Thực hiện cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 55 - 56)

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, ngày 17-9-2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010

(sau đây gọi tắt là Chương trình tổng thể), với mục tiêu chung là: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [5, tr.11].

Chương trình tổng thể cũng đã xác định 9 mục tiêu cụ thể, 4 nội dung cải cách hành chính, 7 chương trình hành động và 5 giải pháp thực hiện, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện.

Để nhanh chóng đưa Chương trình vào cuộc sống, ngay trong năm 2001, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai và tổ chức hai hội nghị quán triệt và hướng dẫn lập kế hoạch triển khai Chương trình tổng thể tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; phân công các bộ chủ trì xây dựng đề án thực hiện 7 chương trình hành động trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kết thúc giai đoạn I (2001 - 2005), Thủ tướng Chính phủ đã giao Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổng kết thực hiện giai đoạn I (2001-2005) và xây dựng kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn II (2006 - 2010). Qua tổng kết giai đoạn I cho thấy: các bộ, ngành và địa

phương đã có những nỗ lực thực hiện cải cách hành chính trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý nhà nước trong điều kiện mới, Đảng nhấn mạnh phải “xúc tiến nhanh và có hiệu quả việc hiện đại hóa công tác hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin”

[11, tr.217]. Chính phủ đã cụ thể hoá trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, nhấn mạnh đến việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính; áp dụng công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại trong các cơ quan hành chính nhà nước. Điều đó được thể hiện ở Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg, ngày 25-7-2001 phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005; Quyết định số 169/2003/QĐ-TTg ngày 12-8-2003 phê duyệt Đề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hóa công sở của hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2003-2005; Quyết định số 229/2003/QĐ-TTg ngày 7-11-2003 Về việc thành lập trang tin điện tử của Chính phủ trên internet. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, các cơ quan nhà nước tích cực triển khai thực hiện các quyết định trên đã góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính nhà nước.

Các cơ quan chức năng vừa tăng cường cơ sở vật chất về trụ sở, từng bước hiện đại hóa công sở, vừa xúc tiến xây dựng và ban hành các hệ thống tiêu chuẩn, định mức về trang thiết bị, diện tích phòng làm việc đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa thay thế cho các định mức cũ đã lạc hậu. Tuy vậy, việc hiện đại hóa nền hành chính ở nhiều địa phương vẫn còn rất hạn chế: việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, nhất là chính quyền cấp huyện, cơ sở ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 55 - 56)