5.1. Chi phí cổ phần hóa
Tổng dự toán chi phí cổ phần hóa Công ty mẹ - Vietnam Airlines đã được Bộ GTVT thống nhất về nguyên tắc tại Công văn số 10191/BGTVT-QLDN ngày 25/9/2013 có tổng giá trị là: 57.224.000.000 đồng. Chi phí cổ phần hóa sẽ được quyết toán trên cơ sở các chi phí thực tế sau khi kết thúc quá trình cổ phần hóa.
Trong quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa, trên cơ sở tham khảo, nghiên cứu các khoản chi phí trực tiếp, Vietnam Airlines đã rà soát và cập nhật lại dự toán chi phí cổ phần hóa như sau:
- Điều chỉnh giảm 502.000.000 đồng khoản mục “Chi phí tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp” do không thực hiện;
- Điều chỉnh tăng 300.000.000 đồng khoản mục “Phí đấu giá, niêm yết, tổ chức roadshow IPO trong nước” do tăng chi phí tổ chức roadshow IPO trong nước theo tham khảo các báo giá thực tế cũng như qua tham khảo một số doanh nghiệp khác đã thực hiện cổ phần hóa.
Tổng dự toán chi phí cổ phần hóa sau khi điều chỉnh là 57.022.000.000 đồng (giảm 202.000.000 đồng so với dự toán đã được Bộ GTVT phê duyệt tại công văn số 10191/BGTVT-QLDN ngày 25/9/2013.
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 137
Bảng 30: Dự toán chi phí cổ phần hóa
TT Hạng mục chi phí Chi phí
(đồng)
A. Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp 9.892.000.000
1 Chi phí kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ 280.000.000
2 Chi phí tổ chức Đại hội công nhân viên chức bất thường 1.090.000.000
3 Chi phí hoạt động tuyên truyền, công bố thông tin 500.000.000
4 Chi phí Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập 1.000.000.000
5 Chi phí tổ chức roadshow bán chiến lược 4.300.000.000
6 Phí đấu giá, niêm yết, tổ chức roadshow IPO trong nước 1.300.000.000
7
Chi phí khác có liên quan đến CPH (VPP, đăng báo đấu thầu,chi phí quyết toán cổ phần hóa và ban giao tài sản từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần)
1.220.000.000
B. Thuê các đơn vị có chức năng thực hiện các công việc liên quan 45.060.000.000 1 Thuê tư vấn tài chính để XĐGTDN, xây dựng PACPH và tư vấn lựa
chọn cổ đông chiến lược 37.410.000.000
2 Thuê luật sư đàm phán hợp đồng thuê tư vấn, đàm phán hợp đồng bán
cổ phần cho NĐT chiến lược và tư vấn luật cho IPO trong nước 7.650.000.000 C. Chi phí hoạt động và thù lao Ban chỉ đạo CPH và tổ giúp việc 1.272.000.000
D. Dự phòng 1.000.000.000
Tổng cộng 57.022.000.000
Ghi chú: Dự toán này có thể thay đổi do phí trả cho tư vấn tài chính quốc tế phụ thuộc vào kết quả bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và chưa bao gồm thuế các loại.
5.2. Quản lý và sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa
5.2.1 Quy định hiện hành
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ và Mục III Thông tư 196/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính, trong trường hợp của Vietnam Airlines (giữ nguyên vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ) thì số tiền thu từ cổ phần hóa được xử lý như sau:
- Để lại doanh nghiệp phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá.
- Phần thặng dư vốn (chênh lệch giữa tiền thu từ cổ phần hóa và tổng mệnh giá cổ phần phát hành thêm) được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa theo quy định tại Điều 12 Thông tư 196 và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách đối với lao động dôi
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 138
dư. Số tiền còn lại (nếu có) để lại cho công ty cổ phần theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ. Phần còn lại được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Khoản chênh lệch do bán cổ phần phát hành thêm để lại công ty cổ phần (A) được xác định như sau:
A = Số CP phát hành thêm Tổng số CP phát hành theo vốn ĐL x Tổng số tiềnthu được từ bán CP - Trị giá CP phát hành thêm tính theo mệnh giá - Dự toán chi phí CPH - Dự toán chi giải quyết LĐ dôi dư
- Trường hợp phần thặng dư vốn không đủ để thanh toán chi phí cổ phần hóa và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư thì được bổ sung từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
Số tiền thu được từ cổ phần hóa của Vietnam Airlines được tính toán dựa trên cơ sở sau:
- Căn cứ phương án vốn điều lệ lần đầu như đề xuất tại mục 3.2 phần 3 ở trên;
- Giả định giá bán cổ phiếu bằng giá khởi điểm đấu giá theo đề xuất (22.300 đồng/cổ phần), giá đấu thành công thấp nhất bằng giá khởi điểm;
- Toàn bộ số lượng cổ phần chào bán được mua hết.
Số liệu cuối cùng sẽ căn cứ theo kết quả thực tế quá trình bán cổ phần.
Bảng 31: Tính toán tiền thu từ cổ phần hóa
TT Nội dung Số tiền
(tỷ đồng)
1. Vốn điều lệ của Công ty cổ phần (a) 14.101,84
2 Vốn Nhà nước tại công ty cổ phần sau (b) 10.576,38
3 Tiền thu từ cổ phần hóa (c) 7.754,51
3.1 Thu từ bán cổ phần cho CBCNV 365,88
+ Mua theo tiêu chuẩn thâm niên làm việc trong
khu vực Nhà nước 151,47
+ Mua theo đăng ký cam kết làm việc lâu dài tại
Công ty cổ phần 214,41
3.2 Thu từ bán cổ phần cho công đoàn 9,43
3.3 Thu từ bán cổ phần cho NĐT chiến lược 6.289,42
3.4 Thu từ bán đấu giá ra bên ngoài 1.089,77
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 139
TT Nội dung Số tiền
(tỷ đồng) đoàn, NĐT chiến lược, bán đấu giá ra bên ngoài để
lại doanh nghiệp
5 Giá trị mệnh giá cổ phần phát hành thêm để lại DN (e)=(a)-(b) 3.525,46
6 Chi phí cổ phần hóa dự kiến (f) 57,022
7 Chi phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư
(g)
0
8 Phần thặng dư vốn để lại doanh nghiệp tương ứng tỷ lệ cổ phần phát hành thêm/Vốn điều lệ
(h)=[(c)-(d)- (f)-(g)*
[(e)/(a)] 1.043,01
9 Số tiền thu từ CPH dự kiến còn lại nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định
(c)-(e)-(f)-
(g)-(h) 3.129,02
5.2.1 Đề xuất của Vietnam Airlines
a. Số tiền thu từ cổ phần hóa còn lại được để lại doanh nghiệp
Tại văn bản số 1567/TTg-CN ngày 18/10/2007 của Thủ tướng Chính Phủ v/v phê duyệt kế hoạch phát triển đội bay đến 2015 và 2020, các dự án mua máy bay của Tổng công ty,
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Vietnam Airlines được giữ lại toàn bộ thặng dư vốn khi thực hiện cổ phần hóa để tăng vốn điều lệ làm cơ sở bổ sung nguồn vốn mua máy bay. Theo đó, Vietnam Airlines tiếp tục báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt lại với nội dung cụ thể: cho phép Vietnam Airlines được giữ lại toàn bộ số tiền thu từ cổ phần hóa còn lại được tính toán theo quy định trích dẫn tại mục 5.2.1 nêu trên (tạm tính là 3.129,02 tỷ đồng) để tăng vốn điều lệ làm cơ sở bổ sung nguồn vốn mua máy bay.
b. Cơ chế quản lý và sử dụng số tiền để lại doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất việc bán cổ phần lần đầu, Vietnam Airlines sẽ tính toán cụ thể số tiền thu từ cổ phần hóa và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.
Trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ cho phép Vietnam Airlines giữ lại số tiền thu từ cổ phần hóa còn lại, Vietnam Airlines sẽ mở 1 tài khoản phong tỏa để giữ khoản tiền được để lại Vietnam Airlines như trên và hạch toán ghi sổ như một khoản nợ phải trả Nhà nước. Sau khi chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần, khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư máy bay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Vietnam Airlines sẽ thực hiện các thủ tục để tăng vốn điều lệ cho các cổ đông hiện hữu. Giá trị khoản thặng dư để lại nêu trên sẽ được chuyển thành vốn góp của cổ đông nhà nước để ghi tăng vốn điều lệ Vietnam Airlines theo tỷ lệ phát hành tương ứng.
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 140