Đánh giá mô hình và áp dụng mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 95)

3.3.1. Đánh giá mô hình

3.3.1.1. Những điểm nổi bật của Mô hình Hợp tác xã Môi trƣờng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn

Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn trước hết thể hiện tính phù hợp khi áp dụng trong điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Anh Sơn như đã tại mục 1.2.3.3. Bên cạnh đó, Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn còn có những ưu điểm nổi bật sau:

- Giải quyết bài toán thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn theo hướng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ (Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn) được chi trả khoản tiền dịch vụ khi đáp ứng được nhu cầu quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân và các đối tượng khác liên quan. Như vậy đảm bảo tính công bằng trong mối quan hệ tương tác giữa bên cung ứng và bên hưởng dịch vụ môi trường, từ đó nâng cao khả năng ổn định và bền vững của hoạt động này.

- Góp phần nâng cao chất lượng xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung, hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng tại địa bàn huyện Anh Sơn, đa dạng hóa hình thức tham gia hoạt động dịch vụ công ích.

3.3.1.2. Những khó khăn, thách thức khi áp dụng mô hình

- Khả năng phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân là một trong những tác động quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn thực hiện trong điều kiện hiện có. Do đó nếu không thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân cùng tham gian sẽ dẫn đến các nguy cơ về sự quá tải trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

chất thải rắn sinh hoạt đã, đang là những thách thức lớn đối với nhu cầu giải quyết khâu cuối của quá trình cung ứng dịch vụ do đó nếu không có những giải pháp ngắn hạn để đảm bảo quá trình lưu giữ, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đạt yêu cầu vệ sinh môi trường, cũng như không có các giải pháp dài hạn về đầu tư cơ sở hạ tầng có liên quan, áp dụng đa dạng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản quy trình.

- Khó khăn trong quản lý các nhóm chất thải nguy hại phát sinh trong chất thải rắn sinh hoạt do không thực hiện được việc kiểm soát, phân tách nhóm chất thải nguy hại trong các công đoạn thu gom và xử lý dẫn đến các nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn.

- Khó khăn về việc huy động tài chính phục vụ cho việc đầu tư cơ sở, trang thiết bị,...do tiềm lực kinh tế của Hợp tác xã còn nhiều hạn chế là một trong những thách thức đối với sự phát triển của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn đặc biệt trong giai đoạn đầu, còn hạn chế khả năng đa dạng hóa được sản phẩm dịch vụ môi trường.

3.3.2. Cách thức áp dụng mô hình 3.3.2.1. Quy trình thiết lập 3.3.2.1. Quy trình thiết lập

Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn được thiết lập như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Sáng lập viên Hợp tác xã sử dụng các thông tin nghiên cứu trong đề tài làm dữ liệu cơ sở phục vụ cho việc tuyên truyền, vận động những người có khả năng và nguyện vọng tham gia xây dựng Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn;

- Sáng lập viên xác lập danh sách các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có dự định tham gia Hợp tác xã và cùng tiến hành xây dựng dự thảo các tài liệu quan của Hợp tác xã gồm: Điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoạt động.

định đặt trụ sở chính, dự kiến về việc thành lập, phương hướng sản xuất, kinh doanh và kế hoạch hoạt động của hợp tác xã.

Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn

- Sáng lập viên Hợp tác xã tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn với thành phần tham gia hội nghị bao gồm: Sáng lập viên và cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nguyện vọng trở thành thành viên Hợp tác xã;

- Hội nghị thảo luận về dự thảo: Điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoạt động.

- Những người tán thành Điều lệ và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Luật Hợp tác xã năm 2012 thì trở thành thành viên Hợp tác xã;

- Hội nghị thảo luận, quyết định thống nhất các nội dung sau đây: + Phương án sản xuất, kinh doanh;

+ Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc trong số thành viên;

+ Bầu ban kiểm soát;

+ Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã

- Hội nghị thông qua Nghị quyết về những nội dung quan trọng của Hợp tác xã phải được biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.

Bước 3: Đăng ký Hợp tác xã

- Người đại diện Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn đăng ký kinh doanh tại ủy ban nhân dân huyện Anh Sơn [13] và đăng ký cam kết bảo vệ môi trường (do đặc thù lĩnh vực hoạt động) để được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Sau khi Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn hoàn thiện các thủ tục hành chính nên trên sẽ tiến hành công bố thành lập Hợp tác xã và triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh.

3.3.2.2. Hồ sơ dữ liệu cơ sở

Trên cơ sở Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan yêu cầu hồ sơ, dữ liệu cơ sở cho quá trình hình thành và hoạt động của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn bao gồm:

- Điều lệ và Quy chế của hợp tác xã;

- Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; Cam kết bảo vệ môi trường; - Phương án sản xuất kinh doanh;

- Sổ đăng ký thành viên;

- Đơn xin gia nhập, giấy chứng nhận góp vốn của thành viên;

- Biên bản, Nghị quyết của hội nghị thành lập, đại hội thành viên, các quyết định của hợp tác xã;

- Hợp đồng vệ sinh môi trường (theo hình thức đấu thầu).

3.3.3. Những lƣu ý khi áp dụng mô hình

Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn là mô hình kinh tế hợp tác xã nhằm thực hiện mục tiêu quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn đem lại lợi ích kinh tế phù hợp do đó trong quá trình hoạt động mô hình luôn quan tâm thực hiện mục tiêu đã nêu trên. Vì vậy, cần lưu ý các vấn đề sau:

- Ưu tiên giải quyết chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng (theo hình thức đặt hàng, kế hoạch hoặc nhận thầu theo giá dịch vụ công ích với đơn vị quản lý hành chính là ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã) sau đó lập phương án chi tiết quản lý, cải tạo các vùng quy hoạch sử dụng đất vào mục đích tập kết, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã, thị trấn...

lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn chủ yếu sẽ là chính những người dân tại địa phương, có thể là những người không có tiềm lực kinh tế lớn nhưng có khả năng và nguyện vọng tham gia thực hiện mô hình, do đó cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể về tài chính và về tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn để họ nhanh chóng thích ứng vận hành mô hình;

- Mô hình chỉ thực sự phát huy được hiệu quả về kinh tế khi phát triển được nhiều dịch vụ môi trường liên quan như dịch vụ chăm sóc cây xanh đô thị, dịch vụ chăm sóc nghĩa trang, hợp đồng vận chuyển chất thải rắn xây dựng, ….Tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi mới thành lập Hợp tác xã dạng này thì một mặt với đặc thù của địa bàn huyện Anh Sơn chưa phát triển các nhu cầu về các dịch vụ về môi trường kể trên; mặt khác khả năng đáp ứng của Hợp tác xã dạng này cũng như các hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng sẽ là trở ngại lớn. Vì vậy, để khuyến khích phát triển Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn cần có sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong đó đứng đầu là uỷ ban nhân dân huyện Anh Sơn phải có sự đôn đốc, hướng dẫn cụ thể về mặt pháp lý để nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng;

- Để phát huy được hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt khi vận hành mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn phải phân định rõ:

Thứ nhất: Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn không phải là cơ quan quản lý nhà nước và không thay thế trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. Vì vậy, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này và Hợp tác xã Môi trường là hết sức cần thiết thể hiện sự tương tác, phối kết hợp trong quản lý đem lại hiệu quả cao;

hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn về bản chất là hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Tuy nhiên, như trong điều kiện về khung pháp lý hiện nay vẫn đang có nhiều thay đổi do đó về quá trình hoạt động, cần có sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan nhà nước cụ thể là UBND huyện Anh Sơn trong việc cập nhật được thông tin liên quan.

- Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương pháp chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh khi dự án bãi xử lý chất thải của huyện đi vào hoạt động (như đã nêu tại mục 1.2.2.2.2) là phương pháp chủ yếu, trong khi bãi chôn lấp hợp vệ sinh có tuổi thọ dự kiến là 10 năm, do vậy việc tiếp tục quy hoạch bãi xử lý, các phương pháp xử lý mới, công nghệ mới phù hợp cần được quan tâm để kịp thời đáp ứng nhu cầu xử lý về sau cũng như tương lai việc vận hành, phát triển mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn.

- Như đã phân tích trong phần tài chính của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn cho thấy nguồn thu từ phí vệ sinh môi trường trong giai đoàn mới hình thành của hợp tác xã là nguồn thu chính do đó hợp tác xã phải có sự phối hợp với chính quyền địa phương, cụ thể tại các cụm dân cư trong việc phổ biến đồng thời lấy ý kiến của nhân dân, tìm phương án phù hợp để đảm bảo tính thống nhất trong quy định thu phí này.

PHẦN KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An theo hướng mô hình kinh tế Hợp tác xã đã cho thấy nhưng ưu điểm nổi trội do tính phù hợp cao với địa bàn huyện Anh Sơn, thể hiện qua khả năng phát huy tối đa lợi thế các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội hiện có của địa phương khi áp dụng mô hình. Trong quá trình áp dụng thực tế mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn cần tuân thủ quy trình thiết lập, cách thức áp dụng và những điểm lưu ý như đã nêu tại nghiên cứu đề tài nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý của quá trình vận dụng thực tế của mô hình kinh tế dịch vụ môi trường.

Nguồn cơ sở dữ liệu tài liệu cơ bản của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An do nghiên cứu đề tài đã xây dựng, là nguồn dữ liệu thông tin quan trọng để Sáng lập viên-người giữ vai trò then chốt trong quá trình áp dụng thực tế mô hình được tiếp cận nhanh chóng, làm căn cứ xây dựng hồ sơ cơ sở cho quá trình vận hành và hoạt động của Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn.

Mô hình Hợp tác xã Môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Anh Sơn hiện vẫn đang là một mô hình lý thuyết do đó khi áp dụng thực tế sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh nằm ngoài nghiên cứu do yêu cầu của sự phát triển mang lại. Vì vậy, trong quá trình vận hành hoạt động cần học tập, rút kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện mô hình đáp ứng kịp thời xu thế phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Nhóm tài liệu tra cứu

[1]. Luật Hợp tác xã (2012), khoản 1, Điều 3. Hợp tác xã, liên hợp tác xã.

[2]. Thông tư số 17/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Bộ Tài chính (2005), Hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị.

[3]. Chi cục Thống kê huyện Anh Sơn (2013), Niên giám thống kê 2013, NXB Cục thống kê Nghệ An.

[4]. Quyết định số 2421/QĐ.UBND-XD ngày 12/6/2013 của UBND tỉnh Nghệ An (2013), Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Bãi xử lý rác thải thị trấn Anh Sơn và vùng phụ cận tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn

[5]. Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ (2013), Về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích chính.

[6]. Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ (2013), Về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

[7]. Luật Hợp tác xã (2012), Điều 6.Chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước.

[8]. PGC.TS. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn,

Trường ĐH Bách khoa TP HCM.

[9]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 về

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hợp tác xã môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)