Thực trạng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY MẸ - TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 49 - 52)

3. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP TẠI THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

3.3. Thực trạng nguồn nhân lực

3.3.1 Thực trạng

Tại thời điểm 31/3/2013, tổng số cán bộ nhân viên có tên trong danh sách thường xuyên của Vietnam Airlines là 10.217 người, cơ cấu như sau:

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

www.bsc.com.vn 49

Bảng 14: Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/3/2013

Đơn vị: người TT Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Theo giới tính 10.217 100 Nam 5.466 53,5 Nữ 4.751 46,5 2 Theo trình độ 10.217 100 Tiến sỹ, thạc sỹ 364 3,6 Đại học 4.297 42,1 Cao đẳng, trung cấp 1.707 16,7

Công nhân kỹ thuật 2.171 21,2

Lao động chưa qua đào tạo 1.678 16,4

3 Theo tuổi 10.217 100

Từ 30 tuổi trở xuống 3.218 31,5

Từ 31-45 tuổi 4.536 44,4

Từ 46-55 tuổi 2.258 22,1

Trên 56 tuổi 205 2,0

4 Theo đơn vị kinh doanh 10.217 100

Dịch vụ mặt đất 3.280 32,1

Phi công (Việt Nam và nước ngoài) 756 7,4

Tiếp viên 1.910 18,7

Nhân viên văn phòng 318 3,1

CBNV tại trụ sở chính 817 8,0

Khác 3.136 30,7

5 Theo trình độ ngoại ngữ 10.217 100

Trình độ C Tiếng Anh trở lên 2.795 27,4

Trình độ B tiếng Anh 1.394 13,6

Trình độ A tiếng Anh trở xuống 962 9,4

Ngoại ngữ khác 435 4,3

Chưa đào tạo 4.631 45,3

Nguồn: VNA Ngoài ra, Vietnam Airlines còn đang sử dụng 690 lao động nước ngoài làm việc với các chức danh: phi công, tiếp viên, giám sát khai thác, chuyên gia kỹ thuật máy bay và nhân viên địa phương tại các Chi nhánh, Văn phòng của Vietnam Airlines tại nước ngoài.

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

www.bsc.com.vn 50

3.3.2 Đánh giá nguồn nhân lực

Nguồn lao động của Vietnam Airlines đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Song song với việc đổi mới đội bay và trang thiết bị kỹ thuật hàng không, Vietnam Airlines đã nhanh chóng trẻ hóa và tri thức hóa lực lượng lao động; lao động đặc thù ngành hàng không như người lái, tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển, từng bước giảm số lao động phải thuê nước ngoài, đặc biệt là phi công. Với mục tiêu phát triển đội bay, kế hoạch mở thêm các đường bay mới trong thời gian tới, Vietnam Airlines dự kiến số lượng lao động trong giai đoạn 2014-2018 sẽ tăng bình quân 5,3% mỗi năm và đạt 13.596 người vào cuối năm 2018.

Về chất lượng lao động, lực lượng lao động của Vietnam Airlines có tuổi đời trẻ: 75,9% dưới 45 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm gần 50%. Tỷ trọng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 45,8%. Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản, có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng. Đại bộ phận đội ngũ lao động của Vietnam Airlines có chuyên môn sâu, tay nghề cao, như: Phi công, kỹ thuật hàng không, tiếp viên, đội ngũ cán bộ quản lý đều được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt huyết cống hiến cho ngành hàng không.

Lực lượng lao động trẻ được đào tạo khá tốt tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước được bổ sung trong những năm qua đã nhanh chóng trưởng thành và đang từng bước thay thế thế hệ cao tuổi. Với mục tiêu tới năm 2015 sẽ trở thành hãng hàng không tiên tiến,chất lượng các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế 04 sao và trở thành hãng hàng không được ưa thích tại Châu Á vào năm 2020, Vietnam Airlines đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động thông qua việc chuẩn hóa các chức danh nghề nghiệp, xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo, chương trình đào tạo nhân viên… Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực được đổi mới từng bước vững chắc và đạt tiến bộ về nhiều mặt. Vietnam Airlines đã chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hóa trong khâu tuyển dụng và đào tạo nhân lực đặc thù, đặc biệt là nguồn nhân lực vận hành khai thác, bảo dưỡng tàu bay, thương mại và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý chuyên ngành. Đến cuối năm 2013, lực lượng phi công Việt Nam là 600 người, đáp ứng trên 69,8% nhu cầu khai thác.

Năng suất lao động tăng 10% mỗi năm theo ghế luân chuyển, so với các hãng thuộc Liên minh SkyTeam, Oneworld, Vietnam Airlines đứng ở hạng trung bình-khá, tương đương với các hãng China Southern Airlines, Korean Air, American Airlines.

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

www.bsc.com.vn 51

3.4. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của Công ty mẹ - Vietnam Airlines

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY MẸ - TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 49 - 52)