Đây là một số chỉ tiêu đánh giá khả năng mang lại lợi nhuận của một số yếu tố như doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu xem xét xem lợi nhuận mang lại từ các yếu tố này có cao hay không. Dưới đây là bảng tổng hợp các yếu tố và chỉ tiêu phân tích được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Bảng 4.15 Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi của công ty từ năm 2010 đến năm 2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
(1) Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 63.134 58.784 66.238
(2) Doanh thu thuần Triệu đồng 586.208 687.475 800.322
(3) Tổng tài sản Triệu đồng 277.020 272.155 327.857
(4) Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 176.272 180.506 219.211
Tỷ số lợi nhuận ròng/ doanh thu (ROS) (1)/(2)
% 10,77 8,55 8,28
Tỷ số lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA) (1)/(3) % 22,79 21,6 20,2 Tỷ số lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu (ROE) (1)/(4) % 35,82 32,57 30,22 Nguồn: Tự tổng hợp
4.7.4.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Qua bảng tổng hợp trên thì có một điều mà ta có thể dễ nhận thấy đó là doanh thu của công ty thu vào mỗi năm đều rất cao trong khi đó lợi nhuận thu được thì thấp, do đặc điểm chung của các công ty xổ số là chi phí rất lớn nên mới dẫn đến tình trạng này. Qua 3 năm, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty giảm dần. Nếu năm 2010, ROS là 10,77%, tức là 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,1077 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2011 và năm 2012, ROS giảm chỉ còn 8,55% vào năm 2011 và còn 8,28% vào năm 2012. Nguyên nhân ROS giảm mạnh trong năm 2011 là do doanh thu thuần tăng mạnh đến 17,28% nhưng các chi phí cũng tăng cao so với năm 2010 như giá vốn hàng bán tăng 22,82%, chi phí quản lý tăng 17,98%... đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ giảm 6,89% nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm. Năm 2012, tuy tình hình giá cả đã được kiểm soát chặt chẽ hơn nhưng ROS cũng giảm nhẹ còn 8,28%. Vì vậy, trong thời gian tới, việc hạ thấp và tiết kiệm chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng, nhằm đưa ROS của công ty trở nên cao hơn.
4.7.4.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản giảm dần. Năm 2010, ROA là 22,79%, tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 0,227 đồng lợi nhuận ròng. Năm
75
2011, ROA giảm còn 21,6% và tiếp tục giảm xuống còn 20,2% vào năm 2012. Nguyên nhân là do tổng tài sản của công ty trong năm 2012 tăng cao nhưng lợi nhuận sau thuế tăng thấp hơn, khiến cho ROA giảm liên tục trong 2 năm. Tổng tài sản của công ty tăng cao là do công ty đã tiến hành mua nhiều tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Như vậy nhìn chung, tình trạng lợi nhuận của công ty vẫn mang xu hướng tích cực.
4.7.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty khá cao, đạt mức 35,82%, tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,358 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2011, ROE giảm so với năm 2010, chỉ còn 32,57% và sang năm 2012 giảm còn 30,22%. Nhìn chung tỷ số này giảm qua 3 năm nhưng chủ yếu là do tăng vốn để tái đầu tư và mở rộng kinh doanh nên nếu xét về phương diện tuyệt đối thì lợi nhuận năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì lại tăng cao hơn cả 2 năm 2010 và 2011 nên công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tích cực.
Tóm lại, qua ba chỉ số trên ta thấy khả năng sinh lợi của công ty ổn định nhưng có chiều hướng giảm dần, điều đó cho thấy công ty cần có những giải pháp tăng doanh thu và tiết kiệm những khoản chi phí có thể tiết kiệm được để lợi nhuận ngày càng cao hơn.
76
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY