong việc phổ biến đồng thời lấy ý kiến của nhân dân, tìm phương án phù hợp để đảm bảo tính thống nhất trong quy định thu phí này.
PHẦN KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An theo hướng mô hình kinh tế Hợp tác xã đã cho thấy nhưng ưu điểm nổi trội do tính phù hợp cao với địa bàn huyện Anh Sơn, thể hiện qua khả năng phát huy tối đa lợi thế các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội hiện có của địa phương khi áp dụng mô hình. Trong quá trình áp dụng thực tế mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn cần tuân thủ quy trình thiết lập, cách thức áp dụng và những điểm lưu ý như đã nêu tại nghiên cứu đề tài nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý của quá trình vận dụng thực tế của mô hình kinh tế dịch vụ môi trường.
Nguồn cơ sở dữ liệu tài liệu cơ bản của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An do nghiên cứu đề tài đã xây dựng, là nguồn dữ liệu thông tin quan trọng để Sáng lập viên-người giữ vai trò then chốt trong quá trình áp dụng thực tế mô hình được tiếp cận nhanh chóng, làm căn cứ xây dựng hồ sơ cơ sở cho quá trình vận hành và hoạt động của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn.
Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn hiện vẫn đang là một mô hình lý thuyết do đó khi áp dụng thực tế sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh nằm ngoài nghiên cứu do yêu cầu của sự phát triển mang lại. Vì vậy, trong quá trình vận hành hoạt động cần học tập, rút kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện mô hình đáp ứng kịp thời xu thế phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Nhóm tài liệu tra cứu
[1]. Luật Hợp tác xã (2012), khoản 1, Điều 3. Hợp tác xã, liên hợp tác xã.
[2]. Thông tư số 17/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Bộ Tài chính (2005), Hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị.
[3]. Chi cục Thống kê huyện Anh Sơn (2013), Niên giám thống kê 2013, NXB Cục thống kê Nghệ An.
[4]. Quyết định số 2421/QĐ.UBND-XD ngày 12/6/2013 của UBND tỉnh Nghệ An (2013), Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Bãi xử lý rác thải thị trấn Anh Sơn và vùng phụ cận tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn
[5]. Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ (2013), Về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích chính.
[6]. Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ (2013), Về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
[7]. Luật Hợp tác xã (2012), Điều 6.Chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước.
[8]. PGC.TS. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn,
Trường ĐH Bách khoa TP HCM.
[9]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 về Chất thải rắn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
[10]. Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 04/5/2013 của UBND tỉnh Nghệ An (2013), Về việc sửa đổi mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
[11]. Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 30/5/2012 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
[12]. Công văn số 2272/BXD-VP ngày 10/11/2008 Bộ Xây dựng (2008), Về việc công bố Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị. [13]. Thông tư 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng (2010), Hướng
dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình. [14]. Luật Hợp tác xã năm (2012), Điều 2. Đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
II. Nhóm tài liệu tham khảo
1. Bùi Sỹ Thuận (2013), Nghiên cứu quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
2. Chi cục Thống kê huyện Anh Sơn (2012), Niên giám thống kê 2012, NXB Cục thống kê Nghệ An.
3. Chi cục Thống kê huyện Anh Sơn (2013), Niên giám thống kê 2013, NXB Cục thống kê Nghệ An.
4. Đặng Trung Thuận, 2003, “Quản lý môi trường bằng công cụ quy hoạch”, Một số vấn đề về khoa học và công nghệ môi trường, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 5. Đặng Trung Thuận, 2003, “Quy hoạch môi trường - phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu”, Một số vấn đề về khoa học và công nghệ môi trường, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
6. Đoàn Quốc Hùng (2013), Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại của Công ty cổ phần than Hà Tu – Vinacomin, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
7. Đinh Hải Hà (2012), Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp quản lý thích hợp, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
8. Hoàng Dương Tùng và Nguyễn Văn Thùy (2012), “Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, thách thức và định hướng”, Tạp chí Môi trường.
9. Huỳnh Trung Hải (2012), Bài giảng Quan trắc và xử lý số liệu môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội.
10. Lê Văn Khoa (2010), Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị, Đại học
11. Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng.
12. Qũy Châu Á và Trung tâm hỗ trợ, phát triển Hợp tác xã doanh nghiệp vừa và nhỏ miền Nam (2012), Cẩm nang Hợp tác xã nông nghiệp, NXB Qũy Châu Á, Hà Nội.
13. Trần Hiếu Nhuệ, Hoàng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn, NXB Xây Dựng.
Phụ lục 01 KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN
RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ANH SƠN
I. Giai đoạn chuẩn bị 1. Xác định vấn đề điều tra
1.1. Vấn đề quan tâm: Chất thải rắn sinh hoạt và cách thức xử lý chất thải sinh hoạt đang được áp dụng tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
1.2. Các thông tin dự kiến thu thập
a. Dự kiến thông tin thu thập từ hộ gia đình - Thành phần chất thải sinh hoạt
- Việc phân loại
- Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh (làm căn cứ xác định hệ số phát thải chất thải sinh hoạt/đầu người)
- Phương pháp xử lý được áp dụng
- Tỉ lệ chất thải sinh hoạt thu gom, tái chế
- Nhóm chất thải sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng nhiều nhất
- Mức độ hài lòng đối với phương thức quản lý của chính quyền địa phương b. Dự kiến thông tin thu thập từ cơ quan quản lý địa phương
- Đặc trưng về điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội - Dân số; Tỉ lệ gia tăng dân số
- Phương thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương
- Quy hoạch bãi rác thải (địa điểm, vùng quy hoạch, triển khai quy hoạch) - Các dự án liên quan đến quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã thực hiện trên địa bàn
2. Tên đề tài điều tra
“Điều tra chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn”
- Xác định các số mẫu chọn để đảm bảo tính chất đại diện, đầy đủ, chính xác, thích hợp và thuận tiện của mẫu
- Phân nhóm các đối tượng điều tra để xác định các đặc trưng về chất thải rắn sinh hoạt theo khu vực (đô thị/núi cao/núi thấp) trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
- Xây dựng được dữ liệu cơ sở về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
- Nhóm điều tra viên là nhóm am hiểu về địa phương, có kiến thức cơ bản về quản lý môi trường.
* Nhiệm vụ
- Chọn nhóm điều tra viên: ít nhất là 08 người, là cán bộ Địa chính-Xây dựng-NN&MT, nhiệt tình hợp tác và có tinh thần làm việc theo nhóm và được tập huấn về kĩ năng điều tra bằng bảng hỏi.
- Phân 2 nhóm phiếu điều tra:
+ Nhóm thuộc khu vực hiện đang có thu gom chất thải rắn sinh hoạt tập trung (tiến hành tại thị trấn Anh Sơn, điều tra chọn mẫu theo tuyến khu dân cư)
+ Nhóm thuộc khu vực không có thu gom chất thải rắn sinh hoạt tập trung (tiến hành chọn mẫu tại xã Thành Sơn là 1/4 xã vùng núi cao và 8/16 xã trung du núi thấp là xã Đức Sơn, xã Lạng Sơn, xã Tào Sơn, xã Đỉnh Sơn, xã Hội Sơn, xã Thạch Sơn, xã Long Sơn và xã Hoa Sơn)
b. Mục tiêu thu thập thông tin quản lý
- Xác định được các đặc trưng của địa bàn từ đó có đánh giá chung về nhu cầu quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp điều kiện địa phương
* Nhiệm vụ: Làm việc với các cơ quan, phòng/ban của UBND huyện Anh Sơn (cơ quan hành chính quản lý nhà nước tại địa phương) để thu thập, cập nhật thông tin cụ thể:
- Thu thập thông tin trong hệ dự liệu mở tại UBND tỉnh Nghệ An về điều kiện tự nhiên
Dân số; Tỉ lệ gia tăng dân số
- Thu thập thông tin tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện Anh Sơn về: Các điều tra và phương thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương; Quy hoạch bãi rác thải.
- Thu thập thông tin tại Ban Quản lý các Dự án Đầu tư-Xây dựng thuộc UBND huyện Anh Sơn về: Các dự án liên quan đến quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã thực hiện trên địa bàn
4. Chọn mẫu nghiên cứu (điều tra chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình)
- Nhóm đối tượng điều tra: Chất thải sinh hoạt tập trung