Dự báo chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 57)

- Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

Trên cơ sở số liệu tổng hợp từ điều tra, hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Anh Sơn là: 0,42 kg/người/ngày. Theo đó, khả năng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dựa vào dự báo dân số được xác định theo công thức tính thể hiện tại bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Anh Sơn đến năm 2020 Mốc thời gian (Ngƣời) Dân số

Hệ số phát sinh CTRSH (kg/ngƣời/ngày) Lƣợng CTRSH phát sinh (Tấn/năm) Năm 2013 102.604 0,42 43.094 Năm 2014 103.825 0,42 43.607 Năm 2015 105.061 0,42 44.126 Năm 2016 106.311 0,42 44.651 Năm 2017 107.576 0,42 45.182 Năm 2018 108.856 0,42 45.720 Năm 2019 110.151 0,42 46.263 Năm 2020 111.462 0,42 46.814

- Dự báo nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Dựa trên số liệu dự báo thống kê tại bảng 3.4 và bảng 3.5 về dân số và khả năng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn tính đến năm 2020, kết hợp đánh giá phương thức quản lý chất thải rắn hiện tại (nêu tại mục 1.2.2.1) với khả năng tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 55% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

Dự báo nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn xét tại các mốc thời gian đánh giá là năm 2015 và năm 2020 được thể hiện tại bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn đến năm 2020

Đơn vị tính: Tấn CTRSH

Mốc thời gian Lƣợng CTRSH phát sinh (Tấn/năm) Hệ số tồn đọng CTRSH (%) Lƣợng CTRSH tồn đọng (Tấn/năm) Năm 2013 43.094 55 49.594 Năm 2014 43.607 55 73.578 Năm 2015 44.126 55 97.847 Năm 2016 44.651 55 122.405 Năm 2017 45.182 55 147.255 Năm 2018 45.720 55 172.401 Năm 2019 46.263 55 197.846 Năm 2020 46.814 55 223.594

Ghi chú: - Lượng CTRSH tồn đọng năm 2013 tính = Lượng CTRSH phát sinh năm 2013 + Lượng CTRSH tồn đọng các năm trước theo số liệu đánh giá điều tra (6.500 tấn);

- Lượng CTRSH tồn đọng năm thứ i = Lượng CTRSH phát sinh năm thứ i * hệ số tồn đọng CTRSH (theo đánh giá điều tra) + Lượng CTRSH tồn đọng năm thứ (i-1).

Nhận xét:

Từ các số liệu dự báo trên cho thấy tính khả thi của phương thức quản lý hiện tại là rất thấp bởi tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng chiếm tỉ lệ khoảng 55% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tương đương khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng vào năm 2015 khoảng 97.847 tấn, năm 2020 khoảng 223.594 tấn, điều này đồng nghĩa với các nguy cơ về ô nhiễm môi trường dẫn đến các hệ lụy xã hội như dịch bệnh, nguy cơ gia tăng các căn bệnh về ung thư, đột biết gen; suy thoái về đất đai; giảm đa dạng sinh học; mất mĩ quan đô thị… đây trở thành các áp lực tiêu cực có khả năng kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội đối với địa bàn huyện Anh Sơn nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời.

3.2. Xây dựng mô hình Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn

Hình 3.2. Sơ đồ Quy trình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình hợp tác xã trên địa bàn huyện Anh Sơn

Chất thải rắn sinh hoạt

Phân loại và xử lý sơ cấp tại nguồn

Dụng cụ chứa Phế liệu Sản xuất các nhóm sản phẩm Điểm tập kết, xử lý Thu gom tập trung Phân loại và xử lý thứ cấp CTRSH CTRSH không thể phân loại Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Điểm thu gom Đối tượng phát sinh CTRSH

Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

3.2.2. Khái niệm

Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn là hợp tác xã được thành lập và hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 nhằm thực hiện hai mục tiêu cơ bản:

- Giải quyết vấn đề quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Đáp ứng mục tiêu nhu cầu việc làm ổn định và thu nhập cho các thành viên tham gia hợp tác xã đảm bảo sự phát triển bền vững.

3.2.3. Mô hình Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn

3.2.3.1. Căn cứ pháp lý cần thiết để xây dựng mô hình

Những căn cứ pháp lý là điều kiện nền tảng khi thực hiện nghiên cứu, xây dựng Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn vì nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền.

Xét theo góc độ xây dựng mô hình kinh tế tham gia vào lĩnh vực bảo vệ môi trường thì việc thiết lập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật xây dựng nên hành lang pháp lý thực hiện vừa giúp cho việc xây dựng mô hình tuân thủ những quy định bắt buộc pháp luật đảm bảo sự công bằng đối với các thành phần kinh tế trong thị trường vừa nắm bắt được nhưng lợi thế phát triển cũng như những chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đối với lĩnh vực tham gia. Theo yêu cầu đó, việc nghiên cứu và xây dựng Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn được tiến hành trên cở sở khung pháp lý và mang những đặc trưng cơ bản như sau:

3.2.3.1.1. Khung pháp lý

* Khung pháp lý đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn;

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

- Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 12/6/2007 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Giải thưởng về Môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Chỉ thị số 21/2009/CT-UBND ngày 21/7/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Chỉ thị số 17/2013/T-UBND ngày 08/7/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Chỉ thị số 12/2011/CT-UBND ngày 31/5/2011 của UBND huyện về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Anh Sơn;

* Khung pháp lý cần thiết khi xây dựng mô hình kinh tế hợp tác xã

- Luật Hợp tác xã năm 2012;

- Nghị định số 193/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

- Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;

* Chính sách hỗ trợ, ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã

- Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26/4/1999 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi về thuế đối với Hợp tác xã;

- Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã;

- Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ các sáng lập viên Hợp tác xã chuẩn bị thành lập,

các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Hợp tác xã;

* Căn cứ pháp lý làm cơ sở tài chính xây dựng Mô hình Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn

- Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đốivới người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động.

- Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị;

- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;

- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-TNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;

- Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướngdẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

- Thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ;

- Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 30/5/2012 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;

- Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Công văn số 2272/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị;

Thông qua quy định về đối tượng, mức thu, tỷ lệ trích nộp phí vệ sinh môi trường và phí bảo vệ môi trường đối với chất rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Nghị quyết số 344/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Nghệ An về phân nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 256/2006/QĐ-TT ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

- Quyết định 86/2009/QĐ-UBND ngày 05/9/2009 của UBND tỉnh Nghệ An quy định đối tượng, mức thu, tỉ lệ trích nộp phí vệ sinh môi trường và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 18/01/2011 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 04/5/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

3.2.3.1.2. Những đặc trƣng cơ bản của Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn

Trên cơ sở khung pháp lý, mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn mang những đặc trưng cơ bản sau:

a. Về bản chất các quan hệ (quan hệ sở hữu, quan hệ quyền lực, quan hệ kinh tế và quan hệ phân phối) trong Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn:

- Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn là tổ chức kinh tế tập thể trong đó các thành viên là chủ của Hợp tác xã có toàn quyền quyết định những vấn đề tổ chức, hoạt động và phân phối lợi ích trên cơ sở những quy định của Luật Hợp tác xã và văn bản pháp luật quy định có liên quan;

- Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn có số lượng thành viên từ bảy (07) thành viên trở lên, không giới hạn mức tối đa; Thành viên của Hợp tác xã có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện tốt quy định Điều lệ của Hợp tác xã, làm việc trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng (mỗi thành viên có một phiếu bầu), hợp tác và cùng xây dựng Hợp tác xã phát triển;

- Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn có tự cách pháp nhân, hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của Hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

- Mục tiêu hoạt động của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn là mang lại lợi ích vật chất và

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 57)