3. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN
3.3. Đánh giá nănglực hoạt động kinh doanh của VietnamAirlines
3.3.1 Năng lực hoạt động
a. Mạng đường bay
Với vị trí địa lý nằm giữa Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Nam Thái Bình Dương và Trung Quốc, Việt Nam được coi là cửa ngõ của các khu vực. Đến hết năm 2013, Vietnam Airlines có mạng đường bay quốc tế gồm 50 đường bay đến 28 điểm thuộc 17 quốc gia và mạng đường bay nội địa gồm 40 đường bay đến 21 điểm, trong đó mạng đường bay quốc tế đã nhanh chóng mở rộng và phát triển tại các khu vực Châu Âu (Anh, Nga), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan) và Tiểu vùng Campuchia - Lào - Myanmar (CLMV).
Ngoài ra, nhằm cạnh tranh có hiệu quả với các hãng hàng không giá rẻ khác, Vietnam Airlines cũng đã phối hợp chặt chẽ với Jetstar trong việc xây dựng sản phẩm thông qua chính sách hợp tác thương hiệu kép “Dual Brand”.
b. Đội tàu bay
Hiện tại, đội bay khai thác của Vietnam Airlines đã tăng lên 82 chiếc (10 B777-200ER, 9 A330, 47 A321, 14 ATR72-500 và 02 Fokker 70) so với 57 tàu bay của năm 2009. Tỷ lệ máy bay sở hữu tính theo đầu máy bay tính đến thời điểm hiện tại đạt tỷ lệ là 54%, tuổi trung bình toàn đội bay là 5,4 năm thuộc đội bay trẻ không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Đội bay hiện hữu của Vietnam Airlines tiếp tục được đổi mới với sự bổ sung của A350-900 và B787-9 từ năm 2015 làm tăng khả năng cạnh tranh của nguồn lực, theo kịp sự phát triển về công nghệ tàu bay so với các hãng trong khu vực. Điều này một mặt giúp Vietnam Airlines chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, mặt khác, giúp giảm được chi phí khai thác tàu bay, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh chung.
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 72
c. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Vietnam Airlines ngày càng được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng thông qua chiến lược đào tạo chủ động, nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vietnam Airlines đã đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: thành lập các trung tâm đào tạo chuyên môn hóa cho các khối, tổ chức đào tạo nhập ngành cho tất cả các đối tượng lao động (trực tiếp, gián tiếp), hàng năm cử khoảng100 học viên đi đào tạo phi công cơ bản tại nước ngoài, tổ chức đào tạo kỹ năng hành chính, quản lý nhà nước với cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng tập trung đào tạo các kỹ năng mềm với các đối tượng lao động khác nhau: kỹ năng quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng chăm sóc khách hàng ... Giai đoạn 2009 – 2013, lực lượng phi công Việt Nam tăng từ 327 người lên 604 người; lực lượng tiếp viên tăng từ 1.499 người lên 1.915 người.
Quá trình chuyển giao đội ngũ và thay thế dần phi công thuê từ nước ngoài bằng các phi công Việt Nam sẽ giúp giảm thiểu chi phí, gia tăng hiệu quả hoạt động của Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines đã chủ động được về đội ngũ kỹ thuật tàu bay thông qua Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay (VAECO), đơn vị đã được tổ chức bảo dưỡng Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) và Cục Hàng không Hoa Kỳ (FAA) cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn FAR 145 từ 21/01/2011. Đến thời điểm tháng 6/2013, VAECO có 992 người có chứng chỉ ủy quyền (CRS). Đội ngũ kỹ thuật này đã đảm nhiệm được hầu hết các dạng bảo dưỡng từ đơn giản đến phức tạp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể khẳng định trong giai đoạn vừa qua, Vietnam Airlines đã xây dựng được đội ngũ lao động chuyên môn hóa sâu, tay nghề cao đảm bảo an toàn, an ninh trong khai thác cũng như phục vụ tốt nhu cầu của hành khách.
d. Hợp tác quốc tế
Hiện tại, Vietnam Airlines đã triển khai hợp tác liên doanh với 20 hãng hàng không và 1 hãng tàu hỏa Quốc gia Pháp; hợp tác chia chặng đặc biệt (SPA) với 80 hãng hàng không và 1 hãng tàu hỏa của Đức. Đây là một trong những cách thức mang lại hiệu quả cao nhất để Vietnam Airlines nâng cao hiệu quả khai thác các đường bay, đa dạng hóa sản phẩm, và tăng cường sự hiện diện tại các thị trường, đặc biệt là tại các điểm mà Vietnam Airlines chưa khai thác đường bay trực tiếp.
Đặc biệt, sau quá trình nỗ lực phấn đấu, kết nối hệ thống, nâng cấp chất lượng dịch vụ, vào ngày 10/06/2010, Vietnam Airlines đã chính thức được kết nạp là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam, một mặt nâng cao uy tín của hãng, mặt
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 73
khác mở rộng mạng khai thác thông qua hình thức hợp tác trong liên minh. Tham gia SkyTeam đánh dấu bước ngoặt trong thay đổi chiến lược hợp tác của Vietnam Airlines, chuyển từ hợp tác song phương đơn thuần, sang hợp tác đa phương, đa hãng.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines đã bước đầu thực hiện thành công vai trò là cầu nối phát triển kinh tế chính trị xã hội trong Tiểu vùng CLMV với việc triển khai thành công Hãng hàng không liên doanh Cambodia Angkor Air, cũng như đang tiếp tục xúc tiến hợp tác với chính phủ Lào và Myanmar để nghiên cứu triển khai các liên doanh tương tự.
e. Thương hiệu
Từ hình ảnh về một hãng hàng không ít được biết đến trong những năm 1990, giai đoạn 2009-2013 thực sự là bước ngoặt phát triển vươn mình của Vietnam Airlines. Theo đó, Vietnam Airlines đã xóa bỏ được khoảng cách về nhận thức đối với Vietnam Airlines, tạo dựng được hình ảnh một hãng hàng không hiện đại, chuyên nghiệp.
Các hoạt động xây dựng thương hiệu được đẩy mạnh cùng với việc triển khai chiến dịch quảng cáo “Hãng hàng không đẳng cấp quốc tế - thành viên liên minh SkyTeam” được triển khai thống nhất trên quy mô toàn mạng đã mang lại hiệu quả tích cực, gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đã thực hiện đa dạng hóa các hoạt động quảng bá thương hiệu thông qua việc tổ chức các sự kiện phát động du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thượng Hải, Tây Âu. Công tác tổ chức sự kiện đã được chuyên nghiệp hóa và được triển khai dưới hình thức phối hợp giữa Tổng cục du lịch và các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, công tác quan hệ công chúng cũng đã được đẩy mạnh và hỗ trợ tốt các chiến dịch quảng bá, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Nhờ vậy, công tác định hướng dư luận được nâng cao rõ rệt, việc trao đổi thông tin 2 chiều thông qua báo chí giữa công chúng và Vietnam Airlines cũng được cải thiện và đầy đủ hơn.
Để phù hợp với chiến lược phát triển chung của Vietnam Airlines, từ năm 2012,Vietnam Airlines đã triển khai làm mới logo và xây dựng bộ thiết kế Hệ thống nhận diện thương hiệu (bao gồm tất cả các khâu dịch vụ từ mặt đất đến trên không như nội, ngoại thất máy bay; đồng phục: phi công, tiếp viên, nhân viên các bộ phận mặt đất, bán vé, văn phòng…; nội, ngoại thất phòng vé; quầy check-in; phòng chờ; các phương tiện mặt đất; trang thiết bị, dụng cụ trên máy bay; FFP; đồ văn phòng; giao diện website…).
f. Năng lực bảo dưỡng
Trong những năm qua Vietnam Airlines đã chú trọng nâng cao năng lực bảo dưỡng tàu bay theo cả hai hướng: tăng cường chiều rộng để đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng số lượng
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
www.bsc.com.vn 74
đội tàu bay ngày càng lớn; nâng cao chiều sâu bao gồm nâng cao chất lượng bảo dưỡng và từng bước bổ sung các chứng chỉ cần thiết để tăng khả năng tự bảo dưỡng tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tính chủ động.
Năm 2009, Vietnam Airlines đã thành lập Công ty TNHH một thành viên kỹ thuật tàu bay (VAECO) trên cơ sở tổ chức lại hai Xí nghiệp sửa chữa tàu bay A75 và A76, đảm bảo sự chủ động trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay để duy trì sự phát triển bền vững, tiến tới làm chủ hạ tầng kỹ thuật công nghệ tàu bay trong những bước phát triển kế tiếp.
Hiện nay, VAECO đã phát triển và trở thành trung tâm bảo dưỡng chính của Vietnam Airlines với năng lực bảo dưỡng các mức 4C/8SC cho đội bay B777, 8C/12Y cho đội A330, 3C cho đội A321, A320, 4C cho đội ATR72.
g. Chất lượng dịch vụ
Trong những năm qua, chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines đã có những chuyển biến tích cực. Theo đánh giá của SkyTrax, nhiều tiêu chí trước đây được xếp hạng 2 sao đến nay đã được cải thiện thành 3 sao và nhiều tiêu chí đánh giá đã đạt mức 4 sao.
Theo mục tiêu phát triển chất lượng dịch vụ đến năm 2020, Vietnam Airlines sẽ trở thành một trong các hàng không được ưa chuộng ở châu Á về chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất, phấn đấu đạt tiêu chuẩn 4 sao vào năm 2015, nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.