3. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN
3.2. Dự báo thị trường hàng không đến năm 2020
Tương tự như một số ngành công nghiệp trọng điểm khác, ngành vận tải hàng không có quan hệ khá chặt chẽ với biến động của nền kinh tế. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại và sử dụng các phương tiện vận tải tăng nhanh, kinh tế suy thoái và khủng hoảng, nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải theo đó cũng sụt giảm. Trên cơ sở dữ liệu lịch sử, các nhà sản xuất tàu bay chuyên nghiệp như Boeing và Airbus mô phỏng lại diễn biến tăng trưởng của từng yếu tố, qua đó cho thấy tốc độ tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Hình 12: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và dung lượng thị trường vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 2001-2012
Nguồn: VNA
Số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không có xu hướng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP 1,5-2 lần, ngoại trừ những thời điểm có sự kiện tác động đặc biệt như năm 2003 (ảnh hưởng dịch SARS), năm 2009 và năm 2012 (khủng hoảng kinh tế toàn cầu).
3.2.1 Dự báo thị trường vận tải hành khách
a. Thị trường Châu Âu
Thị trường châu Âu là thị trường có dung lượng lớn, tốc độ tăng trưởng được duy trì ổn định ở mức cao, tuy nhiên trong chiến lược phát triển cần chú ý tới năng lực cạnh tranh, đặc biệt là với các hãng hàng không Trung Đông.
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 68
khai thác thị phần lớn. Trong những năm tới, dự báo thị trường sẽ giữ mức tăng trưởng ổn định, Vietnam Airlines tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu về thị phần trên các đường bay giữa Việt Nam - Châu Âu.
Các phân thị khách chính tại thị trường là khách Việt Kiều sinh sống và làm việc tại các quốc gia Châu Âu (500-600 ngàn người) và khách quốc tịch Pháp, Đức, Anh, Nga (chiếm khoảng trên 70% tổng khách Châu Âu đến Việt Nam) với tốc độ tăng trưởng đều ổn định trong các năm gần đây. Dự báo EU sẽ tiếp tục đầu tư và viện trợ Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển luật pháp, hành chính, văn hóa, giáo dục,chuyển giao khoa học công nghệ và y tế, qua đó mở ra cơ hội cho các hãng hàng không khai thác đối tượng khách quốc tịch châu Âu có doanh thu cao.
Ngoài ra, trong thời gian tới bằng các nỗ lực đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực Bắc Âu hay Nam Âu của Đảng và Nhà nước sẽ mở ra cơ hội mới cho các hãng hàng không trong nước mở rộng mạng bay đến Châu Âu, góp phần mở rộng quy mô và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của khu vực này. Tuy nhiên, do cạnh tranh cao giữa các hãng khai thác bay thẳng cũng như khai thác một điểm dừng (đặc biệt là các hãng hàng không Trung Đông); cộng với việc bố trí nguồn lực khai thác đến Châu Âu khá phức tạp (đường bay dài, nhu cầu tàu bay lớn) nên việc phát triển mạng đường bay cần tiến hành một cách thận trọng, có chọn lọc.
b. Thị trường khu vực Đông Nam Á
Thị trường Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng do nhu cầu di chuyển nội vùng lớn, tuy nhiên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không truyền thống và đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ.
Nhu cầu đi/đến và di chuyển trong nội bộ vùng dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng do khu vực này được đánh giá là đóng vai trò đòn bẩy của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không truyền thống và giá rẻ trong khu vực, mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng khắc nghiệt dẫn tới doanh thu trung bình/khách bị ảnh hưởng mạnh. Tuy nhiên, cùng với chính sách mở cửa bầu trời trong thời gian tới, nhu cầu đi lại trong khu vực vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Việt Nam so với các điểm đến đã hình thành như Singapore, Thái Lan, Malaysia vẫn còn khiêm tốn về lượng khách vận tải đường không nên sẽ là cơ hội cho các hãng hàng không truyền thống và giá rẻ.
c. Thị trường tiểu khu vực CLMV
Nhu cầu hành khách đi lại hiện còn khiêm tốn, tuy nhiên với quy mô dân số lớn, thu nhập bình quân ngày càng được cải thiện, thị trường khu vực CLMV có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn tới.
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 69
Hiện tại, thị trường hàng không nội vùng còn tương đối khiêm tốn do lượng khách đi lại bằng đường hàng không giữa các nước trong tiểu vùng còn thấp. Thị trường nguồn từ Đông Bắc Á, Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn đang trong giai đoạn phát động tiềm năng. Trong tương lai, với quy mô dân số lớn (hiện đạt 170 triệu), chính sách thúc đẩy phát triển du lịch (quảng bá hình ảnh, phát động điểm đến kết hợp...), cùng với những tín hiệu tích cực về môi trường kinh tế - đầu tư, chính trị từ thị trường Myanmar, Tiểu vùng CLMV sẽ trở thành một cụm điểm đến hấp dẫn có tính đa dạng cao về văn hoá, loại hình du lịch, được hỗ trợ bởi một mạng lưới đường bay dày đặc, thuận tiện, và sẽ trở thành một thị trường đầy tiềm năng với nguồn khách từ cả các nước trong nội vùng và từ các thị trường nguồn (Đông Bắc Á, Châu Âu, Úc, Bắc Mỹ...). Thách thức trong giai đoạn 2014-2018 của VNA là củng cố vị thế của mình tại thị trường Tiểu vùng CLMV, chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh với các hãng giá rẻ trong khu vực cũng như sự thâm nhập của các hãng giá rẻ từ Đông Bắc Á cũng như chính sách mở của bầu trời tại ASEAN.
d. Thị trường Đông Bắc Á
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc ... sẽ tiếp tục là thị trường trọng điểm với dung lượng khách cao nhất, hứa hẹn đem lại lợi nhuận cho các hãng hàng không do khả năng chi trả của khách cao. Tuy nhiên, một số thị trường đã bắt đầu gặp khó khăn cho kế hoạch phát triển của các hãng hàng không do hạn chế của sân bay khai thác (như Tokyo) hoặc không phận bay bị kiểm soát bởi quân đội (Trung Quốc). Ngoài ra, các hãng hàng không giá rẻ tại khu vực này tuy phát triển chậm hơn so với khu vực Đông Nam Á nhưng cũng đang dần lớn mạnh và đe dọa đến thị phần của các hãng hàng không truyền thống.
e. Thị trường Bắc Mỹ
Trong thời gian qua, thị trường Bắc Mỹ luôn tăng trưởng ở mức độ vừa phải và ổn định do chưa kết nối được với mạng bay chung của Việt Nam. Khi được kết nối, thị trường này được dự báo sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, do khoảng cách bay dài, chi phí lớn nên việc phát triển khai thác đến thị trường này cũng cần tiến hành thận trọng và chọn lọc.
f. Thị trường nội địa
Quy mô dân số lớn, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, mạng bay quốc tế mở rộng không ngừng là các cơ sở giúp thị trường hàng không nội địa Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh. So sánh với các nước trong khu vực, tỷ lệ lượng khách vận chuyển đường không nội địa trên tổng dân số của Việt Nam còn khá khiêm tốn (trên 10%) trong khi số lượng hãng hàng không tham gia khai thác thị trường còn hạn chế (5 hãng) cho thấy tiềm năng từ thị trường nội địa còn rất lớn.
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 70
khách vận chuyển trên chuyến bay (OFOD) trong giai đoạn 2014-2018 như sau:
Tổng thị trường tăng trưởng bình quân 15,4%/năm, đạt 59,4 triệu lượt hành khách vào năm 2018.
Thị trường hành khách quốc tế tăng trưởng bình quân 15,9%/năm, đạt khoảng 30,5 triệu lượt hành khách quốc tế vào năm 2018.
Thị trường hành khách nội địa tăng trưởng bình quân là 15%/năm, đạt hơn 28,8 triệu lượt hành khách nội địa vào năm 2018.
Bảng 19: Dự báo thị trường vận tải hành khách Việt Nam giai đoạn 2014-2018
(đơn vị: lượt người)
Năm Quốc tế Nội địa Tổng
Số lượng Tăng trưởng Số lượng Tăng trưởng Số lượng Tăng trưởng 2014 16.949.825 13,6% 16.515.739 17,6% 33.465.564 15,6% 2015 19.952.578 17,7% 19.385.661 17,4% 39.338.240 17,5% 2016 23.601.801 18,3% 22.642.800 16,8% 46.244.601 17,6% 2017 27.063.746 14,7% 25.677.993 13,4% 52.741.739 14,0% 2018 30.567.103 12,9% 28.845.624 12,3% 59.412.727 12,6%
3.2.2 Thị trường hàng hóa Việt Nam
Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2014-2018 có tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm trên 10%, đặc biệt các ngành xuất khẩu mũi nhọn vẫn tăng trưởng tốc độ cao (ngành dệt may, giày dép tăng trưởng 15%, thủy sản 10%, điện tử 20- 30%). Thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng theo đà tăng trưởng xuất khẩu. Các hãng hàng không vận tải hàng hóa lớn trên thế giới sẽ đẩy mạnh khai thác hơn nữa đến thị trường Việt Nam dẫn tới cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Dự báo thị trường vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam giai đoạn 2014-2018 như sau:
Tổng thị trường vận tải hàng hóa tăng trưởng bình quân khoảng 13,8%/năm, đạt 1,03 triệu tấn vào năm 2018.
Thị trường hàng hóa quốc tế tăng trưởng bình quân là 14,2%/năm, đạt gần 842 nghìn tấn vào năm 2018.
Thị trường hàng hóa nội địa tăng trưởng bình quân là 12,0%/năm, đạt khoảng 189 nghìn tấn vào năm 2018.
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 71
Bảng 20: Dự báo thị trường vận tải hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2014-2018
Đơn vị: tấn
Năm Quốc tế Nội địa Tổng
Sản lượng Tăng trưởng Sản lượng Tăng trưởng Sản lượng Tăng trưởng 2014 494.252 8,0% 120.327 12,0% 614.579 9,0% 2015 553.562 12,0% 132.360 10,0% 685.922 12,0% 2016 636.597 15,0% 153.537 16,0% 790.134 15,0% 2017 732.086 15,0% 171.962 12,0% 904.048 14,0% 2018 841.899 15,0% 189.158 10,0% 1.031.057 14,0%